Ai có quyền triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng?
- Người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng có thuộc đối tượng tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh không?
- Ai có quyền triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng?
- Người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng những chế độ và quyền lợi nào?
Người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng có thuộc đối tượng tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh không?
Người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng có thuộc đối tượng tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh không, thì theo điểm c khoản 2 Điều 14 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 như sau:
Đối với đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
1. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước.
2. Đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm:
a) Cán bộ, công chức; viên chức quản lý;
b) Đại biểu dân cử;
c) Người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước;
d) Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn;
đ) Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Chương trình, nội dung, hình thức, thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu nhiệm vụ.
Như vậy, người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng thuộc đối tượng tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (Hình từ Internet)
Ai có quyền triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng?
Thì theo điểm g khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
1. Đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
...
g) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này;
h) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công an nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
...
Theo đó, người có quyền triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng những chế độ và quyền lợi nào?
Người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng những chế độ và quyền lợi được quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 như sau:
Chế độ, quyền lợi đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
1. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này khi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng nguyên lương, phụ cấp; trường hợp xa nơi cư trú được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này khi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng nguyên lương, phụ cấp, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập bảo đảm; chi phí bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, nơi nghỉ cho đối tượng xa nơi cư trú do ngân sách nhà nước bảo đảm.
3. Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 và Điều 16 của Luật này khi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh xa nơi cư trú được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do ngân sách nhà nước bảo đảm.
4. Người hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được cấp giấy chứng nhận.
Như vậy, người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được được hưởng nguyên lương, phụ cấp;
Trường hợp xa nơi cư trú được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn cụ thể của Trợ lý Tổng Bí thư? Nguyên tắc tuyển chọn, sử dụng trợ lý Tổng Bí thư? Tuổi bổ nhiệm, tuổi công tác của trợ lý Tổng Bí thư?
- Mẫu đơn đề nghị học sát hạch để cấp giấy phép lái xe 2025 theo Thông tư 35/2024 như thế nào?
- Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng do cơ quan nào chủ trì tổ chức? Chi phí tổ chức giám định do ai chi trả?
- Tích tụ đất nông nghiệp có phải phù hợp với đặc điểm về đất đai? Nhà nước có chính sách gì khi thực hiện tích tụ đất nông nghiệp?
- Quy định về thu hồi giấy phép xe tập lái từ 2025 theo Nghị định 160/2024 thế nào? Giấy phép xe tập lái và thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái ra sao?