Ai có thẩm quyền cho phép sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước độ Tuyệt mật của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch?
Ai có thẩm quyền cho phép sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước độ Tuyệt mật của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 1858/QĐ-BVHTTDL năm 2021 quy định về việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm:
a) Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
b) Người đứng đầu và cấp phó các Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương.
2. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:
a) Những người quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Người đúng đầu và cấp phó các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ;
c) Người đứng đầu và cấp phó các Cục, Vụ thuộc Tổng cục.
3. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:
a) Những người quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Người đứng đầu các phòng thuộc các cơ quan, đơn vị.
4. Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
...
Như vậy, người có thẩm quyền cho phép sao chụp tài liệu bí mật nhà nước độ Tuyệt mật của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch bao gồm:
(1) Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
(2) Người đứng đầu và cấp phó các Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương.
Ai có thẩm quyền cho phép sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước độ Tuyệt mật của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch? (Hình từ Internet)
Người được giao thực hiện việc sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước phải là những người nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 1858/QĐ-BVHTTDL năm 2021 quy định về việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
4. Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước người đứng đầu và trước pháp luật. Người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho người khác.
5. Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải là công chức, viên chức hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước.
6. Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải được đóng dấu “BẢN SAO SỐ:...” ở góc trên bên phải tại trang đầu, trong đó phải thể hiện rõ số thứ tự bản sao. Dấu “BẢN SAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC” được đóng ở phía dưới cùng tại trang cuối, trong đó phải thể hiện hình thức sao “Sao y bản chính” hoặc “Sao lục”, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền sao, chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định, người được giao thực hiện việc sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước phải là công chức, viên chức hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật Nhà nước.
Văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu bí mật Nhà nước phải có những thông tin gì?
Căn cứ khoản 8 Điều 4 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 1858/QĐ-BVHTTDL năm 2021 quy định về việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
6. Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải được đóng dấu “BẢN SAO SỐ:...” ở góc trên bên phải tại trang đầu, trong đó phải thể hiện rõ số thứ tự bản sao. Dấu “BẢN SAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC” được đóng ở phía dưới cùng tại trang cuối, trong đó phải thể hiện hình thức sao “Sao y bản chính” hoặc “Sao lục”, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền sao, chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có).
Trường hợp sao nhiều bản có thể thực hiện nhân bản từ bản sao đầu tiên (bản hoàn chỉnh về thể thức), sau đó đóng dấu của cơ quan, đơn vị. Đơn vị không có con dấu riêng thì người có thẩm quyền ký trực tiếp tại mẫu dấu “Bản sao bí mật nhà nước”;
7. Bản trích sao tài liệu bí mật nhà nước phải thực hiện theo mẫu “Văn bản trích sao”, trong đó thể hiện đầy đủ tên cơ quan, đơn vị sao văn bản; số của bản trích sao; ký hiệu của văn bản được trích sao; địa danh, thời gian trích sao; nội dung trích sao; nơi nhận, tên người sao và số lượng bản sao; chức vụ và chữ ký của người có thẩm quyền sao, con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có).
8. Bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, trong đó phải thể hiện tên, loại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được chụp; số lượng, nơi nhận bản chụp; độ mật, thời gian chụp; người thực hiện chụp; chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền cho phép chụp.
9. Việc sao, chụp điện mật được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
Như vậy, theo quy định thì văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu bí mật Nhà nước phải thể hiện những thông tin sau đây:
(1) Tên, loại tài liệu, vật chứa bí mật Nhà nước được chụp;
(2) Số lượng, nơi nhận bản chụp;
(3) Độ mật, thời gian chụp;
(4) Người thực hiện chụp;
(5) Chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền cho phép chụp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?