Ai có quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Vốn điều lệ xác định lại của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được tính thế nào?
- Ai có quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được đầu tư bổ sung vốn điều lệ trong trường hợp nào?
Vốn điều lệ xác định lại của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được tính thế nào?
Các tính vốn điều lệ xác định lại của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 140/2020/NĐ-CP như sau:
Phương thức xác định vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động
...
5. Vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xác định như sau:
Vốn điều lệ xác định lại = Vốn điều lệ đã được phê duyệt gần nhất trước thời điểm xác định lại + Mức vốn điều lệ được điều chỉnh tăng tối thiểu trong 03 năm kể từ năm xác định lại
Mức vốn điều lệ điều chỉnh tăng tối thiểu trong 03 năm kể từ năm xác định lại = Mức vốn đầu tư từ các nguồn được phê duyệt trong các dự án đầu tư nêu tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này + Mức vốn đầu tư từ các nguồn được phê duyệt quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này + Mức điều chỉnh tăng từ các nguồn được phê duyệt quy định khoản 4 Điều 9 Nghị định này.
...
Theo quy định trên, vốn điều lệ xác định lại của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được tính như sau:
Vốn điều lệ xác định lại = Vốn điều lệ đã được phê duyệt gần nhất trước thời điểm xác định lại + Mức vốn điều lệ được điều chỉnh tăng tối thiểu trong 03 năm kể từ năm xác định lại.
Đầu tư bổ sung vốn điều lệ (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Người có quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại Điều 14 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 như sau:
Thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định của Luật này, trừ doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Theo đó, người có quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là Thủ tướng Chính phủ và cơ quan đại diện chủ sở hữu. Cụ thể:
(1) Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập.
(2) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định, trừ doanh nghiệp quy định (1).
Lưu ý: Trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia thì Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được đầu tư bổ sung vốn điều lệ trong trường hợp nào?
Trường hợp doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được đầu tư bổ sung vốn điều lệ được quy định tại Điều 13 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 như sau:
Phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động
1. Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp được đầu tư bổ sung vốn điều lệ:
a) Doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Như vậy, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được đầu tư bổ sung vốn điều lệ trong trường hợp sau:
- Doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc lập hồ sơ hoàn thành công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng?
- Mẫu Giấy phép xây dựng cấp theo giai đoạn của công trình theo tuyến mới nhất? Công trình xây dựng theo tuyến gồm những công trình nào?
- Nhà giáo nước ngoài dạy bao nhiêu năm ở Việt Nam thì thuộc đối tượng được phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự?
- Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất theo Nghị định 168 xử phạt vi phạm giao thông xe máy là bao nhiêu?
- Tội nhận hối lộ gây thiệt hại hơn 234 tỷ đồng xử phạt hình sự theo khung nào? Trường hợp án tử hình được chuyển thành tù chung thân?