Ai có quyền thực hiện thiết kế cải tạo xe cơ giới của lực lượng Công an nhân dân? Thiết kế cải tạo xe cơ giới cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Thực hiện cải tạo xe cơ giới của lực lượng Công an nhân dân được quy định theo thủ tục thế nào?
Thực hiện cải tạo xe cơ giới của lực lượng Công an nhân dân được quy định theo thủ tục thế nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Thông tư 16/2012/TT-BCA quy định như sau:
Trình tự thực hiện cải tạo xe cơ giới
1. Việc cải tạo xe cơ giới được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Lập hồ sơ thiết kế cải tạo;
b) Thẩm định hồ sơ thiết kế cải tạo;
c) Thi công cải tạo;
d) Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo.
2. Trường hợp xe ô tô cải tạo lắp phanh phụ để dùng làm xe tập lái thì không phải lập hồ sơ thiết kế cải tạo nhưng phải thi công tại cơ sở có tư cách pháp nhân quy định tại Điều 11 Thông tư này và được cơ quan kiểm định của Công an nhân dân kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Căn cứ quy định trên thì việc thực hiện cải tạo xe cơ giới của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Lập hồ sơ thiết kế cải tạo;
Bước 2: Thẩm định hồ sơ thiết kế cải tạo;
Bước 3: Thi công cải tạo;
Bước 4: Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo.
Lưu ý: Trường hợp xe ô tô cải tạo lắp phanh phụ để dùng làm xe tập lái thì không phải lập hồ sơ thiết kế cải tạo nhưng phải thi công tại cơ sở có tư cách pháp nhân quy định tại Điều 11 Thông tư 16/2012/TT-BCA và được cơ quan kiểm định của Công an nhân dân kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Theo Điều 11 Thông tư 16/2012/TT-BCA quy định như sau:
Thi công cải tạo xe cơ giới
1. Việc thi công cải tạo xe cơ giới do các cơ sở có chức năng cải tạo xe cơ giới thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các xe quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này phải do các cơ sở trong lực lượng Công an nhân dân thực hiện việc thi công cải tạo. Trường hợp các cơ sở trong lực lượng Công an nhân dân không đáp ứng được yêu cầu thì việc cải tạo do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định và chỉ định cơ sở ngoài ngành Công an thực hiện.
3. Xe cơ giới cải tạo phải được thi công cải tạo theo đúng thiết kế đã được thẩm định và bảo đảm các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
4. Cơ sở thi công cải tạo xe cơ giới phải tự kiểm tra, lập biên bản nghiệm thu xuất xưởng (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình.
Ai có quyền thực hiện thiết kế cải tạo xe cơ giới của lực lượng Công an nhân dân?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 16/2012/TT-BCA quy định như sau:
Thiết kế cải tạo
1. Việc thiết kế cải tạo xe cơ giới phải do cơ sở có tư cách pháp nhân và có chức năng thiết kế xe cơ giới trong hoặc ngoài ngành Công an thực hiện theo quy định của pháp luật.
...
Căn cứ trên quy định việc thiết kế cải tạo xe cơ giới phải do cơ sở có tư cách pháp nhân và có chức năng thiết kế xe cơ giới trong hoặc ngoài ngành Công an thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ sở có tư cách pháp nhân và có chức năng thiết kế xe cơ giới trong hoặc ngoài ngành Công an thực hiện thiết kế cải tạo xe cơ giới của lực lượng Công an nhân dân.
Thiết kế cải tạo xe cơ giới của lực lượng Công an nhân dân cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 16/2012/TT-BCA quy định như sau:
Thiết kế cải tạo
...
3. Hồ sơ thiết kế cải tạo
a) Tờ trình đề nghị thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản thuyết minh, gồm:
- Giới thiệu nhu cầu cải tạo;
- Đặc tính kỹ thuật cơ bản của xe cơ giới trước và sau khi cải tạo;
- Nội dung thực hiện cải tạo và trình tự công nghệ thi công;
- Tính toán đặc tính động học, động lực học liên quan tới nội dung cải tạo;
- Tính toán kiểm nghiệm sức bền liên quan tới nội dung cải tạo;
- Những hướng dẫn cần thiết cho việc sử dụng xe cơ giới sau khi cải tạo;
- Kết luận.
c) Bản vẽ kỹ thuật (được trình bày theo đúng các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành) gồm:
- Bản vẽ bố trí chung của xe cơ giới trước khi cải tạo để đối chiếu;
- Bản vẽ bố trí chung của xe cơ giới sau khi thực hiện cải tạo;
- Bản vẽ lắp đặt tổng thành, hệ thống được cải tạo hoặc thay thế;
- Bản vẽ những chi tiết được cải tạo, chế tạo mới bao gồm cả hướng dẫn công nghệ và vật liệu được phép sử dụng để cải tao, thay thế.
Theo đó, thiết kế cải tạo xe cơ giới của lực lượng Công an nhân dân cần chuẩn bị những hồ sơ bao gồm:
(1) Tờ trình đề nghị thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 16/2012/TT-BCA);
(2) Bản thuyết minh, gồm:
- Giới thiệu nhu cầu cải tạo;
- Đặc tính kỹ thuật cơ bản của xe cơ giới trước và sau khi cải tạo;
- Nội dung thực hiện cải tạo và trình tự công nghệ thi công;
- Tính toán đặc tính động học, động lực học liên quan tới nội dung cải tạo;
- Tính toán kiểm nghiệm sức bền liên quan tới nội dung cải tạo;
- Những hướng dẫn cần thiết cho việc sử dụng xe cơ giới sau khi cải tạo;
- Kết luận.
(3) Bản vẽ kỹ thuật (được trình bày theo đúng các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành) gồm:
- Bản vẽ bố trí chung của xe cơ giới trước khi cải tạo để đối chiếu;
- Bản vẽ bố trí chung của xe cơ giới sau khi thực hiện cải tạo;
- Bản vẽ lắp đặt tổng thành, hệ thống được cải tạo hoặc thay thế;
- Bản vẽ những chi tiết được cải tạo, chế tạo mới bao gồm cả hướng dẫn công nghệ và vật liệu được phép sử dụng để cải tao, thay thế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?
- Cách viết biên bản kiểm phiếu đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm? Cơ sở đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm?
- Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tạo nền tảng xây dựng “Thế trận lòng dân” gắn với nội dung gì theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 2030?
- Thuế tự vệ được gia hạn thời hạn áp dụng khi nào? Công thức tính thuế tự vệ theo mức thuế tuyệt đối thế nào?