03 nội dung hoạt động của dịch vụ tin cậy từ 0/7/2024 là gì? Dịch vụ tin cậy là ngành, nghề đầu tư kinh doanh gì?
03 nội dung hoạt động của dịch vụ tin cậy từ 0/7/2024 là gì? Dịch vụ tin cậy là ngành, nghề đầu tư kinh doanh gì?
Căn cứ Điều 28 Luật Giao dịch điện tử 2023, 03 nội dung hoạt động của dịch vụ tin cậy gồm:
- Dịch vụ cấp dấu thời gian;
- Dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu;
- Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
Bên cạnh đó, dịch vụ tin cậy là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
03 nội dung hoạt động của dịch vụ tin cậy từ 0/7/2024 là gì? Dịch vụ tin cậy là ngành, nghề đầu tư kinh doanh gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy từ 1/7/2024 là gì?
Căn cứ tại Điều 29 Luật Giao dịch điện tử 2023, quy định như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy
1.Điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Đáp ứng điều kiện tài chính, nhân lực quản lý và kỹ thuật phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này;
c) Hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ tin cậy đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;
d) Có phương án kỹ thuật phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này;
đ) Có phương án sẵn sàng kết nối kỹ thuật phục vụ giám sát, kiểm tra, báo cáo số liệu bằng phương tiện điện tử đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về dịch vụ tin cậy.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Như vậy, để được kinh doanh dịch vụ tin cậy, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;
- Đáp ứng điều kiện tài chính, nhân lực quản lý và kỹ thuật phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy:
+ Dịch vụ cấp dấu thời gian;
+ Dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu;
+ Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
- Hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ tin cậy đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;
- Có phương án kỹ thuật phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy như sau:
+ Dịch vụ cấp dấu thời gian;
+ Dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu;
+ Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
- Có phương án sẵn sàng kết nối kỹ thuật phục vụ giám sát, kiểm tra, báo cáo số liệu bằng phương tiện điện tử đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về dịch vụ tin cậy.
Cụ thể 03 nội dung hoạt động của dịch vụ tin cậy ra sao?
Cụ thể 03 nội dung hoạt động của dịch vụ tin cậy như sau:
(1) Dịch vụ cấp dấu thời gian (căn cứ Điều 31 Luật Giao dịch điện tử 2023)
- Dịch vụ cấp dấu thời gian là dịch vụ để gắn thông tin về thời gian vào thông điệp dữ liệu.
- Dấu thời gian được tạo ra dưới dạng chữ ký số.
- Thời gian được gắn vào thông điệp dữ liệu là thời gian mà tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian nhận được thông điệp dữ liệu đó và được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian.
- Nguồn thời gian của tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian phải theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.
(2) Dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu (căn cứ Điều 32 Luật Giao dịch điện tử 2023)
Dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu bao gồm:
- Dịch vụ lưu trữ và xác nhận tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu;
- Dịch vụ gửi, nhận thông điệp dữ liệu bảo đảm.
(3) Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (căn cứ Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2023)
- Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là dịch vụ chứng thực chữ ký số trong hoạt động công cộng.
- Chứng thư chữ ký số công cộng được cung cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo quy định của Luật này.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng thực hiện các hoạt động sau đây:
+ Phát hành chứng thư chữ ký số công cộng để xác nhận và duy trì trạng thái hiệu lực chứng thư chữ ký số công cộng của chủ thể ký thông điệp dữ liệu;
+ Thu hồi chứng thư chữ ký số công cộng;
+ Kiểm tra hiệu lực chữ ký số công cộng và duy trì trạng thái hiệu lực của chứng thư chữ ký số công cộng; không sử dụng rào cản kỹ thuật, công nghệ để hạn chế việc kiểm tra hiệu lực chữ kỹ số công cộng;
+ Cung cấp thông tin cần thiết để chứng thực chữ ký số công cộng;
+ Liên thông với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia để bảo đảm cho việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số công cộng.
- Chứng thư chữ ký số công cộng, chữ ký số công cộng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật đối với chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định của pháp luật.
Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?