16 tuổi có 'chạy show ca hát' vào ban đêm hay không? Thời giờ làm việc theo quy định của người 16 tuổi 'chạy show ca hát' vào ban đêm sẽ như thế nào?
- 16 tuổi có "chạy show ca hát" vào ban đêm hay không?
- Thời giờ làm việc theo quy định của người 16 tuổi "chạy show ca hát" vào ban đêm sẽ như thế nào?
- Người đủ 16 tuổi "chạy show ca hát" vào ban đêm có được tự mình nhận tiền cát xê hay không?
- Người thành niên bị xem như mất năng lực hành vi dân sự được xác định như thế nào?
16 tuổi có "chạy show ca hát" vào ban đêm hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục V - Danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
Dẫn chiếu đến Danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm tại Phụ lục V, được ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
Tải về Danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Như vậy, đối chiếu danh mục trên thì việc "chạy show ca hát" hay còn gọi là biểu diễn nghệ thuật ca hát là một trong những nghề dành cho người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoàn toàn được làm ban đêm.
Thời giờ làm việc theo quy định của người 16 tuổi "chạy show ca hát" vào ban đêm sẽ như thế nào?
Người 16 tuổi là người chưa thành niên (theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015) vì vậy mà thời giờ làm việc của người chưa thành niên được quy định tại Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
- Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Theo đó, quy định nói rất rõ rằng thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Như vậy, thời giờ làm việc theo quy định của người 16 tuổi "chạy show ca hát" vào ban đêm cũng sẽ không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
16 tuổi có 'chạy show ca hát' vào ban đêm hay không? Thời giờ làm việc theo quy định của người 16 tuổi 'chạy show ca hát' vào ban đêm sẽ như thế nào? (Hình từ Internet)
Người đủ 16 tuổi "chạy show ca hát" vào ban đêm có được tự mình nhận tiền cát xê hay không?
Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Theo đó, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Như vậy, người đủ 16 tuổi "chạy show ca hát" vào ban đêm sẽ được quyền tự mình nhận tiền cát xê.
Người thành niên bị xem như mất năng lực hành vi dân sự được xác định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thành niên như sau:
Người thành niên
...
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.
Dẫn chiếu đến, Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:
Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Như vậy, người thành niên bị xem như mất năng lực hành vi dân sự được xác định theo các trường hợp tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?