Khi ký hợp đồng lao động, người lao động cần nắm rõ quyền và nghĩa vụ để bảo vệ lợi ích của mình. Dưới đây là 07 lưu ý người lao động cần biết khi ký hợp đồng lao động.
>> Quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2025 mới nhất
>> 02 phương pháp phân loại điều kiện lao động từ 01/4/2025
Dưới đây là 07 lưu ý người lao động cần biết khi ký hợp đồng lao động
Căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
Thời gian thử việc
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
![]() |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Tổng hợp 07 lưu ý người lao động cần biết khi ký hợp đồng lao động (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 26 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Căn cứ khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Như vậy, lương chính thức không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
4.960.000 |
23.800 |
Vùng II |
4.410.000 |
21.200 |
Vùng III |
3.860.000 |
18.600 |
Vùng IV |
3.450.000 |
16.600 |
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019, công ty không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, khi ký hợp đồng lao động người lao động cần xem xét tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm theo quy định trên.
Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, một năm người lao động có 11 ngày nghỉ lễ, tết bao gồm:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch).
- Tết Âm lịch: 05 ngày.
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch).
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
Đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ (theo khoản 2 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019).
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, quy định nghỉ hằng năm như sau:
- Tùy từng trường hợp cụ thể, một năm người lao động có 12 đến 16 ngày phép năm.
- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một công ty thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ của 02 bên khi chấm dứt hợp đồng lao động, Quý khách hàng xem chi tiết tại Mục 3 Chương 3 Bộ luật Lao động 2019.
Trên đây là tổng hợp 07 lưu ý người lao động cần biết khi ký hợp đồng lao động.