Tập quán pháp là gì? Ví dụ về tập quán pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực lao động?

Tập quán pháp là gì? Ví dụ về tập quán pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực lao động? Nhà nước hỗ trợ hướng dẫn phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động đối với đối tượng người lao động nào?

Tập quán pháp là gì? Ví dụ về tập quán pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực lao động?

Theo Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Áp dụng tập quán
1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Theo đó tập quán pháp là những thói quen, phong tục của cộng đồng được nhà nước thừa nhận và nâng lên thành pháp luật. Đây là những quy tắc xử sự chung, được hình thành từ đời sống hoặc truyền thống văn hóa xã hội trong một thời gian dài, và được cộng đồng chấp nhận và tuân thủ một cách tự giác.

Tập quán pháp có một số đặc điểm chính như sau:

- Nguồn gốc từ tập tục xã hội: Tập quán pháp bắt nguồn từ những thói quen, phong tục đã tồn tại lâu đời trong cộng đồng và được mọi người chấp nhận và tuân thủ một cách tự giác.

- Tính bảo thủ và ít biến đổi: Do được hình thành từ các tập tục lâu đời, tập quán pháp thường mang tính bảo thủ và ít thay đổi theo thời gian.

- Không do cơ quan nhà nước ban hành: Tập quán pháp không phải do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành mà được hình thành tự phát từ đời sống xã hội.

- Tính cưỡng chế: Khi được nhà nước thừa nhận, tập quán pháp trở thành những quy tắc xử sự chung có giá trị pháp lý và được nhà nước bảo đảm thực hiện.

- Tính cục bộ địa phương: Tập quán pháp thường mang tính cục bộ, phản ánh đặc trưng văn hóa và xã hội của từng địa phương cụ thể

Trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam, một ví dụ về tập quán pháp là việc nghỉ Tết Nguyên Đán. Theo truyền thống, người lao động thường được nghỉ làm việc trong dịp Tết để sum họp gia đình và tham gia các hoạt động lễ hội. Tập quán này đã được nhà nước thừa nhận và quy định cụ thể tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, đảm bảo quyền lợi nghỉ lễ cho người lao động.

Tập quán pháp là gì? Ví dụ về tập quán pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực lao động?

Tập quán pháp là gì? Ví dụ về tập quán pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực lao động? (Hình từ Internet)

Nhà nước hỗ trợ hướng dẫn phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động đối với đối tượng người lao động nào?

Theo Điều 20 Luật Việc làm 2013 quy định:

Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ:
a) Học nghề, ngoại ngữ; hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động;
b) Đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;
c) Vay vốn với lãi suất ưu đãi.
3. Chính phủ quy định chi tiết chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Điều này.

Theo đó người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được Nhà nước hỗ trợ hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động.

Chính sách của Nhà nước về việc làm như thế nào?

Theo Điều 5 Luật Việc làm 2013 quy định các chính sách của Nhà nước về việc làm như sau:

- Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.

- Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.

- Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

- Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

- Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thị trường là gì, các loại thị trường và ví dụ về thị trường? Người lao động làm mất dụng cụ thì bồi thường theo thời giá thị trường đúng không?
Lao động tiền lương
Mã zip Việt Nam là gì? Lịch chi trả lương hưu tại điểm giao dịch của bưu điện toàn quốc là ngày nào?
Lao động tiền lương
Khái niệm công tác dân vận là gì? Nội dung công tác dân vận nêu cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên đúng không?
Lao động tiền lương
Chiến tranh Lạnh là gì? Chiến tranh Lạnh kết thúc năm nào? Lực lượng vũ trang thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước trong tình trạng chiến tranh đúng không?
Lao động tiền lương
Cần kiệm liêm chính là gì? Ví dụ? Công chức viên chức là người đứng đầu phải nêu cao tinh thần cần kiệm liêm chính đúng không?
Lao động tiền lương
Đạo đức là gì? Đạo đức nghề nghiệp là gì? Thế nào là người có đạo đức?
Lao động tiền lương
Kỹ năng giao tiếp là gì? Các kỹ năng giao tiếp cơ bản cho người lao động ra sao?
Lao động tiền lương
CRM là gì? Chuyên viên CRM là gì? Lương tối thiểu của chuyên viên CRM hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Lợi nhuận thuần là gì, ví dụ? Tính lợi nhuận thuần công thức ra sao? Không thưởng tết vì lợi nhuận thuần thấp có được hay không?
Lao động tiền lương
Hiện vật là gì, hiện kim là gì, ví dụ? Phân biệt hiện vật và hiện kim? Trả lương cho người lao động bằng hiện vật hay hiện kim?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tìm hiểu Pháp luật
4,965 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp 06 văn bản quy định về Thừa kế mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024 Những quy định mới nhất về thuê trọ theo Luật Nhà ở 2023 cần phải biết Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia: tổng hợp văn bản hướng dẫn Các văn bản nổi bật về Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong lĩnh vực dân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào