Tra cứu Thuật ngữ pháp lý

STTThuật ngữMô tảNguồn 
601 Bên uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác. 36/2005/QH11
602 Bên vận tải
Hết hiệu lực
Là bên nhận vận chuyển hàng hóa 63/2007/QĐ-BGTVT
602 Bên vận tải
Hết hiệu lực
Là bên nhận vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng 824/2002/QĐ-BGTVT
603 Bên vay Là Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào mà đại diện là Bộ Tài chính Lào 94/2009/TT-BTC
603 Bên vay Là Chính phủ Vương quốc Campuchia mà đại diện là Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia (MEF) 110/2006/TT-BTC
604 Bến xe Là bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được xây dựng để ô tô đón, trả khách; nơi các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quyền quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật 1677/QĐ-UBND Tỉnh Hà Nam
605 Bến xe khách là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách công cộng. 49/2012/TT-BGTVT
606 Bến xe ô tô hàng
Hết hiệu lực
là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ xe ôtô vận tải hàng hóa nhận, trả hàng và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng hóa. 24/2010/TT-BGTVT
607 Bến xe ô tô khách
Hết hiệu lực
là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách. 24/2010/TT-BGTVT
608 Bên yêu cầu Là đơn vị điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị giải quyết tranh chấp khi cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm 40/2010/TT-BCT
609 Bến, bãi kinh doanh vật liệu xây dựng cát, sỏi
Hết hiệu lực
Là địa điểm cụ thể để tập kết và kinh doanh vật liệu xây dựng cát, sỏi. Nếu địa điểm chưa được cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của cấp có thẩm quyền thì địa điểm đó chỉ đơn thuần là bãi kinh doanh vật liệu xây dựng cát, sỏi 1617/QĐ-UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế
610 Bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi
Hết hiệu lực
Là địa điểm cụ thể để tập kết và tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi. Nếu địa điểm chưa được cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của cấp có thẩm quyền thì địa điểm đó chỉ đơn thuần là bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi 936/QĐ-UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế
611 Bến, nhà ga Gồm bến xe, nhà chờ, trạm dừng nghỉ trên các tuyến vận tải đường bộ; ga đường sắt, ga đường sắt đô thị, bến đỗ đường sắt đô thị; nhà ga hàng không; cảng, bến thủy chở khách 39/2012/TT-BGTVT
612 Bệnh dại
Hết hiệu lực
Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây bệnh ở động vật và người, gây nên những cái chết với triệu chứng rất thảm khốc. Nguồn mang mầm bệnh chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%) và động vật hoang dã. Khi động vật mắc bệnh dại cào, cắn, liếm vào người, vi rút từ nước bọt sẽ lây truyền qua da và niêm mạc bị tổn thương. Vi rút xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá huỷ mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tuỳ thuộc loài, độc lực của vi rút và vị trí vết cắn. Thời gian ủ bệnh ở con vật có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng, có thể lâu hơn, nhưng trước 10-15 ngày phát bệnh thường thải vi rút qua nước bọt gây nhiễm cho người, gia súc khác qua vết cào, cắn, liếm. 48/2009/TT-BNNPTNT
613 Bệnh dại
Hết hiệu lực
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virut thuộc họ Rhabdoviridae gây ra, gặp ở nhiều loài động vật và ở người. Con vật bị bệnh lúc đầu thường điên cuồng, cắn xé đồ vật, những con vật khác hoặc người và truyền bệnh qua những vết cào, vết cắn; trước khi chết, con vật bị bệnh thường chuyển sang thời kỳ bại liệt 05/2007/NĐ-CP
614 Bệnh dịch động vật
Hết hiệu lực
là một bệnh truyền nhiễm của động vật có thể lây lan thành dịch 12/VBHN-BNNPTNT
615 Bệnh đốm trắng
Hết hiệu lực
Đây là bệnh thường gặp và gây thiệt hại lớn nhất cho tôm nuôi . a) Tên gọi khác: Penaeid Acute Viremia (PAV); b) Tác nhân gây bệnh: White Spot Syndrome Virus (WSSV); c) Loài cảm nhiễm: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) và các loài giáp xác khác ở mọi giai đoạn sinh trưởng; d) Phân bố, mùa vụ, lan truyền: Bệnh đốm trắng xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1992 sau đó lan nhanh sang các nước khác như Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia. Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1993. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa giữa mùa mưa hoặc cuối mùa mưa đầu mùa khô, khi tôm nuôi được khoảng 45-60 ngày tuổi. Bệnh lan truyền theo đường truyền ngang và đường truyền dọc; đ) Đặc điểm bệnh lý: Tôm bị bệnh có màu hồng đến hồng đỏ, xuất hiện những đốm màu trắng có đường kính từ 0,5-3 mm ở mặt trong lớp vỏ kitin vùng đầu ngực và đốt bụng thứ 5, 6 sau đó lan ra toàn thân. Tỷ lệ chết có thể lên tới 100% trong vòng 3-5 ngày 52/2011/TT-BNNPTNT
616 Bệnh LTQĐTD
Hết hiệu lực
Là các bệnh do vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh trùng, đơn bào và các nguyên nhân khác gây nên và lây lan qua quan hệ tình dục không được bảo vệ, qua đường máu và lây từ mẹ sang con 2691/2002/QĐ-BYT
617 Bệnh nghề nghiệp
Hết hiệu lực
Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật. 14/2004/QĐ-BTC
617 Bệnh nghề nghiệp
Hết hiệu lực
là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. 12/2006/TT-BYT
617 Bệnh nghề nghiệp
Hết hiệu lực
Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động, sản xuất có hại của nghề nghiệp tác động đối với sức khỏe người lao động 19/2011/TT-BYT
618 Bệnh phẩm
Hết hiệu lực
là mẫu được lấy từ động vật sống hoặc chết, có chứa hoặc nghi ngờ chứa tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc ký sinh trùng được gửi tới các phòng thí nghiệm để chẩn đoán bệnh 12/VBHN-BNNPTNT
619 Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm 03/2007/QH12
620 Bệnh truyền qua thực phẩm là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh. 55/2010/QH12

« Trước2122232425262728293031323334353637383940Tiếp »

Đăng nhập


DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.210.20
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!