02 mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm mới nhất hiện nay thế nào? Xin đơn xác nhận hạnh kiểm tại cơ quan nào?
02 mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm mới nhất hiện nay thế nào?
Đơn xin xác nhận hạnh kiểm hay giấy xác nhận hạnh kiểm được sử dụng nhằm mục đích: xác nhận thông tin về hạnh kiểm của người nộp đơn. Điều này có thể cần thiết trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi đăng ký vào trường học, nộp đơn xin việc làm, hoặc tham gia một số hoạt động xã hội.
Bằng việc xác nhận hạnh kiểm, người đó có thể chứng minh cho nhà trường, nhà tuyển dụng, hoặc những tổ chức khác rằng họ có một hạnh kiểm tốt và đáng tin cậy. Điều này có thể giúp cho người đó có được cơ hội được chấp nhận và đạt được mục tiêu của mình trong cuộc sống.
Có thể tham khảo 02 mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm dưới đây:
Tải về mẫu đơn 01 tại đây
Tải về mẫu đơn 02 tại đây
02 mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm mới nhất hiện nay thế nào? Xin đơn xác nhận hạnh kiểm tại cơ quan nào? (Hình từ internet)
Xin đơn xác nhận hạnh kiểm tại cơ quan nào?
Đơn xin xác nhận hạnh kiểm do cơ quan công an địa phương nơi thường trú hoặc tạm trú cấp.
Khi đi xin giấy xác nhận hạnh kiểm, cần mang theo các giấy tờ như:
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Chứng minh thư nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu, Giấy xác nhận tạm trú hoặc thường trú, giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú...
Phiếu lý lịch tư pháp có thể thay thế đơn xin xác nhận hạnh kiểm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Như vậy, phiếu lý lịch tư pháp dùng hỗ trợ công tác quản lý nhân sự và có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích để thay thế cho giấy xác nhận hạnh kiểm.
Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1, Phiếu lý lịch tư pháp 2 gồm có những gì?
Phiếu lý lịch tư pháp số 1:
Căn cứ tại Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp 2009, quy định nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 gồm có các nội dung sau:
- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
+ Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
+ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2:
Căn cứ tại Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp 2009, quy định nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2 gồm có các nội dung sau:
- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
+ Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;
+ Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
- Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải thực hiện đăng ký các thông tin chung về đơn vị không?
- Cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế bị phạt bao nhiêu? Thời hiệu xử phạt vi phạm là bao lâu?
- Tiêu chuẩn của giáo viên dạy lý thuyết lái xe theo Nghị định 160/2024? Giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe và thẩm quyền cấp được quy định ra sao?