Ai có quyền quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư? Thành phần Hội đồng gồm những ai?
Ai có quyền quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư? Thành phần Hội đồng gồm những ai?
Người có quyền quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 Thông tư 10/2021/TT-BTP như sau:
Thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
1. Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (sau đây gọi chung là Hội đồng kiểm tra) bao gồm từ 05 đến 07 thành viên do Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam quyết định thành lập. Hội đồng kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận tập thể và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng kiểm tra được sử dụng con dấu của Liên đoàn Luật sư Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thông tư này.
2. Thành phần Hội đồng kiểm tra gồm có:
a) Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng kiểm tra;
b) Đại diện Ban chủ nhiệm của một số Đoàn Luật sư và luật sư là thành viên Hội đồng kiểm tra.
...
Theo đó, Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư bao gồm từ 05 đến 07 thành viên do Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam quyết định thành lập.
Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận tập thể và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Và thành phần Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư gồm:
+ Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng kiểm tra.
+ Đại diện Ban chủ nhiệm của một số Đoàn Luật sư và luật sư là thành viên Hội đồng kiểm tra.
Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 19 Thông tư 10/2021/TT-BTP thì thành viên Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm cao;
- Nắm vững nghiệp vụ tổ chức kiểm tra;
- Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật.
Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định nêu trên, thành viên Ban Đề thi, Ban Chấm thi viết, Ban Chấm thi thực hành, Ban Phúc tra phải là người có năng lực chuyên môn tốt.
Lưu ý: Người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư thì không được tham gia Hội đồng kiểm tra và Ban giúp việc.
Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 10/2021/TT-BTP, Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Ban hành Kế hoạch kiểm tra và nội quy kỳ kiểm tra.
- Thành lập các Ban giúp việc của Hội đồng kiểm tra.
- Quyết định danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự kiểm tra, thời gian, địa điểm kiểm tra và thông báo cho các Đoàn Luật sư có thí sinh tham dự kiểm tra chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức kiểm tra; trong trường hợp cần thiết, thành lập Đoàn xác minh hồ sơ tham dự kiểm tra.
- Tổ chức kiểm tra, chấm điểm kiểm tra, phúc tra bài kiểm tra, công bố kết quả kiểm tra và thông báo điểm kiểm tra cho Đoàn Luật sư và Sở Tư pháp nơi có người tập sự tham dự kiểm tra.
- Công nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư.
- Hủy bỏ kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư của thí sinh khi có căn cứ cho rằng thí sinh đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 của Thông tư này hoặc có hành vi gian dối, vi phạm khác làm thay đổi kết quả tập sự, kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư.
- Gửi Bộ Tư pháp các quyết định, nội quy, quy chế kiểm tra, các biên bản được lập trong kỳ kiểm tra và kết quả kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ kiểm tra.
- Báo cáo và cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến việc tổ chức kiểm tra theo quy định hoặc yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, kết luận kiểm tra, thanh tra.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?