Từ ngày 01/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành. Theo đó, có sự thay đổi về thời hạn đóng BHXH bắt buộc đối với người sử dụng lao động
>> Phòng, chống gian lận bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
>> Những thay đổi mà doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận
Căn cứ khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025), phương thức, thời hạn đóng BHXH bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động được quy định như sau:
- Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng.
- Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần.
Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020), thời hạn đóng BHXH bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động được quy định như sau:
- Đóng hằng tháng: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.
- Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng.
Theo đó, từ ngày 01/7/2025, thời hạn đóng BHXH bắt buộc cho người sử dụng lao động đã được kéo dài thêm 01 tháng so với Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Người sử dụng lao động đóng BHXH muộn hơn 01 tháng so với quy định trước đây không bị xem là chậm đóng BHXH.
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
File Excel tính tiền lương hưu hằng tháng 2024 đối với người lao động |
Kéo dài thêm 01 tháng thời hạn đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/7/2025
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025), chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i) Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký kể từ sau ngày đóng BHXH chậm nhất quy định tại Mục 1 nêu trên hoặc kể từ sau ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, trừ trường hợp không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp sau 60 ngày kể từ ngày đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc thực hiện.
(ii) Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia BHXH bắt buộc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
(iii) Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
(iv) Thuộc trường hợp không bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Xem chi tiết tại bài viết: Thay đổi về lãi suất chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/7/2025
Xem chi tiết tại bài viết: Mức phạt tối đa với trường hợp chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 2024 là bao nhiêu?
Điều 4. Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội – Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) 1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây: a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng; b) Hỗ trợ chi phí mai táng; c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng. 2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: a) Ốm đau; b) Thai sản; c) Hưu trí; d) Tử tuất; đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động. 3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: a) Trợ cấp thai sản; b) Hưu trí; c) Tử tuất; d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động. 4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm. 5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung. |