03 nguyên tắc điều chỉnh sai sót trong Hệ thống TTLNH Quốc gia theo quy định mới? Xử lý sai sót sau khi đã chuyển lệnh thanh toán đi thế nào?
03 nguyên tắc điều chỉnh sai sót trong Hệ thống TTLNH Quốc gia theo quy định mới?
03 nguyên tắc điều chỉnh sai sót trong Hệ thống TTLNH Quốc gia được quy định tại Điều 25 Thông tư 08/2024/TT-NHNN, cụ thể như sau:
(1) Bảo đảm sự nhất quán số liệu giữa đơn vị khởi tạo lệnh, đơn vị nhận lệnh và Trung tâm Xử lý Quốc gia.
Sai sót phát sinh ở khâu nào, chỉnh sửa ở khâu đó đến hết quy trình thanh toán.
(2) Khi phát hiện sai sót, có biện pháp điều chỉnh ngay, không gây chậm trễ tới công tác thanh toán.
Việc điều chỉnh sai sót theo đúng các nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh sai sót của kế toán.
(3) Đơn vị, cá nhân gây ra sai sót hoặc vi phạm các nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh sai sót phải chịu trách nhiệm về lỗi gây ra cho các bên liên quan.
03 nguyên tắc điều chỉnh sai sót trong Hệ thống TTLNH Quốc gia theo quy định mới? Xử lý sai sót sau khi đã chuyển lệnh thanh toán đi thế nào? (Hình từ Internet)
Xử lý sai sót sau khi đã chuyển lệnh thanh toán đi tại đơn vị khởi tạo lệnh trong Hệ thống TTLNH Quốc gia thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Thông tư 08/2024/TT-NHNN thì khi phát hiện các sai sót như sai số tiền (thừa hoặc thiếu), sai ngược vế, đơn vị khởi tạo lệnh tra soát vấn tin ngay cho đơn vị nhận lệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đơn vị khởi tạo lệnh lập biên bản chuyển tiền và xử lý như sau:
(1) Trường hợp sai thiếu
Căn cứ biên bản, đơn vị khởi tạo lệnh lập lệnh thanh toán bổ sung số tiền chuyển thiếu gửi tiếp cho đơn vị nhận lệnh. Trong nội dung thanh toán ghi rõ "chuyển bổ sung theo lệnh thanh toán Nợ (hoặc Có) số... ngày... tháng... năm... Số tiền đã chuyển..." và hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành;
(2) Trường hợp sai thừa
- Đối với lệnh thanh toán Có bị sai thừa:
Căn cứ biên bản, đơn vị khởi tạo lệnh lập yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có số tiền đã chuyển thừa gửi đơn vị nhận lệnh; đồng thời, lập Phiếu chuyển khoản, hạch toán và theo dõi theo quy định của pháp luật hiện hành. Nội dung trường lý do trong tin điện yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có ghi rõ sai sót là do đơn vị khởi tạo lệnh thanh toán Có;
Trường hợp nhận được lệnh hoàn trả của đơn vị nhận lệnh, đơn vị khởi tạo lệnh thực hiện chuyển lại khoản tiền trên cho khách hàng; đồng thời, vào sổ theo dõi ghi rõ kết quả giải quyết;
Trường hợp đơn vị nhận lệnh từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có đối với số tiền bị sai thừa trên do không thu hồi được tiền từ khách hàng, đơn vị khởi tạo lệnh lập Hội đồng xử lý để xác định trách nhiệm và mức bồi hoàn của cá nhân gây ra sai sót;
- Đối với lệnh thanh toán Nợ bị sai thừa:
Căn cứ biên bản, lập lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ, gửi cho đơn vị nhận lệnh hủy số tiền đã chuyển thừa trên lệnh thanh toán Nợ; đồng thời, hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trường hợp đã trả tiền cho khách hàng nhưng tài khoản của khách hàng không đủ số dư để thực hiện lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ đối với số tiền chuyển thừa, đơn vị khởi tạo lệnh hạch toán vào tài khoản các khoản phải thu (tài khoản cá nhân gây ra sai sót), sau đó, có biện pháp để thu hồi tiền, bao gồm phối hợp với đơn vị nhận lệnh và cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp không thu hồi được, đơn vị khởi tạo lệnh thành lập Hội đồng xử lý để xác định trách nhiệm và mức bồi hoàn của cá nhân gây ra sai sót. Khi nhận được thông báo số tiền do khách hàng chuyển về, đơn vị khởi tạo lệnh xử lý, hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành;
(3) Trường hợp sai ngược vế
Đơn vị khởi tạo lệnh lập biên bản, đồng thời, lập lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ (đối với lệnh thanh toán Có bị sai ngược vế) hoặc yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có (đối với lệnh thanh toán Nợ bị sai ngược vế) để hủy toàn bộ lệnh thanh toán bị sai ngược vế, sau đó lập lệnh thanh toán đúng gửi đơn vị nhận lệnh; đồng thời, hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trường hợp lệnh thanh toán Nợ bị sai ngược vế, khi nhận được lệnh thanh toán Có của đơn vị nhận lệnh chuyển trả lại số tiền chuyển sai, đơn vị khởi tạo lệnh hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
Lệnh thanh toán Nợ trong Hệ thống TTLNH Quốc gia được hoàn trả trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Thông tư 08/2024/TT-NHNN như sau:
Hủy và hoàn trả lệnh thanh toán tại các thành viên và đơn vị thành viên
1. Nguyên tắc
a) Lệnh thanh toán chỉ được hủy trong các trường hợp sau:
(i) Đã khởi tạo tại đơn vị khởi tạo lệnh nhưng chưa chuyển đi, đơn vị khởi tạo lệnh thực hiện thoái lệnh thanh toán;
(ii) Đã chuyển đến Trung tâm Xử lý Quốc gia và đang trong hàng đợi quyết toán đối với lệnh thanh toán giá trị cao, lệnh thanh toán bằng ngoại tệ; đang trong hàng đợi xử lý đối với lệnh thanh toán giá trị thấp, thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Thông tư này;
b) Lệnh thanh toán chỉ được hoàn trả trong các trường hợp sau:
(i) Lệnh thanh toán Nợ chỉ được hoàn trả khi đơn vị khởi tạo lệnh chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng thu hồi lại được;
(ii) Lệnh thanh toán Có chỉ được hoàn trả khi đơn vị nhận lệnh chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng thu hồi lại được.
...
Theo đó, lệnh thanh toán Nợ trong Hệ thống TTLNH Quốc gia chỉ được hoàn trả khi đơn vị khởi tạo lệnh chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng thu hồi lại được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?