3 khoản tiền lương tăng từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương? Tăng lương từ 01/7/2024 thế nào?
3 khoản tiền lương tăng từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương? Tăng lương từ 01/7/2024 thế nào?
Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.
Theo đó, tại Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Theo đó, 3 khoản tiền lương tăng từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương như sau:
(1) Tăng lương 7% năm từ năm 2025 trở đi đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang:
Chính phủ đã đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 từ ngày 01/7/2024 trong 3 năm 2024 - 2026.
Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.
Theo đó, từ 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương và sẽ có 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018.
Do đó, khi thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2025 trở đi thì sẽ tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
(2) Tăng lương hưu 15% cán bộ, công chức, viên chức:
Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi thực hiện chính cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 thì tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ tăng. Điều này giúp mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của nhóm này cũng tăng theo..
Hiện nay, lương hưu được tính dựa trên số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Do đó, nếu tăng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH thì cũng sẽ tăng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện được tăng tiền lương.
Tuy nhiên, sẽ không tăng lương hưu cho 36 đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù. Nếu xây dựng bảng lương chạy ngang, một số cơ quan có thể bị giảm 50% lương.
Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, những cơ quan có bảng lương đặc thù sẽ được bảo lưu (không tăng thêm), để hướng đến sự công bằng với người hưởng lương. Do đó, cán bộ, công chức, viên chức thuộc 36 đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù không được tăng lương khi cải cách tiền lương dẫn đến việc tăng lương hưu của những đối tượng này cũng có thể sẽ không được tăng.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, khai xuân trong ngày làm việc đầu tiên của Bộ LĐ-TB&XH sau kỳ nghỉ Tết, diễn ra sáng 15/2, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, năm 2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018. Cải cách tiền lương phải đi đôi với điều chỉnh chính sách lương hưu theo tinh thần "không để người hưu trí rơi vào khó khăn, thiệt thòi hơn khi cải cách".
Khi cải cách tiền lương, mặt bằng chung tiền lương với người lao động cả nước nâng lên mà lương hưu không được điều chỉnh tốt thì người hưởng lương hưu rất thiệt thòi.
Do đó, cần tính toán cân đối, hài hòa. Nếu mức lương cán bộ, công chức, viên chức tăng 23,5% thì ít nhất, lương hưu phải tăng 15%.
Như vậy, theo như nội dung nêu trên thì nếu mức lương cán bộ, công chức, viên chức tăng 23,5% thì ít nhất, lương hưu của các đối tượng này phải tăng 15%.
Những cơ quan có bảng lương đặc thù sẽ được bảo lưu (không tăng thêm), để hướng đến sự công bằng với người hưởng lương.
Do đó, cán bộ công chức viên chức thuộc 36 đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù không được tăng lương khi cải cách tiền lương dẫn đến việc tăng lương hưu của những đối tượng này cũng có thể sẽ không được tăng như những đối tượng cán bộ công chức viên chức còn lại.
(3) Tăng lương tối thiểu vùng:
Sáng 20/12, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ hai năm 2023, để thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024.
Phát biểu kết luận phiên họp, sau khi lắng nghe ý kiến của các bên liên quan, ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, tất cả thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia có mặt tại phiên họp đã bỏ phiếu chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ 1/7/2024.
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia đánh giá: Mức tăng 6% là phù hợp trong bối cảnh người lao động chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp.
Theo đó, từ ngày 01/7/2024: Áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng mới tăng 6% mức lương tối thiểu vùng so với mức lương tối thiểu vùng hiện nay.
Như vậy, khi tăng mức lương tối thiểu vùng 6% thì mức lương tối thiểu 04 vùng dự kiến như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Vùng 1 | 4.960.000 |
Vùng 2 | 4.410.000 |
Vùng 3 | 3.860.000 |
Vùng 4 | 3.450.000 |
Trên đây là 3 khoản tiền lương dự kiến tăng từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương.
>> Quân đội, công an được tăng lương hưu từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương đúng không?
3 khoản tiền lương tăng từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương? Tăng lương từ 01/7/2024 thế nào? (Hình từ internet)
05 Bảng lương mới theo vị trí việc làm từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 ra sao?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 có đưa ra nội dung cải cách tiền lương sẽ xây dựng 05 bảng lương mới theo vị trí việc làm áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
05 Bảng lương mới chính thức áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gồm có như sau:
Bảng lương 01: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã Bảng lương 02: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo Bảng lương 03: Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm) Bảng lương 04: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an Bảng lương 05: Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay). |
Về bảng lương cụ thể chi tiết thì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa dự thảo, văn bản chính thức quy định mức lương cụ thể trong 05 bảng lương mới áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 thế nào?
Căn cứ theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, có đưa ra lộ trình thực hiện cải cách tiền lương như sau:
Từ năm 2018 đến năm 2020:
- Đối với khu vực công:
+ Tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.
+ Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết của Trung ương.
- Đối với khu vực doanh nghiệp:
+ Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
+ Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo các nội dung của Đề án cải cách chính sách tiền lương được phê duyệt.
Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030:
- Đối với khu vực công:
+ Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
+ Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
+ Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
+ Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
+ Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
- Đối với khu vực doanh nghiệp:
+ Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
+ Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu hoạt động của Công ty Xổ số điện toán Việt Nam là gì? Công ty Xổ số điện toán Việt Nam có những nghĩa vụ gì?
- Tổng hợp mẫu hộ chiếu nổ mìn mới nhất 2025? Tải mẫu hộ chiếu nổ mìn mới nhất 2025 theo Thông tư 23?
- Sản xuất thực phẩm tươi sống có cần lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm không?
- Tổng Giám đốc Công ty Xổ số điện toán Việt Nam do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn và điều kiện của Tổng Giám đốc là gì?
- Được nhận đến 5 triệu đồng khi báo tin vi phạm giao thông từ 1/1/2025 theo Nghị định 176/2024/NĐ-CP?