Ai có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm vụ án hình sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh?
- Ai có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm vụ án hình sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh?
- Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm vụ án hình sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh được thực hiện khi có những căn cứ nào?
- Thời gian kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm vụ án hình sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh là bao lâu?
Ai có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm vụ án hình sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 36 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm
1. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cùng cấp. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực cùng cấp.
2. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu và Tòa án quân sự khu vực.
3. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu.
Đối với vụ án mà lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên đã có ý kiến chỉ đạo trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra hoặc xét xử sơ thẩm, nếu kháng nghị phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định.
Như vậy, người có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm vụ án hình sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh là Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp cao.
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (Hình từ Internet)
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm vụ án hình sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh được thực hiện khi có những căn cứ nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Căn cứ và thời hạn kháng nghị
1. Bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm không đầy đủ dẫn đến đánh giá không đúng tính chất của vụ án;
b) Kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án;
c) Có sai lầm trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác;
d) Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
2. Thời hạn kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Theo đó, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm vụ án hình sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh được thực hiện khi có những căn cứ sau:
- Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm không đầy đủ dẫn đến đánh giá không đúng tính chất của vụ án;
- Kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án;
- Có sai lầm trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác;
- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
Thời gian kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm vụ án hình sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn kháng nghị
1. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.
2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
Như vậy, thời gian kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm vụ án hình sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh là 07 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?