Khác với Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 01/7/2025, người quản lý doanh nghiệp là đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định lại Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
>> Kéo dài thêm 01 tháng thời hạn đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/7/2025
>> Phòng, chống gian lận bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Căn cứ điểm n khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025), người quản lý doanh nghiệp là đối tượng đóng BHXH bắt buộc.
Trong khi đó, theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, người quản lý doanh nghiệp không hưởng tiền lương thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Từ ngày 01/7/2025, người quản lý doanh nghiệp không hưởng tiền lương vẫn phải đóng BHXH bắt buộc.
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
File Excel tính tiền lương hưu hằng tháng 2024 đối với người lao động |
Người quản lý doanh nghiệp không hưởng tiền lương phải đóng BHXH bắt buộc từ 01/7/2025
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 4 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức đóng, phương thức và thời hạn đóng BHXH của người quản lý doanh nghiệp được quy định như sau:
Mức đóng hằng tháng bằng 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đóng qua hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia quản lý theo phương thức đóng hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
- Thời hạn đóng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng.
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, các đối tượng sau đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 06 tháng quy định tại khoản 7 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì không thuộc đối tượng than gia BHXH bắt buộc:
- Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ.
- Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 không hưởng tiền lương.
Ngoài đối tượng nêu trên, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng quy định về các trường hợp không thuộc đối tượng tham gia BHXH buộc khác bao gồm:
- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng.
- Lao động là người giúp việc gia đình.
Điều 4. Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội - Luật Bảo hiểm xã hội 2024 1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây: a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng; b) Hỗ trợ chi phí mai táng; c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng. 2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: a) Ốm đau; b) Thai sản; c) Hưu trí; d) Tử tuất; đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động. 3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: a) Trợ cấp thai sản; b) Hưu trí; c) Tử tuất; d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động. 4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm. 5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung. |