Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật đối với tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có vi phạm?
- Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật đối với tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có vi phạm?
- Hồ sơ xử lý kỷ luật đối với tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động gồm những nội dung gì?
- Trình tự xử lý kỷ luật đối với tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động được quy định ra sao?
Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật đối với tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có vi phạm?
Tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo khoản 4 Điều 8 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:
Thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ công đoàn các cấp (từ cơ sở trở lên) vi phạm kỷ luật sinh hoạt thuộc tổ chức công đoàn cấp nào thì công đoàn cấp đó xem xét, kiểm điểm, bỏ phiếu đề nghị kỷ luật báo cáo lên công đoàn cấp trên trực tiếp. Công đoàn cấp dưới trực tiếp của cấp có thẩm quyền kỷ luật tiến hành xem xét, tổng hợp báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.
2. Cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn hoặc đoàn viên công đoàn vi phạm kỷ luật do công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận hoặc tổ công đoàn xét đề nghị xử lý kỷ luật.
3. Tập thể ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp nào vi phạm kỷ luật thì ban chấp hành cấp đó xét đề nghị xử lý kỷ luật.
4. Đối với tập thể Đoàn Chủ tịch, tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn thì do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xét đề nghị xử lý kỷ luật.
Theo đó, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật đối với tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có vi phạm.
Hồ sơ xử lý kỷ luật đối với tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động gồm những nội dung gì?
Theo Điều 15 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:
Hồ sơ xử lý kỷ luật
Bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của tập thể, cá nhân vi phạm, biên bản cuộc họp kiểm điểm, biên bản kiểm phiếu kỷ luật, báo cáo, tờ trình đề nghị xử lý kỷ luật và các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ được giao văn phòng Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp quyết định kỷ luật lưu giữ, nếu không có văn phòng Ủy ban kiểm tra thì công đoàn cùng cấp lưu giữ.
Theo đó, hồ sơ xử lý kỷ luật đối với tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động gồm những nội dung sau đây:
- Bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của cán bộ công đoàn cơ sở thành viên vi phạm,
- Biên bản cuộc họp kiểm điểm,
- Biên bản kiểm phiếu kỷ luật,
- Báo cáo, tờ trình đề nghị xử lý kỷ luật và các tài liệu khác có liên quan.
Trình tự xử lý kỷ luật đối với tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động được quy định ra sao?
Theo Điều 14 Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 (một đoạn được đính chính bởi khoản 2 Công văn 105/UBKT năm 2022) quy định như sau về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động:
Bước 1: Hướng dẫn kiểm điểm
- Ban thường vụ hoặc ủy ban kiểm tra công đoàn nơi có đối tượng vi phạm hướng dẫn viết kiểm điểm.
- Đối tượng vi phạm viết kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật.
Bước 2: Tổ chức kiểm điểm và đề nghị xử lý kỷ luật
- Tập thể ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn nơi đối tượng vi phạm họp kiểm điểm, bỏ phiếu đề nghị kỷ luật và báo cáo công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét.
- Ủy ban kiểm tra giúp Ban thường vụ công đoàn cấp dưới trực tiếp của cấp có thẩm quyền kỷ luật nghiên cứu, tham mưu, đề xuất (nơi không có ủy ban kiểm tra thì đồng chí ủy viên ban chấp hành làm nhiệm vụ kiểm tra tham mưu, đề xuất).
- Ban thường vụ công đoàn cấp dưới trực tiếp của cấp có thẩm quyền kỷ luật tiến hành xem xét, tổng hợp báo cáo (kèm theo Tờ trình và hồ sơ) đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.
Bước 3: Tiến hành xử lý kỷ luật và lưu hồ sơ
- Ủy ban kiểm tra giúp Ban thường vụ công đoàn cấp có thẩm quyền nghiên cứu, tham mưu, đề xuất.
- Công đoàn cấp có thẩm quyền họp thảo luận, xem xét và tiến hành bỏ phiếu kỷ luật.
- Người có thẩm quyền thay mặt công đoàn ký ban hành quyết định kỷ luật.
- Lưu hồ sơ kỷ luật tại Ủy ban kiểm tra công đoàn nơi xử lý kỷ luật
Bước 4: Thi hành kỷ luật
- Tổ chức họp công bố quyết định kỷ luật tại công đoàn nơi có đối tượng vi phạm.
- Đối tượng vi phạm nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định.
- Quyết định kỷ luật có hiệu lực sau khi được công bố và được xóa kỷ luật sau 1 năm, tính từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi điều chỉnh hợp đồng có được điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà các bên đã thỏa thuận không?
- Hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được miễn điều chỉnh giấy phép kinh doanh không?
- Thủ tục quyết định đầu tư dự án mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ thuộc cơ quan trung ương quản lý ra sao?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân mới nhất theo Nghị định 126 là mẫu nào? Tải về Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân ở đâu?
- Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc chia công ty thế nào? Tải về mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông?