5 trường hợp nào sẽ bị thu hồi mã, số viễn thông, tài nguyên Internet theo Luật Viễn thông mới nhất?
5 trường hợp nào sẽ bị thu hồi mã, số viễn thông, tài nguyên Internet theo Luật Viễn thông mới nhất?
Căn cứ Điều 53 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Thu hồi mã, số viễn thông, tài nguyên Internet
1. Thu hồi mã, số viễn thông, tài nguyên Internet là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu lại quyền sử dụng mã, số viễn thông, tài nguyên Internet đã phân bổ, cấp cho tổ chức, cá nhân.
2. Việc thu hồi mã, số viễn thông, tài nguyên Internet được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi để sử dụng mã, số viễn thông, tài nguyên Internet Việt Nam phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh;
b) Mục đích, đối tượng sử dụng mã, số viễn thông, tài nguyên Internet Việt Nam không còn phù hợp với quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet;
c) Không nộp đủ lệ phí phân bổ kho số viễn thông, phí sử dụng mã, số viễn thông và không khắc phục để nộp đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn nộp tiền quy định tại pháp luật về phí và lệ phí theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông;
d) Không nộp đủ phí duy trì sử dụng tài nguyên Internet Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến hạn nộp phí theo thông báo của đơn vị quản lý tài nguyên Internet;
đ) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi mã, số viễn thông, tài nguyên Internet được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi mã, số viễn thông, tài nguyên Internet quy định tại khoản 2 Điều này phải ngừng sử dụng mã, số viễn thông, tài nguyên Internet theo quyết định thu hồi mã, số viễn thông, tài nguyên Internet.
...
Vậy, 5 trường hợp bị thu hồi mã, số viễn thông, tài nguyên Internet bao gồm:
- Thu hồi để sử dụng mã, số viễn thông, tài nguyên Internet Việt Nam phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh;
- Mục đích, đối tượng sử dụng mã, số viễn thông, tài nguyên Internet Việt Nam không còn phù hợp với quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet;
- Không nộp đủ lệ phí phân bổ kho số viễn thông, phí sử dụng mã, số viễn thông và không khắc phục để nộp đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn nộp tiền quy định tại pháp luật về phí và lệ phí theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông;
- Không nộp đủ phí duy trì sử dụng tài nguyên Internet Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến hạn nộp phí theo thông báo của đơn vị quản lý tài nguyên Internet;
- Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi mã, số viễn thông, tài nguyên Internet được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Điều 9 Luật Viễn thông 2023 hoặc hành vi vi phạm pháp luật khác.
5 trường hợp nào sẽ bị thu hồi mã, số viễn thông, tài nguyên Internet theo Luật Viễn thông mới nhất? (Hình từ Internet)
Tổ chức, doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép viễn thông khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Viễn thông 2023 quy định tổ chức, doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép viễn thông đã được cấp nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có hành vi lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
- Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo để được cấp giấy phép viễn thông;
- Thực hiện không đúng với nội dung giấy phép viễn thông được cấp và gây hậu quả nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
- Không triển khai đầy đủ trên thực tế cam kết triển khai mạng viễn thông hoặc không cung cấp dịch vụ viễn thông ra thị trường sau thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 40 Luật Viễn thông 2023;
- Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông theo giấy phép viễn thông được cấp 01 năm liên tục mà không thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Tự nguyện hoàn trả giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
- Bị thu hồi toàn bộ tài nguyên tần số vô tuyến điện đã được cấp theo giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Viễn thông 2023 nếu trong thời hạn 12 tháng kể từ khi quyền sử dụng tần số vô tuyến điện bị thu hồi mà không sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
- Không nộp đủ phí quyền hoạt động viễn thông sau 12 tháng kể từ ngày hết hạn nộp tiền quy định tại pháp luật về phí và lệ phí theo thông báo của cơ quan đã cấp giấy phép viễn thông cho tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải nộp phí quyền hoạt động viễn thông khi nào?
Theo quy định tại Điều 43 của Luật Viễn thông 2023 quy định về phí quyền hoạt động viễn thông, doanh nghiệp có thể nộp phí quyền hoạt động viễn thông theo một trong các thời gian sau đây:
- Nộp hằng năm theo mức cố định;
- Nộp một lần theo mức cố định cho toàn bộ thời hạn của giấy phép viễn thông.
Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, 4 Điều 72 Luật Viễn Thông 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?
- Bạo lực học đường là hành vi như thế nào? Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường được thực hiện như thế nào?
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?