Access là gì? Các đối tượng cơ bản trong Access ra sao? Access có những khả năng như thế nào?
Các đối tượng cơ bản trong Access là gì?
- Trong Access có nhiều đối tượng, mỗi đối tượng có một số chức năng riêng, liên quan đến việc lưu trữ, cập nhật và kết xuất dữ liệu.
- Các loại đối tượng chính trong Access là bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo, macro, môđun. Dưới đây ta xét bốn loại đối tượng cơ bản:
+ Bảng (table) dùng để lưu dữ liệu. Mỗi bảng chứa thông tin về một chủ thể xác định và bao gồm nhiều hàng, mỗi hàng chứa các thông tin về một cá thể xác định của chủ thể đó.
+ Mẫu hỏi (query) dùng để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu xác định từ một hoặc nhiều bảng.
+ Biểu mẫu (form) giúp tạo giao diện thuận tiện cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin.
+ Báo cáo (report) được thiết kế để định dạng, tính toán, tổng hợp các dữ liệu được chọn và in ra.
Ví dụ
Để giải bài toán đưa ra ở ví dụ trong mục 2 ở trên, ta có thể dùng Access để xây dựng CSDL "Quản lí học sinh" gồm bảng để lưu trữ các thông tin của học sinh, biểu mẫu dùng để cập nhật thông tin, mẫu hỏi để kết xuất thông tin từ bảng, chẳng hạn như xem điểm của một học sinh, xem danh sách những học sinh có điểm trung bình môn thấp hơn 5,0 hoặc cao hơn 9,0, ..., tạo báo cáo tổng kết điểm học kì của cả lớp, sắp xếp họ tên học sinh theo thứ tự bảng chữ cái hay sắp xếp điểm trung bình môn theo thứ tự giảm dần,...
Như vậy, cơ sở dữ liệu "Quản lí học sinh" có thể gồm:
- Bảng:
o HOC_SINH: lưu thông tin về học sinh (họ và tên, ngày sinh, giới tính,..).
- Một số biểu mẫu:
o Nhap HS: dùng để cập nhật thông tin về học sinh.
o Nhap Diem: dùng để cập nhật điểm trung bình môn của học sinh.
- Một số mẫu hỏi: dùng để xem thông tin của một học sinh hay của cả lớp theo điều kiện nào đó.
- Một số báo cáo: xem và in ra bảng điểm môn Tin học, danh sách đoàn viên, thống kê về điểm số,...
Chú ý : Mỗi đối tượng được Access quản lí dưới một tên, tên của mỗi đối tượng được tạo bởi các chữ cái, chữ số và có thể chứa dấu cách.
Ví dụ: HỌC_SINH, Nhap HS, Nhap Diem.
Access là gì? Các đối tượng cơ bản trong Access ra sao? Access có những khả năng như thế nào? (Hình từ Internet)
Access là gì? Access có những khả năng nào?
Phần mềm Microsoft Access (gọi tắt là Access) là hệ quản trị cơ sở dữ liệu nằm trong bộ phần mềm Microsoft Office của hãng Microsoft dành cho máy tính cá nhân và máy tính chạy trong mạng cục bộ.
Khả năng của Access
- Cung cấp các công cụ tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu:
+ Tạo lập các cơ sở dữ liệu và lưu trữ chúng trên các thiết bị nhớ. Một cơ sở dữ liệu được tạo lập bằng Access gồm các bảng dữ liệu và mối liên kết giữa các bảng đó.
+ Tạo biểu mẫu để cập nhật dữ liệu, tạo báo cáo thống kê, tổng kết hay những mẫu hỏi để khai thác dữ liệu trong CSDL, giải quyết các bài toán quản lí.
Ví dụ
Bài toán quản lí học sinh của một lớp.
Để quản lí học sinh của một lớp, giáo viên chủ nhiệm tạo bảng gồm các thông tin: họ và tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, là đoàn viên hay không, tổ, điểm trung bình các môn Toán, Lí, Hoá, Văn, Tin,...
Các thông tin về học sinh được lưu vào hồ sơ lớp. Đến cuối mỗi học kì, căn cứ vào các điểm trung bình các môn, giáo viên tạo báo cáo thống kê và đánh giá học lực của từng học sinh và của toàn lớp.
Với bài toán trên, có thể dùng Access xây dựng CSDL giúp giáo viên quản lí học sinh lớp mình, cập nhật thông tin, tính điểm trung bình môn, tính toán và thống kê một cách tự động.
Trên đây là một số nội dung tham khảo cho câu hỏi "Access là gì? Các đối tượng cơ bản trong Access ra sao? Access có những khả năng như thế nào?".
Đặc điểm môn tin học theo Chương trình giáo dục 2018 là gì?
Tại môn Tin học ban hành kèm theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ đặc điểm môn tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:
Giáo dục tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hoá. Tin học có ảnh hưởng lớn đến cách sống, cách suy nghĩ và hành động của con người, là công cụ hiệu quả hỗ trợ biến việc học thành tự học suốt đời.
Môn Tin học giúp học sinh thích ứng và hoà nhập được với xã hội hiện đại, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tin học để học tập, làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung môn Tin học phát triển ba mạch kiến thức hoà quyện: Học vấn số hoá phổ thông (DL), Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Khoa học máy tính (CS) và được phân chia theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn giáo dục cơ bản:
+ Môn Tin học giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sử dụng công cụ kĩ thuật số, làm quen và sử dụng Internet; bước đầu hình thành và phát triển tư duy giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của máy tính và hệ thống máy tính; hiểu và tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong trao đổi và chia sẻ thông tin.
+ Ở cấp tiểu học, chủ yếu học sinh học sử dụng các phần mềm đơn giản hỗ trợ học tập và sử dụng thiết bị tin học tuân theo các nguyên tắc giữ gìn sức khoẻ, đồng thời bước đầu được hình thành tư duy giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ của máy tính.
+ Ở cấp trung học cơ sở, học sinh học cách sử dụng, khai thác các phần mềm thông dụng để làm ra sản phẩm số phục vụ học tập và đời sống; thực hành phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo với sự hỗ trợ của công cụ và các hệ thống tự động hoá của công nghệ kĩ thuật số; học cách tổ chức lưu trữ, quản lí, tra cứu và tìm kiếm dữ liệu số, đánh giá và lựa chọn thông tin.
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:
+ Môn Tin học có sự phân hoá sâu. Tuỳ theo sở thích và dự định về nghề nghiệp trong tương lai, học sinh lựa chọn một trong hai định hướng: Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính.
+ Hai định hướng có chung một số chủ đề con và mỗi định hướng này còn có những chủ đề con riêng.
+ Định hướng Tin học ứng dụng đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính như một công cụ của công nghệ kĩ thuật số trong cuộc sống, học tập và làm việc, đem lại sự thích ứng và khả năng phát triển dịch vụ trong xã hội số.
+ Định hướng Khoa học máy tính đáp ứng mục đích bước đầu tìm hiểu nguyên lí hoạt động của hệ thống máy tính, phát triển tư duy máy tính, khả năng tìm tòi, khám phá các hệ thống tin học, phát triển ứng dụng trên hệ thống máy tính.
+ Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, học sinh có thể chọn một số chuyên đề học tập tuỳ theo sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp. Những chuyên đề thuộc định hướng Tin học ứng dụng nhằm tăng cường thực hành ứng dụng, giúp học sinh thành thạo hơn trong sử dụng các phần mềm thiết yếu, làm ra sản phẩm số thiết thực cho học tập và cuộc sống. Những chuyên đề thuộc định hướng Khoa học máy tính nhằm giới thiệu lập trình điều khiển robot giáo dục, kĩ thuật thiết kế thuật toán, một số cấu trúc dữ liệu và một số nguyên tắc thiết kế mạng máy tính.Giáo dục tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hoá. Tin học có ảnh hưởng lớn đến cách sống, cách suy nghĩ và hành động của con người, là công cụ hiệu quả hỗ trợ biến việc học thành tự học suốt đời.
+ Môn Tin học giúp học sinh thích ứng và hoà nhập được với xã hội hiện đại, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tin học để học tập, làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Nội dung môn Tin học phát triển ba mạch kiến thức hoà quyện: Học vấn số hoá phổ thông (DL), Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Khoa học máy tính (CS) và được phân chia theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn giáo dục cơ bản:
+ Môn Tin học giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sử dụng công cụ kĩ thuật số, làm quen và sử dụng Internet; bước đầu hình thành và phát triển tư duy giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của máy tính và hệ thống máy tính; hiểu và tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong trao đổi và chia sẻ thông tin.
+ Ở cấp tiểu học, chủ yếu học sinh học sử dụng các phần mềm đơn giản hỗ trợ học tập và sử dụng thiết bị tin học tuân theo các nguyên tắc giữ gìn sức khoẻ, đồng thời bước đầu được hình thành tư duy giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ của máy tính.
+ Ở cấp trung học cơ sở, học sinh học cách sử dụng, khai thác các phần mềm thông dụng để làm ra sản phẩm số phục vụ học tập và đời sống; thực hành phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo với sự hỗ trợ của công cụ và các hệ thống tự động hoá của công nghệ kĩ thuật số; học cách tổ chức lưu trữ, quản lí, tra cứu và tìm kiếm dữ liệu số, đánh giá và lựa chọn thông tin.
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:
+ Môn Tin học có sự phân hoá sâu. Tuỳ theo sở thích và dự định về nghề nghiệp trong tương lai, học sinh lựa chọn một trong hai định hướng: Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính.
+ Hai định hướng có chung một số chủ đề con và mỗi định hướng này còn có những chủ đề con riêng.
+ Định hướng Tin học ứng dụng đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính như một công cụ của công nghệ kĩ thuật số trong cuộc sống, học tập và làm việc, đem lại sự thích ứng và khả năng phát triển dịch vụ trong xã hội số.
+ Định hướng Khoa học máy tính đáp ứng mục đích bước đầu tìm hiểu nguyên lí hoạt động của hệ thống máy tính, phát triển tư duy máy tính, khả năng tìm tòi, khám phá các hệ thống tin học, phát triển ứng dụng trên hệ thống máy tính.
+ Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, học sinh có thể chọn một số chuyên đề học tập tuỳ theo sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp. Những chuyên đề thuộc định hướng Tin học ứng dụng nhằm tăng cường thực hành ứng dụng, giúp học sinh thành thạo hơn trong sử dụng các phần mềm thiết yếu, làm ra sản phẩm số thiết thực cho học tập và cuộc sống. Những chuyên đề thuộc định hướng Khoa học máy tính nhằm giới thiệu lập trình điều khiển robot giáo dục, kĩ thuật thiết kế thuật toán, một số cấu trúc dữ liệu và một số nguyên tắc thiết kế mạng máy tính.
Lưu ý: Lộ trình áp dụng chương trình giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:
- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?