Ai có quyền quyết định thành lập Ban tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh? Ban tổ chức Hội giảng cấp tỉnh gồm có những thành viên nào?
- Ai có quyền quyết định thành lập Ban tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh?
- Ban tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh gồm có những thành viên nào?
- Ban tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh có quyền giải quyết các khiếu nại của cá nhân tham gia Hội giảng không?
Ai có quyền quyết định thành lập Ban tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 19/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Ban tổ chức Hội giảng
1. Người đứng đầu cấp tổ chức Hội giảng ra quyết định thành lập Ban tổ chức Hội giảng ở cấp tương ứng.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, người đứng đầu cấp tỉnh tổ chức Hội giảng ra quyết định thành lập Ban tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh.
Ai có quyền quyết định thành lập Ban tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh? (Hình từ Internet)
Ban tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh gồm có những thành viên nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 19/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Ban tổ chức Hội giảng
...
2. Thành phần Ban tổ chức Hội giảng gồm: Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, Tiểu ban thư ký tổng hợp, Tiểu ban giám sát và các Tiểu ban giúp việc khác (nếu có). Số lượng thành viên các tiểu ban do người đứng đầu cấp tổ chức Hội giảng quyết định trên cơ sở quy mô Hội giảng.
...
Theo đó, Ban tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh gồm có: Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, Tiểu ban thư ký tổng hợp, Tiểu ban giám sát và các Tiểu ban giúp việc khác (nếu có). Số lượng thành viên các tiểu ban do người đứng đầu cấp tổ chức Hội giảng quyết định trên cơ sở quy mô Hội giảng.
Ban tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh có quyền giải quyết các khiếu nại của cá nhân tham gia Hội giảng không?
Căn cứ quy định tại điểm i khoản 3 Điều 7 Thông tư 19/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Ban tổ chức Hội giảng
...
3. Nhiệm vụ của Ban tổ chức Hội giảng:
a) Ban hành Quy định tổ chức Hội giảng căn cứ vào quy định tại Thông tư này và phù hợp với tình hình thực tế của từng kỳ Hội giảng;
b) Xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức Hội giảng;
c) Lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí tổ chức Hội giảng;
d) Xây dựng phiếu đánh giá, tiêu chí đánh giá bài giảng theo từng cấp trình độ đào tạo: cao đẳng, trung cấp và sơ cấp;
đ) Thành lập Hội đồng giám khảo, Tiểu ban chuyên môn theo ngành nghề và trình độ đào tạo; thành lập các bộ phận giúp việc khác (nếu có) của Hội giảng. Trường hợp ngành, nghề có ít nhà giáo tham gia thì thành lập Tiểu ban tổng hợp;
e) Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động tuyên truyền và hoạt động khác trong quá trình tổ chức Hội giảng;
g) Tổ chức triển khai thực hiện Hội giảng và các hoạt động khác (nếu có) theo kế hoạch, đúng tiến độ;
h) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quyết định công nhận và khen thưởng tại Hội giảng;
i) Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của cá nhân, tập thể tham gia Hội giảng;
k) Tổng kết, đánh giá và công bố kết quả Hội giảng.
4. Nhiệm vụ của Trưởng ban tổ chức Hội giảng
a) Điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội giảng;
b) Quyết định thành lập Hội đồng giám khảo và các bộ phận giúp việc khác;
c) Quyết định nội dung, hình thức bài giảng tại Hội giảng của nhà giáo (sau đây gọi là bài trình giảng); số lượng các Tiểu ban chuyên môn, Tiểu ban giám khảo;
d) Quyết định thang điểm đánh giá các nội dung thi và các khung điểm đạt giải tại Hội giảng.
5. Nhiệm vụ của Phó Trưởng ban tổ chức Hội giảng
a) Giúp Trưởng ban tổ chức Hội giảng theo nhiệm vụ được phân công;
b) Thay Trưởng ban tổ chức Hội giảng giải quyết các công việc khi được Trưởng Ban tổ chức Hội giảng phân công.
Theo quy định nêu trên, Ban tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh có những nhiệm vụ sau:
- Ban hành Quy định tổ chức Hội giảng căn cứ vào quy định tại Thông tư này và phù hợp với tình hình thực tế của từng kỳ Hội giảng;
- Xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức Hội giảng;
- Lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí tổ chức Hội giảng;
- Xây dựng phiếu đánh giá, tiêu chí đánh giá bài giảng theo từng cấp trình độ đào tạo: cao đẳng, trung cấp và sơ cấp;
- Thành lập Hội đồng giám khảo, Tiểu ban chuyên môn theo ngành nghề và trình độ đào tạo; thành lập các bộ phận giúp việc khác (nếu có) của Hội giảng. Trường hợp ngành, nghề có ít nhà giáo tham gia thì thành lập Tiểu ban tổng hợp;
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động tuyên truyền và hoạt động khác trong quá trình tổ chức Hội giảng;
- Tổ chức triển khai thực hiện Hội giảng và các hoạt động khác (nếu có) theo kế hoạch, đúng tiến độ;
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quyết định công nhận và khen thưởng tại Hội giảng;
- Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của cá nhân, tập thể tham gia Hội giảng;
- Tổng kết, đánh giá và công bố kết quả Hội giảng.
Do đó, Ban tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh có nhiệm vụ giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của cá nhân, tập thể tham gia Hội giảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch Marketing cơ bản dành cho doanh nghiệp trong một số lĩnh vực như bất động sản, du lịch, công nghệ? Tải mẫu?
- Quy tắc ứng xử của nhà báo trên mạng xã hội thế nào? Quyền và nghĩa vụ của nhà báo hiện nay?
- Đối tượng nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố năm 2025?
- Đầu tư xây dựng nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ để cho thuê phải đáp ứng các yêu cầu xây dựng nào?
- Tất niên là gì? Công ty có nghĩa vụ tặng quà Tết cho nhân viên vào ngày tất niên công ty hay không?