5 Nội dung về quản lý nhà nước trong phòng thủ dân sự theo Luật Phòng thủ dân sự 2023 là những nội dung gì?
5 Nội dung về quản lý nhà nước trong phòng thủ dân sự theo Luật Phòng thủ dân sự 2023 bao gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 42 Luật Phòng thủ dân sự 2023 về nội dung quản lý nhà nước trong phòng thủ dân sự bao gồm những nội dung cụ thể sau:
Nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự
1. Nội dung quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng thủ dân sự;
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng thủ dân sự;
c) Tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng, công trình và bảo đảm trang thiết bị phòng thủ dân sự;
d) Hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự;
đ) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự thuộc phạm vi lĩnh vực được phân công trong phạm vi cả nước;
c) Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương.
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm:
+ Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự, xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng thủ dân sự.
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng thủ dân sự.
+ Tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng, công trình và bảo đảm trang thiết bị phòng thủ dân sự.
+ Hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự.
+ Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cao, sơ kết , tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 42 Luật Phòng thủ dân sự 2023 cũng quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm:
+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước.
+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự thuộc phạm vi lĩnh vực được phân công trong phạm vi cả nước.
+ Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương.
5 Nội dung về quản lý nhà nước trong phòng thủ dân sự theo Luật Phòng thủ dân sự 2023 là những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức nào có trách nhiệm trong việc thực hiện hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự?
Theo quy định tại Điều 43 Luật Phòng thủ Dân sự 2023 quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng là đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phỏng thủ dân sự; chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
(1) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý;
(2) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các vấn đề liên ngành về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật;
(4) Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trên lĩnh vực được phân công;
(5) Hướng dẫn xây dựng các công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ;
(6) Tổ chức nghiên cứu phổ biến, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và hiện đại về phòng thủ dân sự;
(7) Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự;
(8) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, theo quy định trên, Bộ quốc phòng có trách nhiệm trong việc thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự.
Trong phòng thủ dân sự, việc ứng phó sự cố an ninh mạng do cơ quan nào có trách nhiệm xử lý?
Tại Điều 44 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về Trách nhiệm của Bộ Công an như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, khu vực xảy ra sự cố, thảm họa.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch cấp quốc gia ứng phó sự cố cháy lớn; ứng phó sự cố an ninh mạng.
4. Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự trong Công an nhân dân; phối hợp tổ chức lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó sự cố, thảm họa, tìm định. kiếm, cứu nạn theo quy.
5. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.
6. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương đấu tranh với hoạt động lợi dụng sự cố, thảm họa để gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, đối với trong phòng thủ dân sự, việc ứng phó sự cố an ninh mạng sẽ do Bộ Công an có trách nhiệm xử lý.
Ngoài ra, Bộ Công an còn có thể phối hợp với Bộ Quốc phòng, ngành trung ương, có quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để kịp thời ứng phó sự cố an ninh mạng.
Lưu ý: Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?