Ai có thẩm quyền cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt? Giấy phép kết nối các tuyến đường sắt bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép kết nối các tuyến đường sắt?
Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép kết nối các tuyến đường sắt? (Hình từ Internet)
Theo Điều 7 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 11/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định như sau
Thẩm quyền chấp thuận chủ trương, cấp giấy phép kết nối, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối
1. Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia theo quy định tại Thông tư này.
2. Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt theo quy định tại Thông tư này, gồm: Cấp giấy phép kết nối; gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối; thu hồi, hủy giấy phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia theo quy định tại Thông tư này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị chấp thuận chủ trương kết nối; cấp giấy phép kết nối; gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối; thu hồi, hủy giấy phép kết nối đối với:
a) Các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Các tuyến đường sắt đô thị với tuyến đường sắt đô thị đi qua địa giới hành chính hai tỉnh trở lên trong trường hợp vị trí kết nối trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.
Theo đó, Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt, cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia.
Trước đây, theo Điều 7 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định như sau
Thẩm quyền chấp thuận chủ trương, cấp giấy phép kết nối, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối
1. Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương, cấp giấy phép kết nối, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép kết nối, gia hạn thời gian khai thác, sử dụng kết nối có thời hạn, quyết định bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia theo quy định tại Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị chấp thuận chủ trương, cấp giấy phép kết nối, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép kết nối, gia hạn thời gian khai thác, sử dụng kết nối có thời hạn, quyết định bãi bỏ kết nối đối với:
a) Các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn quản lý;
b) Các tuyến đường sắt đô thị với tuyến đường sắt đô thị đi qua địa giới hành chính hai tỉnh trở lên trong trường hợp vị trí kết nối trên địa bàn quản lý.
Theo đó, thẩm quyền cấp Giấy phép kết nối các tuyến đường sắt được quy định trong 02 trường hợp sau:
– Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kết nối đối với các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia theo quy định.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị cấp Giấy phép kết nối đối với:
+ Các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn quản lý;
+ Các tuyến đường sắt đô thị với tuyến đường sắt đô thị đi qua địa giới hành chính hai tỉnh trở lên trong trường hợp vị trí kết nối trên địa bàn quản lý.
Thủ tục thực hiện cấp Giấy phép kết nối các tuyến đường sắt được quy định ra sao?
Theo Điều 9 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định thủ tục thực hiện cấp Giấy phép kết nối các tuyến đường sắt được như sau:
Bước 1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kết nối trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kết nối quy định tại Điều 7 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT;
Hồ sơ đề nghị bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép kết nối của chủ đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGTVT;
– Bản sao các tài liệu sau:
+ Quyết định đầu tư dự án kết nối các tuyến đường sắt;
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công các công trình tại điểm đ khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT và hồ sơ bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt theo quy định của pháp luật;
+ Phương án tổ chức thi công kết nối các công trình tại điểm đ khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT và biện pháp bảo đảm an toàn thi công, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực kết nối;
+ Phương án tổ chức chạy tàu trên tuyến đường sắt đã được kết nối và giải pháp bảo đảm an toàn giao thông sau khi kết nối.
Bước 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kết nối tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp phép kết nối. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Giấy phép kết nối theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này.
Bước 3. Sau khi đã hoàn thành kết nối, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kết nối quyết định công bố, Điều chỉnh hệ thống đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt.
Giấy phép kết nối các tuyến đường sắt bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Theo Điều 11 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định như sau
Thu hồi, hủy giấy phép kết nối
1. Các trường hợp giấy phép kết nối bị thu hồi, hủy:
a) Giấy phép được cấp không đúng theo quy định của pháp luật;
b) Chủ đầu tư dự án tổ chức thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện thi công không đúng nội dung của giấy phép. Trong thời hạn quá 1/3 thời gian thi công kết nối trong giấy phép kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và yêu cầu bằng văn bản nhưng chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành việc khắc phục các vi phạm theo yêu cầu;
c) Chủ đầu tư dự án vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, an toàn giao thông đường sắt, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong khu vực kết nối;
d) Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép mà chủ đầu tư vẫn chưa triển khai thi công kết nối.
2. Cơ quan cấp giấy phép hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi, hủy giấy phép, đồng thời thông báo cho các đơn vị liên quan đến việc thực hiện giấy phép.
Theo đó, các trường hợp sau đây Giấy phép kết nối các tuyến đường sắt bị thu hồi, hủy:
– Giấy phép được cấp không đúng theo quy định của pháp luật;
– Chủ đầu tư dự án tổ chức thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện thi công không đúng nội dung của giấy phép. Trong thời hạn quá 1/3 thời gian thi công kết nối trong giấy phép kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và yêu cầu bằng văn bản nhưng chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành việc khắc phục các vi phạm theo yêu cầu;
– Chủ đầu tư dự án vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, an toàn giao thông đường sắt, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong khu vực kết nối;
– Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép mà chủ đầu tư vẫn chưa triển khai thi công kết nối.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?