02 mẫu đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất? Có bao nhiêu hình thức đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất?
02 mẫu đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Nghị định 101?
(1) Mẫu đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất (đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài) theo Mẫu số 04/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất (đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài)
(2) Mẫu đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất (đối với tổ chức) theo Mẫu số 05/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất (đối với tổ chức)
02 mẫu đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất? Có bao nhiêu hình thức đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất?
Có bao nhiêu hình thức đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Một số quy định cụ thể về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
...
3. Hình thức đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý thực hiện việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo hình thức đăng ký trên giấy hoặc bằng phương tiện điện tử.
Trường hợp đăng ký theo hình thức trên giấy thì thực hiện theo quy định tại Mục 3 và Mục 4 Chương III của Nghị định này.
Trường hợp đăng ký bằng phương tiện điện tử thì thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương III của Nghị định này.
4. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý, người nhận chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật trực tiếp thực hiện việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất hoặc thực hiện việc đăng ký thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người yêu cầu đăng ký).
5. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho tổ chức đang sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 142 của Luật Đất đai mà quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thì thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai mà không chờ đến khi sắp xếp lại, xử lý xong tài sản công.
...
Như vậy, có 02 hình thức đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất: đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo hình thức đăng ký trên giấy hoặc bằng phương tiện điện tử.
Nội dung đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu gồm những gì?
Nội dung đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu được quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý gồm tên, giấy tờ nhân thân, pháp nhân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý;
(2) Thông tin về thửa đất gồm số thửa đất, số tờ bản đồ, địa chỉ, diện tích, loại đất, hình thức sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và các thông tin khác về thửa đất; thông tin về tài sản gắn liền với đất gồm loại tài sản, địa chỉ, diện tích xây dựng, diện tích sàn, diện tích sử dụng, hình thức sở hữu, thời hạn sở hữu và các thông tin khác về tài sản gắn liền với đất;
(3) Yêu cầu về đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc quyền quản lý đất hoặc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với thửa đất, tài sản gắn liền với đất;
(4) Các yêu cầu khác của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai (nếu có).
Lưu ý: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý, người nhận chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật trực tiếp thực hiện việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất hoặc thực hiện việc đăng ký thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật (gọi chung là người yêu cầu đăng ký).
Trường hợp người yêu cầu đăng ký có nhu cầu thực hiện đồng thời nhiều thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thì các cơ quan giải quyết thủ tục có trách nhiệm liên thông với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?