06 khoản phụ cấp quân đội, công an tiếp tục được áp dụng từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
- 06 khoản phụ cấp quân đội, công an tiếp tục được áp dụng từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
- 03 bảng lương mới nào được áp dụng cho quân đội, công an khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
- Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập khu vực công thực hiện theo chính sách cải cách tiền lương tại Nghị quyết 27 ra sao?
06 khoản phụ cấp quân đội, công an tiếp tục được áp dụng từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 vào sáng 10/11. Theo đó, Nghị quyết quyết nghị, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo đó, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thống nhất các nội dung sau về các khoản phụ cấp:
II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
...
- Tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
...
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
...
Theo đó, khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 từ 01/7/2024 thì 06 khoản phụ cấp sau quân đội, công an tiếp tục được áp dụng:
+ Phụ cấp kiêm nhiệm;
+ Phụ cấp thâm niên vượt khung;
+ Phụ cấp khu vực;
+ Phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng
+ Phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang
+ Phụ cấp thâm niên nghề.
Việc áp dụng 06 khoản phụ cấp trên khi thực hiện cải cách tiền lương cụ thể và chi tiết sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể trong quân đội, công an và cần đợi sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
06 khoản phụ cấp quân đội, công an tiếp tục được áp dụng từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
03 bảng lương mới nào được áp dụng cho quân đội, công an khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Căn cứ theo tinh thần tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, có đưa ra nội dung cải cách tiền lương về xây dựng 03 bảng lương mới đối với quân đội theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- 01 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
- 01 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
- 01 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Ngoài ra, tiền lương quân đội, công an cũng được xây dựng dựa trên cơ cấu tiền lương mới bao gồm các khoản như sau:
- Lương cơ bản;
- Phụ cấp;
- Tiền thưởng.
Như vậy, lực lượng quân đội, công an sẽ thực nhận lương theo công thức tạm tính sau:
Lương thực nhận = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Thưởng (nếu có) |
Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập khu vực công thực hiện theo chính sách cải cách tiền lương tại Nghị quyết 27 ra sao?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập thực hiện như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.
- Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức. Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền đang chuyển là tài khoản gì? Hướng dẫn phương pháp kế toán tài khoản tiền đang chuyển thế nào?
- Công tác thu thập thông tin giá tài sản, hàng hóa dịch vụ có được thực hiện từ nguồn thông tin về giá trúng đấu giá, đấu thầu không?
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?