Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở? Thời hạn xử lý kỷ luật được quy định thế nào?

Cho hỏi là ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở? Thời hạn xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được quy định thế nào? - Câu hỏi của anh Giang (TP. HCM)

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm những tổ chức nào?

Theo khoản 2 Điều 17 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:

Thẩm quyền thành lập và đối tượng tập hợp của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
1. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức theo đơn vị hành chính, theo ngành, nghề, tổng công ty, tập đoàn kinh tế, do liên đoàn lao động tỉnh, thành phố hoặc công đoàn ngành trung ương quyết định thành lập, giải thể, theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
2. Đối tượng tập hợp của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:
a. Liên đoàn lao động cấp huyện tập hợp người lao động theo địa giới hành chính cấp huyện, trừ đối tượng tập hợp của các công đoàn cấp trên nêu tại các điểm b, c, d, đ Khoản 2, Điều này.
b. Công đoàn ngành địa phương tập hợp người lao động trong các đơn vị sử dụng lao động theo ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố.
c. Công đoàn các khu công nghiệp tập hợp người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
d. Công đoàn tổng công ty, tập đoàn kinh tế, tập hợp người lao động trong các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty, tập đoàn kinh tế.
đ. Công đoàn cấp trên trực tiếp khác tập hợp người lao động theo đơn vị sử dụng lao động có các cơ quan, đơn vị trực thuộc, như đại học quốc gia, đại học vùng, tổng cục, cơ quan bộ, cơ quan ngang bộ, ngành, đoàn thể cấp trung ương...
3. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.

Theo đó, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm những tổ chức sau đây:

- Liên đoàn lao động cấp huyện tập hợp người lao động theo địa giới hành chính cấp huyện, trừ đối tượng tập hợp của các công đoàn cấp trên nêu tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều này.

- Công đoàn ngành địa phương tập hợp người lao động trong các đơn vị sử dụng lao động theo ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Công đoàn các khu công nghiệp tập hợp người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

- Công đoàn tổng công ty, tập đoàn kinh tế, tập hợp người lao động trong các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty, tập đoàn kinh tế.

- Công đoàn cấp trên trực tiếp khác tập hợp người lao động theo đơn vị sử dụng lao động có các cơ quan, đơn vị trực thuộc, như đại học quốc gia, đại học vùng, tổng cục, cơ quan bộ, cơ quan ngang bộ, ngành, đoàn thể cấp trung ương...

Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở?

Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở? (Hình từ Internet)

Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 (được đính chính bởi khoản 1 Công văn 105/UBKT năm 2022) quy định như sau:

Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn
...
2. Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:
a) Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc không phải là ủy viên ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn;
b) Tập thể ban thường vụ, tập thể ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc;
c) Ủy viên ban thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc.
d) Nguyên ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn; nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không phải là ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp mình đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.

Căn cứ quy định trên thì Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn là cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Lưu ý: Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong trường hợp này không phải là ủy viên ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

Thời hạn xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được quy định thế nào?

Theo Điều 7 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:

Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật của công đoàn áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
3. Không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 6 Quy định này; thời gian điều tra, truy tố, xét xử (nếu có); thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện tại tòa án về quyết định xử lý kỷ luật.
4. Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, nếu quá thời hạn nêu trên thì việc xem xét xử lý kỷ luật được tiến hành tại kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn gần nhất.
5. Sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật, nếu cán bộ, đoàn viên không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.

Căn cứ trên quy định thời hạn xử lý kỷ luật đối với Ủy ban kiểm tra công đoàn là không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.

Không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 6 Quy định này; thời gian điều tra, truy tố, xét xử (nếu có); thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện tại tòa án về quyết định xử lý kỷ luật.

Chủ tịch công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giám đốc công ty có được kiêm nhiệm chức chủ tịch công đoàn không?
Pháp luật
Chủ tịch công đoàn bộ phận bị xúi giục, lôi kéo vào những việc làm trái nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn với mức độ ít nghiêm trọng và là lần đầu thì có bị xử lý kỷ luật hay không?
Pháp luật
Phó hiệu trưởng kiêm chủ tịch công đoàn có được miễn dạy học hay không? Phó hiệu trưởng kiêm chủ tịch công đoàn có được giảm định mức tiết dạy không?
Pháp luật
Chế độ phụ cấp cho chủ tịch công đoàn quy định thế nào? Chế độ giảm 3h dạy đối với giáo viên trường THCS làm chủ tịch công đoàn có đúng không?
Pháp luật
Người giữ chức danh Chủ tịch công đoàn xin từ chức thì cần dựa vào những căn cứ nào để xem xét việc từ chức?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở? Thời hạn xử lý kỷ luật được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chủ tịch công đoàn
2,495 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ tịch công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chủ tịch công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào