>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Xây dựng quy chế dân chủ tại cơ sở trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Hình từ Internet

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải xây dựng và thực hiện công khai, minh bạch Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như của công ty.

Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc này chính là những quy định về quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động với các nội dung người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định, được kiểm tra, giám sát và các hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

1. Trách nhiệm xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Trừ trường hợp công ty hợp danh sử dụng dưới 10 người lao động được miễn trừ ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc bằng văn bản.

Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.

Lưu ý:  Theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động được coi là có hành vi vi phạm hành chính và sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo về quy chế dân chủ; không công khai nội dung chính của đối thoại hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

2. Nội dung quy chế dân chủ tại cơ sở làm việc

2.1. Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc:

- Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đằng công khai và minh bạch.

- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động , người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

2.2. Nội dung và hình thức mà công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải đảm bảo công khai minh bạch với người lao động trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc:

- Nội dung:

+ Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

+ Các thông tin liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động như: Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác;

+ Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;

+ Việc sử dụng, trích lập các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có) như: quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ khác;

+ Việc trích nộp các loại phí bao gồm kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

+ Các vấn đề liên quan đến tình hình thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người lao động;

+ Các nội dung khác theo quy định pháp luật.

- Hình thức: Trong trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung phải công khai để lựa chọn hình thức sau đây và thể hiện trong quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc theo trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc:

+ Niêm yết công khai tại nơi làm việc;

+ Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa hai bên và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;

+ Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;

+ Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;

+ Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

3. Quyền được tham gia đóng góp ý kiến của người lao động

Những nội dung người lao động được tham gia ý kiến:

 + Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;

+ Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;

+ Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;

+ Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.

>> Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc cần đảm bảo các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Nội dung người sử dụng lao động phải công khai.

2. Nội dung người lao động tham gia ý kiến.

3. Nội dung người lao động được quyết định.

4. Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát.

Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động (tổ chức này là Ban chấp hành Công đoàn cơ sở; hoặc, đại diện Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp - nếu tại công ty chưa thành lập Công đoàn) và thực hiện theo Hướng dẫn 1360/HD-TLĐ năm 2019 về công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Cơ chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc sẽ được thực hiện thông qua hình thức: đối thoại tại nơi làm việc, hội nghị người lao động và các hình thức được thực hiện dân chủ khác.

Xem chi tiết tại công việc Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc” và “Tổ chức hội nghị người lao động định kỳ”.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,390
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: