Trong quá trình làm việc, không tránh khỏi việc xảy ra tai nạn lao động, khi đó doanh nghiệp có trách nhiệm khai báo tai nạn lao động. Theo đó, việc khai báo được quy định như sau:
>> Thủ tục trích nộp kinh phí công đoàn
>> Quy định về tổ chức làm thêm giờ, thông báo làm thêm giờ trên 200 giờ/năm
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường.
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng là sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động lớn, xảy ra trên diện rộng và vượt khả năng ứng phó của cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức, địa phương hoặc liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương.
(Sau đây gọi chung Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng là Sự cố lao động).
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 34 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra.
Khai báo tai nạn lao động khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động (ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, việc khai báo tai nạn lao động được quy định như sau:
- Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, doanh nghiệp biết tin phải khai báo như sau:
+ Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Công an cấp huyện);
+ Nội dung khai báo thực hiện theo Mẫu khai báo tai nạn lao động (Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP).
- Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, ngoài việc thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành, doanh nghiệp biết tin phải khai báo như sau:
+ Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn và với Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho Công an cấp huyện;
+ Nội dung khai báo thực hiện theo Mẫu khai báo tai nạn lao động (Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP).
Khai báo, báo cáo sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng:
Khi xảy ra sự cố làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người trở lên mà nạn nhân không phải là người lao động thuộc quyền quản lý hoặc có người lao động bị nạn nhưng chưa rõ thương vong thì doanh nghiệp phải khai báo bằng cách nhanh nhất với thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra sự cố, với Công an cấp huyện nếu nạn nhân bị chết.
Nội dung khai báo thực hiện theo Mẫu khai báo tai nạn lao động (Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP).
Lưu ý: Căn cứ khoản 3 Điều 26 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, đối với sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương (pháp luật chuyên ngành không quy định việc khai báo) thì doanh nghiệp, địa phương nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp - Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng - Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu khai báo tai nạn lao động - Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động - Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở - Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh - Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương - Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu biên bản lấy lời khai khi xảy ra tai nạn lao động - Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động của đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở - Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động - Mẫu số 10a ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động - Mẫu số 10b ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động - Mẫu số 11a ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động - Mẫu số 11b ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động cấp cơ sở (6 tháng hoặc cả năm) - Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Phụ lục XIII - Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động chết người - Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động từ người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh, thành phố (6 tháng hoặc cả năm) Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh, thành phố Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn - Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động của cơ quan chuyên ngành thực hiện điều tra tai nạn lao động (6 tháng hoặc cả năm) Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh - Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tổng hợp các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, thành phố - Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu thông báo về các trường hợp người bị tai nạn lao động khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc -Phụ lục XX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở - Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ chăm sóc và quản lý sức khỏe người lao động - Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.