Pháp luật quy định như thế nào về việc đóng BHXH cho người lao động làm việc ở nhiều nơi? Khi đó công ty nào có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động?
>> Bệnh suy thận mãn có phải là bệnh hiểm nghèo hay không? Có được hưởng 100% BHYT không?
>> Nghỉ ốm nữa ngày có được hưởng chế độ ốm đau?
Doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc cho người lao động, bao gồm các loại bảo hiểm sau
- Bảo hiểm xã hội (chế độ hưu trí, tử tuất, chế độ ốm đau, thai sản)
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
>>Xem chi tiết Mức đóng các loại bảo hiểm bắt buộc tại công việc pháp lý: Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Quy trình thu BHXH ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau (người lao động làm việc ở nhiều nơi) thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
Như vậy, trường hợp người lao động làm việc ở nhiều nơi, trách nhiệm đóng BHXH được quy định như sau:
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
- Bảo hiểm y tế: theo hợp đồng lao động có mức lương cao nhất.
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: theo từng hợp đồng lao động.
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
File Excel tính tiền lương hưu hằng tháng 2024 đối với người lao động |
Tổng hợp biểu mẫu về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động theo quy định mới nhất |
Đóng BHXH cho người lao động làm việc ở nhiều nơi (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
- Đóng hằng tháng: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.
- Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng.
Lưu ý: Từ ngày 01/7/2025, thời hạn đóng BHXH bắt buộc cho người sử dụng lao động đã được kéo dài thêm 01 tháng so với Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Doanh nghiệp đóng BHXH muộn hơn 01 tháng so với quy định nêu trên không bị xem là chậm đóng BHXH.
>>Xem chi tiết tại bài viết: Kéo dài thêm 01 tháng thời hạn đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/7/2025
>> Xem chi tiết tại: Công cụ chuyển lương Gross sang Net và ngược lại (đã cập nhật quy định mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2024).
(i) Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN
(ii) Thủ tục báo cáo về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước
(iii) Chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
(iv) Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động
(v) Giải quyết chế độ tử tuất cho người lao động
(vi) Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động
(vii) Giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
(viii) Giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp cho người lao động
(ix) Giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động
(x) Giải quyết chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản
(xi) Giải quyết chế độ thai sản cho người lao động
(xii) Giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động
(xiii) Truy thu BHXH, BHYT, BHTN
(xiv) Cấp lại sổ BHXH, đổi và điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội – Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: a) Ốm đau; b) Thai sản; c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; d) Hưu trí; đ) Tử tuất. 2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: a) Hưu trí; b) Tử tuất. 3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định. |