10 bài nhạc Giáng sinh tiếng Anh hay? Xử phạt hành vi xúc phạm tâm linh khi tham gia lễ hội vào đêm Giáng sinh 25 12 thế nào?
10 bài nhạc Giáng sinh tiếng Anh hay? Người tham gia lễ hội đêm Giáng sinh 25 12 có quyền và trách nhiệm gì?
10 bài nhạc Giáng sinh tiếng Anh hay?
Giáng Sinh (hay còn gọi là Noel hoặc Christmas) là một lễ hội lớn được tổ chức hàng năm vào ngày 25 tháng 12, kỷ niệm ngày Chúa Giêsu ra đời theo truyền thống Kitô giáo. Đây là một dịp quan trọng không chỉ với những người theo đạo Kitô mà còn trở thành một lễ hội văn hóa phổ biến trên toàn thế giới.
*Dưới đây là 10 bài nhạc Giáng sinh tiếng Anh hay mà người đọc, người xem có thể tham khảo:
(1) Jingle Bells
(2) Santa Claus is Coming to Town
(3) Silent Night
(4) Last Christmas
(5) We wish you a Merry Christmas
(6) All I want for Christmas is You
(7) Feliz Navidad
(8) When a child is born
(9) The first Noel
(10) In the bleak midwinter
(Lưu ý: Thông tin về 10 bài nhạc Giáng sinh tiếng Anh hay nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo)
10 bài nhạc Giáng sinh tiếng Anh hay? Xử phạt hành vi xúc phạm tâm linh khi tham gia lễ hội vào đêm Giáng sinh 25 12 thế nào? (hình từ Internet)
Người tham gia lễ hội đêm Giáng sinh 25 12 có quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP thì người tham gia lễ hội đêm Giáng sinh 25 12 có quyền và trách nhiệm như sau:
(1) Người tham gia lễ hội có các quyền sau:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
(2) Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
Lưu ý: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm các quy định tại khoản 2 nêu trên còn phải thực hiện các quy định sau:
+ Không đi lễ hội trong giờ hành chính;
+ Không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Có lời nói xúc phạm tâm linh khi tham gia lễ hội vào đêm Giáng sinh 25 12 thì xử phạt hành chính bao nhiêu?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thấp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, cá nhân có lời nói xúc phạm tâm linh khi tham gia lễ hội vào đêm Giáng sinh 25 12 gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Phải tạm ngừng tổ chức lễ hội vào đêm Giáng sinh 25 12 nếu thuộc trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 110/2018/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo được quyền yêu cầu bằng văn bản tạm ngừng tổ chức lễ hội trong các trường hợp sau đây:
- Tổ chức lễ hội sai lệch nội dung, giá trị của lễ hội;
- Tổ chức lễ hội gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; vi phạm các quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng; gây cháy nổ, làm chết người;
- Xảy ra thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội ở địa phương;
- Có hoạt động phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt về giá trị di sản, truyền thống của lễ hội gây hoang mang trong nhân dân.
Theo đó, Ban tổ chức lễ hội tự ngừng hoặc ngừng ngay các hoạt động tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; kịp thời khắc phục hậu quả, đề xuất phương án tiếp tục tổ chức lễ hội trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực theo Nghị định 175? Cơ sở áp dụng hình thức Ban quản lý dự án?
- Điều kiện đối với cổ đông sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần từ ngày 20/12/2024 như thế nào?
- Quy định về sử dụng ngôn ngữ trong bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 thế nào? Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú ra sao?
- Lời chúc Giao thừa 2025? Tổng hợp lời chúc Giao thừa 2025 ngắn gọn, ý nghĩa? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025?
- Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm những phần dự toán nào? Quyết định phê duyệt dự toán xây dựng công trình gửi cho ai?