Dưới đây là tổng hợp 38 công việc ảnh hưởng tới lao động nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi và 07 quyền lợi dành cho lao động nữ mang thai.
1. Tổng hợp 38 công việc ảnh hưởng tới lao động nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Căn cứ Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, quy định các nghề, công việc được áp dụng đối với lao động nữ trong thời gian có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
|
File Word công việc ảnh hưởng tới lao động nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi |
|
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Tổng hợp 38 công việc ảnh hưởng tới lao động nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
2. 07 quyền lợi dành cho lao động nữ mang thai
Quý khách hàng xem chi tiết: TẠI ĐÂY
3. 11 công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nam
Căn cứ Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, quy định các công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nữ bao gồm:
(i) Tiếp xúc trực tiếp với kim loại nặng như Cadimi (CD), chì (Pb), niken (Ni), thủy ngân (Hg) ...
(ii) Tiếp xúc với hóa chất công nghiệp như Benzene (C6H6); Toluene (C7H8); Xylene (C6H10), thuốc trừ sâu, diệt cỏ, dung môi hữu cơ, vật liệu sơn.
(iii) Tiếp xúc trực tiếp với sóng siêu âm cao tần như sóng ra-đa (radar)…
(iv) Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu nhà máy điện hạt nhân.
(v) Sử dụng chất phóng xạ.
(vi) Sản xuất chế biến chất phóng xạ.
(vii) Lưu trữ chất phóng xạ và xử lý, lưu trữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
(viii) Sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ.
(ix) Đóng gói, vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.
(x) Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ.
(xi) Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có khả năng tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa.
Điều 50. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản – Luật Bảo hiểm xã hội 2024
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ;
d) Lao động nữ nhờ mang thai hộ;
đ) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
e) Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.
2. Đối tượng quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
3. Đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con.
4. Đối tượng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 5 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 53, 54, 55 và 56 và các khoản 1, 2 và 3 Điều 58 của Luật này. Thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
5. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh.
|