Trong hoạt động của doanh nghiệp thì cần biết đến các công việc pháp lý nào về lao động được thực hiện định kỳ và không định kỳ? –Ngọc Bích (An Giang).
>> Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực)
>> Các trường hợp phải thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2023 cho NLĐ
PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cập nhật kịp thời quy định pháp luật mới tại các công việc pháp lý về lao động (công việc được thực hiện định kỳ và thực hiện không định kỳ). Cụ thể như sau:
>> Báo cáo sử dụng lao động định kỳ 6 tháng và hằng năm
>> Báo cáo về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước
>> Trích nộp kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn
>> Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
>> Tổ chức hội nghị người lao động định kỳ
>> Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động
>> Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động
>> Công bố tình hình tai nạn lao động
>> Tổ chức thương lượng tập thể
>> Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động
>> Tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động
Các mẫu văn bản quan trọng mà Người lao động và Doanh nghiệp cần biết |
Các công việc pháp lý lao động được thực hiện định kỳ và không định kỳ |
Các công việc pháp lý lao động được thực hiện định kỳ và không định kỳ
>> Sắp xếp thời giờ làm việc bình thường
>> Thành lập công đoàn trong quá trình hoạt động
>> Xây dựng và thông báo Thang lương, Bảng lương trong quá trình hoạt động
>> Xây dựng bảng phụ cấp lương trong quá trình hoạt động
>> Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động trong quá trình hoạt động
>> Xây dựng và thông báo Thỏa ước lao động của doanh nghiệp
>> Xây dựng và thông báo định mức lao động trong quá trình hoạt động
>> Xây dựng quy chế dân chủ tại cơ sở
>> Tạm đình chỉ công việc do xử lý kỷ luật lao động
>> Thông báo về tình hình biến động lao động nếu có hàng tháng
>> Xử lý kỷ luật sa thải người lao động
>> Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại tài sản
>> Thông báo tổ chức làm thêm giờ trên 200 giờ trong năm
>> Khai báo sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
>> Kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
>> Xây dựng phương án sử dụng lao động
Lưu ý: Nội dung nêu trên là đề cập đến công việc pháp lý về lao động (công việc được thực hiện định kỳ và thực hiện không định kỳ) với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác, quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Điều 44. Phương án sử dụng lao động – Bộ luật Lao động 2019 1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; b) Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu; c) Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động; d) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động; đ) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án. 2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua. |