Ai có quyền đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm? Thủ tục đăng ký trực tuyến được quy định như thế nào?

Cho hỏi ai có quyền đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm? Thủ tục đăng ký trực tuyến được quy định như thế nào? Có thực hiện khôi phục dữ liệu về đăng ký biện pháp bảo đảm được không? Xin cảm ơn!

Ai có quyền đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm?

Tại Điều 53 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về yêu cầu đăng ký trực tuyến như sau:

"Điều 53. Yêu cầu đăng ký trực tuyến
1. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có quyền lựa chọn phương thức đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm khi hệ thống đăng ký trực tuyến chính thức vận hành.
2. Yêu cầu đăng ký trực tuyến phải kê khai đầy đủ, chính xác các nội dung thuộc diện phải kê khai trên giao diện của hệ thống đăng ký trực tuyến."

Ai có quyền đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm?

Ai có quyền đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm?

Ai có trách nhiệm cấp tài khoản đăng ký trực tuyến? Hệ thống đăng ký trực tuyến hoạt động ra sao?

Theo Điều 54 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về tài khoản đăng ký trực tuyến như sau:

- Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến để truy cập vào hệ thống đăng ký trực tuyến.

- Cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến có trách nhiệm cấp tài khoản đăng ký trực tuyến cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, nếu có yêu cầu.

- Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có tài khoản đăng ký trực tuyến phải bảo vệ và chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài khoản đăng ký trực tuyến của mình.

- Trường hợp đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Đồng thời, tại Điều 55 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về hoạt động của hệ thống đăng ký trực tuyến như sau:

"Điều 55. Hoạt động của hệ thống đăng ký trực tuyến
1. Hệ thống đăng ký trực tuyến phải được vận hành liên tục, an toàn, chính xác.
2. Cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến thực hiện việc duy trì hoạt động, đảm bảo an toàn và an ninh thông tin của hệ thống đăng ký trực tuyến theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hệ thống đăng ký trực tuyến phải tạm ngừng hoạt động để bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp hoặc vì những lý do khác, thì cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến phải thông báo công khai, kịp thời về lý do và thời gian dự kiến cho hệ thống hoạt động trở lại."

Thủ tục đăng ký trực tuyến được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 56 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký trực tuyến như sau:

Việc đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm được thực hiện theo thủ tục sau đây:

- Người yêu cầu đăng ký sử dụng mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm, tài khoản đăng ký trực tuyến đã được cấp truy cập vào hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm để kê khai nội dung đăng ký trên giao diện đăng ký trực tuyến;

- Hệ thống đăng ký trực tuyến xác nhận kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm cho người yêu cầu đăng ký trên giao diện của hệ thống đăng ký trực tuyến;

- Cơ quan đăng ký gửi 01 văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm có xác nhận của cơ quan đăng ký đến người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

Trường hợp nào đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm không có giá trị pháp lý?

Theo Điều 57 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về trường hợp đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm không có giá trị pháp lý như sau:

"Điều 57. Trường hợp đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm không có giá trị pháp lý
1. Việc đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm không có giá trị pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này.
2. Trường hợp đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm không có giá trị pháp lý, thì được xử lý như sau:
a) Trường hợp nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì cơ quan đăng ký xem xét, quyết định hủy kết quả đăng ký. Người yêu cầu đăng ký phải nộp phí đăng ký trong trường hợp kết quả đăng ký trực tuyến bị hủy;
b) Việc hủy kết quả đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm phải được thông báo kịp thời qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử đến địa chỉ của người yêu cầu đăng ký được lưu trong cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm."

Khôi phục dữ liệu về đăng ký biện pháp bảo đảm được không?

Tại Điều 58 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về việc khôi phục dữ liệu trong trường hợp kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm bị hủy không đúng các căn cứ do pháp luật quy định như sau:

- Khi phát hiện kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm đã bị hủy không đúng các căn cứ do pháp luật quy định, thì người yêu cầu đăng ký có quyền đề nghị cơ quan đăng ký khôi phục lại kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm đã bị hủy.

Văn bản đề nghị khôi phục lại kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm đã bị hủy được gửi đến cơ quan đăng ký theo phương thức như phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm.

- Cơ quan đăng ký có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, nếu việc hủy kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm không đúng các căn cứ do pháp luật quy định, thì phải khôi phục lại dữ liệu đăng ký và cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm cho người yêu cầu đăng ký.

- Trường hợp cơ quan đăng ký hủy kết quả đăng ký không đúng các căn cứ do pháp luật quy định, mà gây thiệt hại cho người yêu cầu đăng ký, thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Biện pháp bảo đảm
Đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có thể thế chấp sổ đỏ ở nhiều ngân hàng được không? Để thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Mẫu văn bản xác nhận việc đăng ký, thay đổi biện pháp bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm mới nhất?
Pháp luật
Mẫu quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự?
Pháp luật
Mẫu quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm dành cho Thẩm phán mới nhất hiện nay trong tố tụng dân sự?
Pháp luật
Có phải đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh thanh toán cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu không?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mới nhất?
Pháp luật
Hiệu lực đối kháng là gì? Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mới nhất?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mới nhất?
Pháp luật
Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp bảo đảm
604 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biện pháp bảo đảm Đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp bảo đảm Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào