Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 có những văn bản hướng dẫn nào còn hiệu lực thi hành? Thanh Mai (TP. Cần Thơ).
>> Các trường hợp phải thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2023 cho NLĐ
>> Cách để doanh nghiệp bảo vệ bí mật kinh doanh, công nghệ hiệu quả hơn
Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về pháp luật lao động bao gồm các văn bản (còn hiệu lực thi hành) sau đây:
1. Bộ luật Lao động 2019 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021).
Toàn văn File word Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
Toàn văn File word Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực
2. Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021).
3. Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2021).
4. Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2021).
5. Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/01/2022).
6. Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2022).
7. Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2022).
8. Nghị định 83/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2022).
9. Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động chưa thành niên (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/03/2021).
10. Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về nội dung của hợp đồng lao động, hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021).
11. Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2022).
12. Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ xác định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/01/2022).
13. Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/09/2022).
Điều 220. Hiệu lực thi hành – Bộ luật Lao động 2019 1. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực. 2. Kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận hợp pháp đã giao kết có nội dung không trái hoặc bảo đảm cho người lao động có quyền và điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của Bộ luật này được tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung để phù hợp và để áp dụng quy định của Bộ luật này. 3. Chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, tổ chức xã hội, xã viên hợp tác xã, người làm việc không có quan hệ lao động do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này. |