Dưới đây là khái niệm về bảo hộ lao động và 07 chế độ bảo vệ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động hiện nay.
>> Tổng hợp 07 quyền lợi dành cho lao động nữ mang thai
>> 02 mẫu bằng lái xe mới chính thức áp dụng từ đầu năm 2025
Có thể hiểu bảo hộ lao động là việc triển khai các giải pháp pháp lý, kỹ thuật và quản lý nhằm kiểm soát, ngăn chặn các nguy cơ gây hại trong môi trường làm việc. Các biện pháp này không chỉ hướng tới việc cải thiện điều kiện lao động mà còn đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của người lao động trong quá trình làm việc.
Lưu ý: Khái niệm trên chỉ mang tính chất tham khảo.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Khái niệm bảo hộ lao động; 07 chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Các chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động được quy định chi tiết Mục 3 Chương 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Căn cứ Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
(i) Khám sức khỏe định kỳ:
- Công ty phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động ít nhất 1 lần/năm.
- Đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: NLĐ khuyết tật, chưa thành niên, cao tuổi khám ít nhất 6 tháng/lần.
(ii) Khám sức khỏe đặc thù:
- Lao động nữ được khám phụ sản.
- Người tiếp xúc yếu tố nguy cơ bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
(iii) Khám sức khỏe trước và sau công việc đặc biệt:
- Công ty tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ trước khi bố trí công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp được Hội đồng y khoa giám định mức suy giảm khả năng lao động
(iv) Yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh:
Khám sức khỏe và phát hiện bệnh nghề nghiệp phải thực hiện tại cơ sở đáp ứng điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
(v) Điều trị bệnh nghề nghiệp:
Người mắc bệnh nghề nghiệp phải được đưa đến cơ sở đủ điều kiện để điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.
(vi) Chi phí khám và điều trị:
Công ty chi trả toàn bộ chi phí khám và điều trị, các khoản này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Căn cứ Điều 22 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định chi tiết như sau:
(i) Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được ban hành tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH).
(ii) Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Quý khách hàng xem chi tiết: TẠI ĐÂY
Căn cứ Điều 24 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, quy định NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được công ty bồi dưỡng bằng hiện vật.
Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc sau đây:
- Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể.
- Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
- Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.
Căn cứ Điều 25 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, công ty có trách nhiệm bảo đảm thời gian tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của NLĐ nằm trong giới hạn an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các quy định của pháp luật có liên quan.
Căn cứ Điều 26 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, khuyến khích công ty hằng năm tổ chức cho NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và người lao động có sức khỏe kém được điều dưỡng phục hồi sức khỏe.
Căn cứ Điều 27 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, công ty cần dựa trên tiêu chuẩn sức khỏe áp dụng cho từng loại nghề hoặc công việc, cùng với kết quả khám sức khỏe, để bố trí công việc phù hợp cho NLĐ. Công ty có trách nhiệm:
- Lập và lưu giữ hồ sơ sức khỏe của NLĐ và hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
- Thông báo kết quả khám sức khỏe và khám bệnh nghề nghiệp để NLĐ nắm rõ.
- Hằng năm, báo cáo tình hình quản lý sức khỏe NLĐ thuộc phạm vi quản lý cho cơ quan y tế có thẩm quyền.