09 hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước của tổ chức công đoàn? Dự thảo văn bản chứa nội dung bí mật phải được bảo vệ thế nào?
09 hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước của tổ chức công đoàn?
09 hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước của tổ chức công đoàn được quy định tại Điều 4 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của tổ chức Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1818/QĐ-TLĐ năm 2024 như sau:
(1) Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
(2) Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
(3) Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
(4) Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, đơn vị, cá nhân.
(5) Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
(6) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
(7) Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
(8) Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
(9) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
09 hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước của tổ chức công đoàn? Dự thảo văn bản chứa nội dung bí mật phải được quản lý thế nào? (Hình từ Internet)
Dự thảo văn bản chứa nội dung bí mật của tổ chức công đoàn phải được quản lý bảo vệ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của tổ chức Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1818/QĐ-TLĐ năm 2024 như sau:
Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
...
4. Dự thảo văn bản chứa nội dung bí mật phải được quản lý, bảo vệ như văn bản ban hành chính thức từ khi soạn thảo và tiêu hủy ngay sau khi hoàn thành việc biên soạn, tạo ra nếu thấy không cần thiết phải lưu giữ. Dự thảo văn bản chứa nội dung bí mật khi chưa được người có thẩm quyền quyết định độ mật và ký ban hành thì không đóng dấu chỉ độ mật trên dự thảo văn bản. Khi gửi dự thảo phải có văn bản yêu cầu nơi nhận có trách nhiệm bảo vệ nội dung dự thảo, đảm bảo không để xảy ra mất và lọt, lộ nội dung bí mật.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì dự thảo văn bản chứa nội dung bí mật của tổ chức công đoàn phải được quản lý và bảo vệ như văn bản ban hành chính thức từ khi soạn thảo, đồng thời phải tiêu hủy ngay sau khi hoàn thành việc biên soạn, tạo ra nếu thấy không cần thiết phải lưu giữ.
Lưu ý:
- Dự thảo văn bản chứa nội dung bí mật khi chưa được người có thẩm quyền quyết định độ mật và ký ban hành thì không đóng dấu chỉ độ mật trên dự thảo văn bản.
- Khi gửi dự thảo chứa nội dung bí mật phải có văn bản yêu cầu nơi nhận có trách nhiệm bảo vệ nội dung dự thảo, đảm bảo không để xảy ra mất và lọt, lộ nội dung bí mật.
Cấp phó của tổ chức công đoàn được ủy quyền xác định bí mật nhà nước có được ủy quyền tiếp cho người khác?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của tổ chức Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1818/QĐ-TLĐ năm 2024 có quy định như sau:
Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị ban hành, phát hành tài liệu hoặc tạo ra vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước.
Việc ủy quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải được thể hiện trong nội quy bảo vệ bí mật nhà nước hoặc quy chế làm việc hoặc văn bản phân công công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
a) Cấp Tổng Liên đoàn
Chủ tịch Tổng Liên đoàn ủy quyền cho Phó Chủ tịch phụ trách các lĩnh vực theo phân công nhiệm vụ của Thường trực Đoàn Chủ tịch.
Cấp ban: Trưởng ban ủy quyền cho Phó Trưởng ban (nếu ban chưa có Trưởng ban thì ủy quyền cho 1 đồng chí Phó Trưởng ban).
b) Cấp tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn
Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành.
Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác.
...
Như vậy, cấp phó của tổ chức công đoàn được ủy quyền xác định bí mật nhà nước. Tuy nhiên, cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác.
Như vậy, cấp phó của tổ chức công đoàn được ủy quyền xác định bí mật nhà nước và không được ủy quyền tiếp cho người khác.
Xem thêm: Phương án bảo vệ hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước như thế nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức viên chức Kiểm toán nhà nước có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt được chọn đào tạo bồi dưỡng đúng không?
- Trong tố tụng dân sự trợ giúp viên pháp lý có được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?
- Cách tiếp cận từ chi phí là gì? Cách tiếp cận từ chi phí thường được áp dụng trong trường hợp nào?
- Thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh là doanh nghiệp không phải ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì? Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là gì? Trách nhiệm dân sự của pháp nhân?