Ai có quyền bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án gồm những tài liệu nào?
Ai có quyền bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về Hòa giải viên tại Tòa án như sau:
Hòa giải viên tại Tòa án (sau đây gọi là Hòa giải viên) là người có đủ điều kiện, được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để tiến hành hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) và đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này.
Theo quy định trên, người có quyền bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Hòa giải viên tại Tòa án (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án gồm những tài liệu nào?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 về bổ nhiệm Hòa giải viên như sau:
Bổ nhiệm Hòa giải viên
1. Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án nơi họ có nguyện vọng làm Hòa giải viên.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm;
b) Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
d) Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật này;
đ) Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 của Luật này.
3. Căn cứ nhu cầu bổ nhiệm Hòa giải viên, Tòa án nơi nhận hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên lựa chọn người có đủ điều kiện đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, bổ nhiệm.
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên, trường hợp từ chối bổ nhiệm thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định bổ nhiệm, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh công bố danh sách Hòa giải viên trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc; đồng thời gửi Tòa án nhân dân tối cao để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.
6. Nhiệm kỳ của Hòa giải viên là 03 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
7. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án gồm những tài liệu sau:
+ Đơn đề nghị bổ nhiệm.
+ Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp.
+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
+ Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện trở thành Hòa giải viên tại Tòa án.
+ Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại theo quy định.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên.
Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh từ chối bổ nhiệm thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hòa giải viên tại Tòa án hết nhiệm kỳ thì có được bổ nhiệm lại không?
Căn cứ Điều 12 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về bổ nhiệm lại Hòa giải viên như sau:
Bổ nhiệm lại Hòa giải viên
1. Hòa giải viên khi hết nhiệm kỳ được xem xét, bổ nhiệm lại, trừ các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm sức khỏe thực hiện nhiệm vụ;
b) Không hoàn thành nhiệm vụ;
c) Thuộc 10% tổng số Hòa giải viên nơi họ làm việc mà trong 02 năm có mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp nhất, cần được thay thế.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại;
b) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
c) Báo cáo về quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên;
d) Đánh, giá, nhận xét của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc về quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại.
3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại, công bố danh sách Hòa giải viên thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11 của Luật này.
4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, Hòa giải viên tại Tòa án hết nhiệm kỳ thì có thể được xem xét bổ nhiệm lại, trừ những trường hợp sau:
+ Không bảo đảm sức khỏe thực hiện nhiệm vụ.
+ Không hoàn thành nhiệm vụ.
+ Thuộc 10% tổng số Hòa giải viên nơi họ làm việc mà trong 02 năm có mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp nhất, cần được thay thế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?