Ai có trách nhiệm lập quy trình vận hành hồ chứa nước để nộp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt?
- Ai có trách nhiệm lập quy trình vận hành hồ chứa nước để nộp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt?
- Trong hồ sơ trình thẩm định quy trình vận hành hồ nước có cần văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan không?
- Chủ quản lý đập, hồ chứa nước có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước?
Ai có trách nhiệm lập quy trình vận hành hồ chứa nước để nộp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt?
Người có trách nhiệm lập quy trình vận hành hồ chứa nước để nộp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được quy định tại Điều 11 Nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:
Quy trình vận hành hồ chứa nước
..
3. Trách nhiệm lập và điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa nước
a) Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước lập quy trình vận hành hồ chứa nước, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước và bàn giao cho tổ chức, cá nhân khai thác, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, thủy điện, phòng, chống thiên tai;
b) Đối với hồ chứa nước đang khai thác mà chưa có quy trình vận hành thì tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi hoặc chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập quy trình vận hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất sau 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
c) Định kỳ 5 năm hoặc khi quy trình vận hành không còn phù hợp, tổ chức cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi hoặc chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người có trách nhiệm lập quy trình vận hành hồ chứa nước để nộp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước.
Ai có trách nhiệm lập quy trình vận hành hồ chứa nước để nộp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt? (Hình từ internet)
Trong hồ sơ trình thẩm định quy trình vận hành hồ nước có cần văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan không?
Trong hồ sơ trình thẩm định quy trình vận hành hồ nước có cần văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan được quy định tại Điều 12 Nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:
Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước
1. Hồ sơ trình thẩm định quy trình vận hành hồ chứa nước
Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa nước nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa nước;
b) Dự thảo quy trình vận hành hồ chứa nước;
c) Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;
d) Bản đồ hiện trạng công trình;
đ) Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
e) Các tài liệu liên quan khác kèm theo.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan là một trong những giấy tờ cần thiết trong trong hồ sơ trình thẩm định quy trình vận hành hồ nước.
Chủ quản lý đập, hồ chứa nước có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước?
Chủ quản lý đập, hồ chứa nước có trách nhiệm và quyền hạn trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước được quy định tại điểm a khoản 6 Điều 13 Nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:
Tổ chức thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước
...
6. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước
a) Chủ quản lý đập, hồ chứa nước có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; chỉ đạo việc đảm bảo an toàn, quyết định biện pháp xử lý các sự cố khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương;
c) Trưởng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, quyết định phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành hồ chứa và quyết định vận hành xả lũ khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao; báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương;
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chủ quản lý đập, hồ chứa nước có trách nhiệm và quyền hạn trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước là chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?