Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình được quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Dưới đây là file word mẫu hợp đồng lao động giúp việc và một số quy định về lao động giúp việc.
>> Mẫu báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động mới nhất
>> 07 chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động
Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình mới nhất được quy định tại Mẫu số 01/PLV Phụ lục V Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình |
Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình mới nhất
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động giúp việc thực hiện theo quy định tại Chương VII Bộ luật Lao động 2019 và Chương VII Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Trong đó thời gian nghỉ ngơi trong ngày làm việc bình thường, ngày nghỉ hằng tuần được thực hiện như sau:
(i) Vao ngày làm việc bình thường, ngoài thời giờ làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định, người sử dụng lao động phải bảo đảm, tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục.
(ii) Người lao động được nghỉ hằng tuần theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp người sử dụng lao động không thể bố trí nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Căn cứ khoản 6 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đối với lao động giúp việc được thực hiện như sau:
(i) Người sử dụng lao động và người lao động xác định cụ thể các hành vi, hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và ghi vào hợp đồng lao động hoặc thể hiện bằng hình thức thỏa thuận khác.
(ii) Các hình thức xử lý kỷ luật lao động áp dụng đối với người lao động sẽ bao gồm khiển trách, sa thải.
(iii) Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong các trường hợp:
- Người lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019.
- Người lao động có hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự đối với người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình.
(iv) Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động xem xét, xử lý kỷ luật lao động người lao động.
Trường hợp người lao động là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì người sử dụng lao động phải thông báo việc xử lý kỷ luật lao động đến người đại diện theo pháp luật của người lao động.
(v) Việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại điểm a, điểm c khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019.
|