Ai có quyền quyết định giảm chi phí giám định trong tố tụng hành chính? Thủ tục quyết định giảm chi phí giám định thực hiện như thế nào?
Ai có quyền quyết định giảm chi phí giám định trong tố tụng hành chính?
Căn cứ theo Điều 26 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Thẩm quyền quyết định giảm chi phí giám định như sau:
Thẩm quyền quyết định giảm chi phí giám định
Thẩm quyền quyết định giảm chi phí giám định, được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh này.
Theo đó, thẩm quyền quyết định giảm chi phí giám định trong tố tụng hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012, cụ thể:
- Trường hợp vụ án được giải quyết mà không phải mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền quyết định giảm chi phí giám định;
- Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền quyết định giảm chi phí giám định;
Việc giảm chi phí giám định phải được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
Tố tụng hành chính (Hình từ Internet)
Thủ tục quyết định giảm chi phí giám định trong tố tụng hành chính thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 27 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Thẩm quyền quyết định giảm chi phí giám định như sau:
Thủ tục quyết định giảm chi phí giám định
Người được quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh này có thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc giảm hoặc không giảm chi phí giám định; nếu chấp nhận đề nghị của đương sự thì trong quyết định phải nêu rõ số tiền được giảm; nếu không chấp nhận đề nghị thì trong quyết định phải nêu rõ lý do. Quyết định phải được thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định và người có đơn đề nghị trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Quyết định giảm hoặc không giảm chi phí giám định của Hội đồng xét xử được công bố tại phiên tòa và được thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định và người có đơn đề nghị trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Theo đó, người có thẩm quyền quyết định giảm chi phí giám định trong tố tụng hành chính tại Điều 26 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 nêu trên có thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc giảm hoặc không giảm chi phí giám định.
Nếu chấp nhận đề nghị của đương sự thì trong quyết định phải nêu rõ số tiền được giảm. Nếu không chấp nhận đề nghị thì trong quyết định phải nêu rõ lý do.
Quyết định phải được thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định và người có đơn đề nghị trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Quyết định giảm hoặc không giảm chi phí giám định của Hội đồng xét xử được công bố tại phiên tòa và được thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định và người có đơn đề nghị trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Nghĩa vụ nộp chi phí giám định trong tố tụng hành chính được xác định như thế nào?
Theo Điều 29 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định như sau:
Nghĩa vụ nộp chi phí giám định
1. Trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nghĩa vụ nộp chi phí giám định được xác định như sau:
a) Người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần, thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ;
b) Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ. Trường hợp yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần, thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ.
2. Tòa án căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều này quyết định nghĩa vụ nộp chi phí giám định, miễn, giảm chi phí giám định, hoàn trả chi phí giám định của các bên đương sự trong bản án, quyết định.
Như vậy, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nghĩa vụ nộp chi phí giám định trong tố tụng hành chính được xác định như sau:
- Người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ.
Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần, thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ;
- Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ.
Trường hợp yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần, thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Dân sự là gì? Pháp luật dân sự là gì? Theo nguyên tắc, cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền, nghĩa vụ như thế nào?
- Thời gian tạm ngừng hoạt động công ty luật nước ngoài là bao lâu? Báo cáo về tạm ngừng hoạt động công ty luật có nội dung gì?
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?