Ai có quyền bổ nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao? Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm kỳ bao lâu?
- Ai có quyền bổ nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao? Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm kỳ bao lâu?
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có phải thành viên của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia không?
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao được ủy nhiệm cho Phó Chánh án lãnh đạo công tác của Tòa án không?
Ai có quyền bổ nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao? Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm kỳ bao lâu?
Người có quyền bổ nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao được quy định tại Điều 35 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao
1. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Chủ tọa phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;
c) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ theo quy định của luật tố tụng;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân cấp cao, trừ Thẩm phán, Phó Chánh án;
đ) Báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp cao với Tòa án nhân dân tối cao;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Ai có quyền bổ nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao? Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm kỳ bao lâu? (Hình từ Internet)
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có phải thành viên của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia không?
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có phải thành viên của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia không, thì tại Điều 70 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định như sau:
Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia
1. Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia gồm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, các Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, 01 đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Ban chấp hành Trung ương Hội luật gia Việt Nam.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.
3. Danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là một trong những thành viên của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.
Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao được ủy nhiệm cho Phó Chánh án lãnh đạo công tác của Tòa án không?
Quy định Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Điều 36 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.
Như vậy, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Khi Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao vắng mặt thì có thể ủy nhiệm cho Phó Chánh án lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DK vs GEN mấy giờ? Đội hình thi đấu DK vs GEN chung kết nhánh thua LCK Cup 2025 như thế nào?
- Thể thơ là gì? Các thể thơ và cách nhận biết? Có mấy loại thể thơ? Mục tiêu của giáo dục phổ thông?
- Lời chúc đám cưới hay, ngắn gọn? Câu chúc đám cưới trăm năm tình viên mãn? Bao nhiêu tuổi được kết hôn?
- Xem 12 cung hoàng đạo ngày sinh tháng sinh chi tiết? Xem cung hoàng đạo của mình bằng ngày sinh như thế nào?
- Năm 2025, trừ 10 điểm giấy phép lái xe đối với xe máy thực hiện hành vi nào theo Nghị định 168?