Công trình nguồn điện là gì? Tổ chức hoạt động trong hành lang bảo vệ an toàn công trình phải có trách nhiệm gì?
Công trình nguồn điện là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 62/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ sở hữu công trình thủy điện là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hoặc được chuyển giao quyền sở hữu công trình thủy điện.
2. Công trình lưới điện là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động truyền tải điện, phân phối điện, hệ thống bảo vệ công trình.
3. Công trình nguồn điện là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện, hệ thống bảo vệ công trình.
4. Công trình thủy điện là công trình có nhiệm vụ phát điện, bao gồm: Đập, hồ chứa thủy điện, tuyến năng lượng, nhà máy thủy điện và các công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy điện.
5. Dây bọc là dây dẫn điện được bọc lớp cách điện có mức cách điện tối thiểu bằng điện áp pha của đường dây.
6. Điện áp cao là điện áp danh định trên 01 kV.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ta có thể hiểu công trình nguồn điện là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện, hệ thống bảo vệ công trình.
Công trình nguồn điện là gì? (Hình từ internet)
Tổ chức sử dụng đất trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình nguồn điện khi triển khai các hoạt động trong phạm vi trên mặt đất có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định 62/2025/NĐ-CP có nêu rõ:
Bảo vệ an toàn nhà máy phát điện và công trình điện lực khác
...
2. Công trình điện gió phải tuân thủ các quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định an toàn sau:
a) Chủ đầu tư công trình điện gió có trách nhiệm công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió;
b) Cột tháp gió, tuabin gió phải có tín hiệu cảnh báo hàng không theo quy định pháp luật về hàng không. Cánh quạt gió phải có dấu hiệu nhận biết phù hợp;
c) Đối với công trình điện gió trên biển, chủ đầu tư có trách nhiệm thiết lập, duy trì hệ thống quản lý an toàn bảo đảm kiểm soát các rủi ro trong toàn bộ hoạt động của công trình điện gió trên biển và thực hiện báo hiệu hàng hải theo quy định pháp luật về hàng hải Việt Nam. Trong phạm vi 02 hải lý tính từ mép ngoài cùng của cột tháp gió, trạm biến áp, cầu dẫn cáp điện và các hạng mục phụ trợ của công trình điện gió các tàu thuyền không có nhiệm vụ không được thả neo, bảo đảm an toàn cột tháp gió;
d) Tổ chức, cá nhân sử dụng đất, mặt nước hợp pháp trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình nguồn điện khi triển khai các hoạt động trong phạm vi trên mặt đất, dưới lòng đất, trên mặt nước, dưới mặt nước thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình nguồn điện phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn kỹ thuật cho công trình nguồn điện và có sự thỏa thuận với chủ công trình nguồn điện về các biện pháp bảo đảm an toàn kỹ thuật cho công trình theo quy định.
Như vậy, tổ chức, cá nhân sử dụng đất, mặt nước hợp pháp trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình nguồn điện khi triển khai các hoạt động trong phạm vi trên mặt đất, dưới lòng đất, trên mặt nước, dưới mặt nước thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình nguồn điện phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn kỹ thuật cho công trình nguồn điện và có sự thỏa thuận với chủ công trình nguồn điện về các biện pháp bảo đảm
Quy định chung về bảo vệ công trình điện lực bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 62/2025/NĐ-CP thì quy định chung về bảo vệ công trình điện lực bao gồm:
(1) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị điện lực khi phát hiện hành vi trộm cắp hoặc tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện, trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ.
(2) Không sử dụng công trình điện lực vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận của đơn vị quản lý công trình điện lực.
(3) Không lắp đặt ăng ten thu phát sóng, dây phơi, giàn giáo, nhà lồng, nhà lưới, biển, hộp đèn quảng cáo và các vật dụng khác tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi, văng, rung lắc gây hư hỏng, sự cố công trình điện lực.
(4) Tổ chức, cá nhân không đào đất, chất tải hoặc hoạt động gây sụt lún hoặc có nguy cơ gây sạt lở, lún sụt công trình lưới điện, trạm điện; không đốt nương rẫy, rác thải, vật liệu, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động hoặc có khả năng làm hư hỏng, sự cố công trình điện lực; không bắn, quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện và các công trình điện lực khác.
(5) Không thực hiện nổ mìn, mở mỏ; xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hóa học có khả năng gây ăn mòn hoặc có khả năng làm cháy, gây hư hỏng các bộ phận của công trình điện lực.
(6) Phương tiện bay được cấp phép phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với công trình điện lực, không được phép bay vào phạm vi 500 m tính từ mép ngoài công trình lưới điện cao áp, siêu cao áp trên không hoặc 100 m tính từ mép ngoài công trình lưới điện trên không trung áp ra các phía xung quanh, trừ trường hợp phương tiện bay làm nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện được phép theo quy định.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.