Ai có quyền cách chức Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng? Tiêu chuẩn chức danh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là gì?
Ai có quyền cách chức Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng?
Căn cứ khoản 3 Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 98.
...
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Ngoài ra, căn cứ khoản 7 Điều 70 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 70.
...
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;
Và, căn cứ khoản 2 Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 88.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
Như vậy, theo quy định của Hiến pháp 2013, việc miễn nhiệm, cách chức Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì cần phải thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Bước 2: Sau khi xem xét đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bằng hình thức bỏ phiếu kín, và nghị quyết chỉ được thông qua nếu được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
- Bước 3: Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Do đó, hiểu đơn giản thì để cách chức Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phải thực hiện theo 03 bước là Thủ tướng đề nghị, Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước ra quyết định.
Như vậy, có thể thấy, sau khi Quốc hội phê chuẩn đề nghị cách chức Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì Chủ tịch nước sẽ căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội cách chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Lưu ý: Quy trình này cũng được áp dụng đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Ai có quyền cách chức Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng? Tiêu chuẩn chức danh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là gì? (Hình ảnh Internet)
Tiêu chuẩn chức danh cụ thể của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng theo Quy định 214 là gì?
Căn cứ tại tiết a tiểu mục 2.15 Mục 2 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định như sau:
Chức danh khối cơ quan Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước
a) Bộ trưởng và tương đương, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, nắm chắc pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để hoạch định phương hướng, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Có năng lực phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và giữa Trung ương với địa phương, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách chung của Đảng, Nhà nước. Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, quyết liệt, kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
Theo đó, tiêu chuẩn chức danh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bao gồm:
(1) Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, nắm chắc pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.
(2) Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để hoạch định phương hướng, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
(3) Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, quyết liệt, kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm.
(4) Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
Bộ trưởng Bộ Công an mang cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023) quy định về cấp bậc hàm đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân như sau:
Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:
a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;
Như vậy, sĩ quan Công an nhân dân giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an có thể có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?