Ai có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thanh tra?
Ai có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình thanh tra?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Điều 84 Luật Thanh tra 2022 về việc yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu như sau:
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu
1. Trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra là Thanh tra viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
3. Người tiến hành thanh tra có trách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu đúng mục đích. Đối với tài liệu là bản gốc thì người tiến hành thanh tra có trách nhiệm trả lại cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp sau khi khai thác, sử dụng.
Dựa theo khoản 1 Điều 84 Luật Thanh tra 2022 nêu trên thì các chủ thể có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu bao gồm:
- Người ra quyết định thanh tra;
- Trưởng đoàn thanh tra;
- Thành viên khác của Đoàn thanh tra là Thanh tra viên.
Lưu ý rằng, thành viên khác của Đoàn thanh tra không phải là thanh tra viên thì sẽ không có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình thanh tra.
Ai có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thanh tra? (Hình từ Internet)
Không cung cấp thông tin, tài liệu có bị xử lý không?
Tại khoản 2 Điều 84 Luật Thanh tra 2022 có đề cập nội dung như sau:
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu
...
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
Đối chiếu với Điều 8 Luật Thanh tra 2022 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; lạm quyền trong quá trình tiến hành thanh tra.
2. Thanh tra không đúng thẩm quyền, không đúng với nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt.
3. Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật phải tiến hành thanh tra; bao che cho đối tượng thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật; kết luận, quyết định, xử lý trái pháp luật; không kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua thanh tra đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ trong hoạt động thanh tra.
5. Tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra khi kết luận thanh tra chưa được công khai.
6. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra; tác động làm sai lệch kết quả thanh tra, kết luận, kiến nghị thanh tra.
7. Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực, thiếu chính xác; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
8. Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
9. Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.
Theo đó, việc cung cấp thông tin, tài liệu một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được yêu cầu. Việc không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc không cung cấp kịp thời, đầu đủ, trung thực,.. là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra.
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 68 Luật Thanh tra 2022 có quy định:
Xử lý vi phạm trong quá trình tiến hành thanh tra
...
4. Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị nghiêm cấm hoặc vi phạm nghĩa vụ của đối tượng thanh tra quy định tại Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hành vi không cung cấp thông tin, tài liệu khi được yêu cầu là hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Trong trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm bảo quản tài liệu được cung cấp trong quá trình tiến hành thanh tra được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 84 Luật Thanh tra 2022 quy định như sau:
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu
1. Trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra là Thanh tra viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
3. Người tiến hành thanh tra có trách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu đúng mục đích. Đối với tài liệu là bản gốc thì người tiến hành thanh tra có trách nhiệm trả lại cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp sau khi khai thác, sử dụng.
Như vậy, người tiến hành thanh tra có trách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu đúng mục đích. Đối với tài liệu là bản gốc thì người tiến hành thanh tra có trách nhiệm trả lại cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp sau khi khai thác, sử dụng.
Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy hưởng chế độ theo Nghị định 178 năm 2024 như thế nào?
- Khi xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa nhà thầu phải đáp ứng điều kiện gì?
- 03 trường hợp không được dạy thêm tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29/2024 thế nào? Việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường được quy định ra sao?
- Hướng dẫn vào thi tracnghiem baoquangninh vn Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh?
- Mâm ngũ quả là gì? Cúng mâm ngũ quả vào mùng mấy Tết Âm lịch? Tết Âm lịch nhằm ngày mấy Dương lịch?