Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Theo đó sẽ có một số thay đổi về các đối tượng doanh nghiệp phải đóng BHXH bắt buộc.
>> Thuốc, thiết bị y tế thuộc phạm vi thanh toán trực tiếp chi phí cho người có thẻ BHYT
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 01/7/2025), các đối tượng doanh nghiệp phải đóng BHXH bắt buộc bao gồm:
(i) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
Lưu ý: Áp dụng cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.
(ii) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Lưu ý: trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
(iii) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 có hưởng tiền lương và không hưởng tiền lương.
(iv) Đối tượng quy định tại khoản (i) làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất.
(v) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
Tổng hợp các đối tượng doanh nghiệp phải đóng BHXH từ 01/7/2025 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, doanh nghiệp phải đóng BHXH cho các đối tượng sau đây:
(i) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
(ii) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
(iii) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
(iv) Người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương.
Từ ngày 01/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, phạm vi đối tượng doanh nghiệp phải đóng BHXH bắt buộc được mở rộng, bao gồm:
(i) Áp dụng cho cả các trường hợp hợp đồng lao động có nội dung về việc làm trả lương, dù có tên gọi khác.
(i) Người quản lý doanh nghiệp, thành viên Hội đồng quản trị và các chức danh quản lý của hợp tác xã, dù có hưởng hoặc không hưởng lương, đều phải tham gia BHXH.
(iii) Chủ hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh cũng thuộc diện phải tham gia BHXH.
(i) Freelancer sẽ được hưởng trợ cấp thai sản từ ngày 01/7/2025
Xem chi tiết tại bài viết: Có phải Freelancer sẽ được hưởng chế độ thai sản từ tháng 7/2025?
(ii) Tăng thời gian được xin nghỉ ở nhà chăm vợ sinh con từ 30 lên 60 ngày kể từ ngày vợ sinh con.
Xem chi tiết tại bài viết: Tăng thời gian được xin nghỉ ở nhà chăm vợ sinh con từ 01/7/2025
(iii) Các đối tượng không được rút BHXH 1 lần từ ngày 01/7/2025
Xem chi tiết tại bài viết: Ai không được rút bảo hiểm xã hội một lần từ ngày 01/7/2025?
(iv) Từ ngày ngày 01/7/2025, lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ cao hơn 30 năm sẽ được hưởng trợ cấp một lần.
Xem chi tiết tại bài viết: Thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu từ ngày 01/7/2025
(v) Nghỉ ốm nữa ngày vẫn được hưởng chế độ ốm đau
Xem chi tiết tại bài viết: Nghỉ ốm nữa ngày có được hưởng chế độ ốm đau?
(vi) Bãi bỏ trường hợp sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được rút bảo hiểm xã hội một lần.
Xem chi tiết tại bài viết: Sau 1 năm nghỉ việc, có được rút bảo hiểm xã hội một lần?