28 tháng 7 kỷ niệm 95 ngày thành lập Công đoàn Việt Nam thứ mấy trong tuần? Tên gọi công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ thế nào?

28 tháng 7 kỷ niệm 95 ngày thành lập Công đoàn Việt Nam thứ mấy trong tuần? Tên gọi công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ thế nào?

28 tháng 7 kỷ niệm 95 ngày thành lập Công đoàn Việt Nam trúng thứ mấy trong tuần?

Dưới đây là lịch tháng 7 năm 2024 bắt đầu từ ngày 01/7/2024 (Thứ 2) và kết thúc vào ngày 31/7/2024 (Thứ 4).

Cụ thể ngày 28 tháng 7 kỷ niệm 95 ngày thành lập Công đoàn Việt Nam rơi vào chủ nhật tuần thứ 4 trong tháng.

28 tháng 7 kỷ niệm 95 ngày thành lập Công đoàn Việt Nam thứ máy trong tuần? Tên gọi công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ thế nào?

28 tháng 7 kỷ niệm 95 ngày thành lập Công đoàn Việt Nam thứ mấy trong tuần? Tên gọi công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ thế nào? (Hình từ Internet)

28 tháng 7 kỷ niệm 95 ngày thành lập Công đoàn Việt Nam có phải ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:

- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, ngày 28 tháng 7 kỷ niệm 95 ngày thành lập Công đoàn Việt Nam không nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Đại hội nào đã trở thành tổ chức Công đoàn Việt Nam đầu tiên?

Căn cứ theo khoản 1 Mục 1 Đề cương tuyên truyền đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 có nêu:

1. Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ
Đại hội do Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng triệu tập vào ngày 28/7/1929, tại nhà số 15 phố Hàng Nón, thành phố Hà Nội. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành lâm thời Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng đứng đầu. Đại hội thông qua Chương trình, Điều lệ của Công hội, quyết định ra Báo Lao động và Tạp chí Công hội đỏ.
Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ ra đời có ý nghĩa to lớn, trở thành tổ chức Công đoàn Việt Nam đầu tiên, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với quá trình đấu tranh, phát triển của phong trào công nhân và giai cấp công nhân Việt Nam.

Như vậy, Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ vào ngày 28/7/1929, tại nhà số 15 phố Hàng Nón, thành phố Hà Nội đã trở thành tổ chức Công đoàn Việt Nam đầu tiên, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với quá trình đấu tranh, phát triển của phong trào công nhân và giai cấp công nhân Việt Nam.

Tên gọi công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Mục 1 Đề cương tuyên truyền đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 nêu rõ tên gọi công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ như sau:

- Công hội Đỏ (1929 - 1935), đã tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức, lãnh đạo công nhân đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh cách mạng để giành độc lập cho dân tộc. Các cuộc đấu tranh đã thu hút đông đảo công nhân của nhiều ngành ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Biên Hoà, Hà Tiên, Pleiku, Sài Gòn, Gia Định, Quảng Nam... tham gia và giành được những thắng lợi nhất định.

- Nghiệp đoàn Ái hữu (1936 - 1939), mục tiêu của Nghiệp đoàn Ái hữu là đòi tự do nghiệp đoàn, đòi thực hiện dân sinh dân chủ, nhằm tập hợp quần chúng rộng rãi... từ năm 1936 - 1939, có hàng vạn cuộc đấu tranh của công nhân buộc thực dân Pháp phải chấp nhận một số yêu cầu: tăng lương, giảm giờ làm, tự do hoạt động nghiệp đoàn, tự do hội họp, chống chủ sa thải và đánh đập công nhân.

- Hội Công nhân phản đế (1939 -1941), với nhiệm vụ là đấu tranh bảo vệ lợi ích hàng ngày của công nhân, làm cách mạng lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến, giải phóng giai cấp và dân tộc, lãnh đạo các cuộc bãi công.

- Hội Công nhân cứu quốc (1941 - 1946), dưới sự lãnh đạo của Đảng, với hình thức tổ chức thích hợp, mục tiêu đấu tranh rõ ràng, phong trào công nhân cứu quốc phát triển mạnh mẽ ở Bắc kỳ, Trung kỳ, nhất là ở các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gai... Tháng 8/1945, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng với nhân dân cả nước đánh đổ phát xít Nhật và chính quyền phong kiến, giành độc lập dân tộc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946 - 1961), trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng, ngày 20/6/1946, Hội nghị Cán bộ công đoàn cứu quốc toàn quốc đã quyết định đổi tên “Hội công nhân cứu quốc” thành “Công đoàn” và thành lập “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”, công đoàn các cấp đã động viên công nhân tham gia chiến đấu, vận động công nhân xây dựng cơ sở sản xuất, phục vụ kháng chiến lâu dài, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

- Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988), từ ngày 23 - 27/2/1961 Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1988 đến nay), Đại hội VI Công đoàn Việt Nam (họp từ ngày 17 - 20/10/1988) đã quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu bài phát biểu kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7? Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 được tổ chức ra sao?
Pháp luật
Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 27/8 có được nghỉ làm không? Hoạt động tổ chức kỷ niệm được tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Ngày 28 tháng 7 là ngày gì? Ngày 28 tháng 7 có phải một trong các ngày kỷ niệm của Việt Nam không?
Pháp luật
Ngày 28 tháng 7 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 28 tháng 7 vào thứ mấy? Có gì đặc biệt ngày 28 tháng 7 hay không?
Pháp luật
28 tháng 7 kỷ niệm 95 ngày thành lập Công đoàn Việt Nam thứ mấy trong tuần? Tên gọi công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Công đoàn Việt Nam đầu tiên là ai? Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 có những hoạt động nào?
Pháp luật
Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào? Tên gọi đầu tiên của công đoàn Việt Nam là gì?
Pháp luật
Lịch sử thành lập Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7? Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam có tổ chức lễ kỷ niệm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
1,520 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào