Sản xuất mỹ phẩm có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư hay không? Điều kiện để sản xuất mỹ phẩm là gì?

Sản xuất kinh doanh mỹ phẩm có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư hay không? Cần đáp ứng các quy định gì mới được phép sản xuất mỹ phẩm. Tôi là Hoa, hiện nay tôi đang muốn mở một cơ sở sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên với công thức do tôi tự sáng tạo ra. Tôi muốn hỏi khi muốn kinh doanh ngành nghề này thì có bị giới hạn về vấn đề gì không? Xin được giải đáp.

Điều kiện để sản xuất mỹ phẩm là gì?

Luật đầu tư có hạn chế lĩnh vực cho phép kinh doanh hay không?

Theo Điều 5 Luật đầu tư 2020 quy định về chính sách về đầu tư kinh doanh như sau:

“1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
4. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.
5. Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.
6. Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Như vậy, Luật đầu tư 2020 cho phép tự do đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật. Có thể nói rằng Luật đầu tư vẫn hạn chế ngành nghề kinh doanh, vì không phải tất cả các ngành nghề kinh doanh ngành nghề nào cũng được pháp luật doanh nghiệp Việt Nam công nhận.

Ngành nghề kinh doanh sản xuất mỹ phẩm có phải là ngành nghề kinh doanh được quy định tại Luật đầu tư?

Căn cứ theo Quyết định 27/2017/QĐ-TTg Ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam thì ngành sản xuất mỹ phẩm được xếp ở danh mục số 2023: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh (20231: Sản xuất mỹ phẩm)

Căn cứ theo quy định đã nêu trên đây cùng với quy định đã nêu tại Điều 5 Luật đầu tư 2020 thì sản xuất mỹ phẩm là một ngành nghề kinh doanh được quy định trong Luật đầu tư và cho phép hoạt động tại Việt Nam.

Sản xuất mỹ phẩm có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư hay không?

Theo khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Theo Điều 7 Luật đầu tư 2020 thì ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:

“1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
…”

Với quy định trên thì sản xuất mỹ phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư và ngành nghề này phải đáp ứng các điều kiện theo quy định khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Để được kinh doanh sản xuất mỹ phẩm thì cần đáp ứng những điều kiện gì theo Luật đầu tư?

Căn cứ theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật đầu tư 2020 tại số 182 thì sản xuất mỹ phẩm thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Căn cứ theo Điều 3, Điều 4 Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh sản phẩm thì:

- Muốn sản xuất mỹ phẩm thì phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định của pháp luật.

- Để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm thì cần phải:

+ Về nhân sự: Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.

+ Về cơ sở vật chất: Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.

+ Về hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau: Nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất. Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm. Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm.

Đầu tư kinh doanh có điều kiện
Mỹ phẩm
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sản phẩm mỹ phẩm là gì? Người phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất sản phẩm mỹ phẩm phải có kiến thức như thế nào?
Pháp luật
Chức năng sản phẩm mỹ phẩm có bắt buộc ghi lên nhãn mỹ phẩm không? Màu sắc của chữ được trình bày trên nhãn mỹ phẩm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sẽ tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm 06 tháng trong trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Không có Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm (PIF) lưu tại doanh nghiệp sẽ bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm trong bao lâu?
Pháp luật
Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm (PIF) là gì? Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm (PIF) phải có các nội dung nào?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải lưu giữ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) trong bao lâu?
Pháp luật
Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng những yêu cầu nào của ASEAN?
Pháp luật
Mẫu thông báo tác dụng bất lợi đối với mỹ phẩm là mẫu nào? Thời hạn phải thông báo tác dụng bất lợi đối với mỹ phẩm là khi nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm là mẫu nào? Thời hạn gửi Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm?
Pháp luật
Doanh nghiệp có thể bị đình chỉ lưu hành và thu hồi mỹ phẩm trong trường hợp nào theo quy định hiện hành?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đầu tư kinh doanh có điều kiện
Cao Nguyễn Thảo Quyên Lưu bài viết
6,600 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đầu tư kinh doanh có điều kiện Mỹ phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào