BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/VBHN-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 02 năm 2014
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY
ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH THÚ Y
Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y, có hiệu
lực kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 11
năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh Thú y, có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2008.
2. Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10
năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về nông
nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2011.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ Thủy sản1
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng
áp dụng
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh Thú y về:
a) Phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật, phòng, chống
dịch bệnh động vật;
b) Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát
giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y;
c) Quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh
vật, hóa chất dùng trong thú y;
d) Hành nghề thú y.
2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân
Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thú y trên
lãnh thổ Việt Nam.
Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị
định này thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Động vật mắc bệnh là động vật nhiễm bệnh và có
triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh đó hoặc đã xác định được mầm bệnh.
2. Động vật nghi mắc bệnh là động vật có triệu chứng,
bệnh tích của bệnh nhưng chưa rõ, chưa xác định được mầm bệnh hoặc động vật ở
trong vùng dịch và có biểu hiện không bình thường hoặc bỏ ăn, sốt.
3. Động vật nhiễm bệnh là động vật có biểu hiện
khác thường nhưng chưa có triệu chứng của bệnh.
4. Động vật nghi nhiễm bệnh là động vật dễ nhiễm bệnh
và đã tiếp xúc hoặc ở gần động vật mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh.
5. Bệnh dịch động vật là một bệnh truyền nhiễm của
động vật có thể lây lan thành dịch.
6. Bệnh phẩm là mẫu được lấy từ động vật sống hoặc
chết, có chứa hoặc nghi ngờ chứa tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc ký sinh
trùng được gửi tới các phòng thí nghiệm để chẩn đoán bệnh.
7. Chẩn đoán bệnh động vật là việc sử dụng các kỹ
thuật để xác định bệnh.
8. Cách ly động vật là việc nuôi động vật cách ly
hoàn toàn không cho tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật ở cơ sở
trong một thời gian nhất định để theo dõi sức khỏe của động vật và khi cần thiết
phải xét nghiệm để xác định bệnh.
9. Giám sát dịch bệnh là việc theo dõi, kiểm tra,
đánh giá tính chất, nguyên nhân xuất hiện, phương thức lây lan bệnh trong suốt
quá trình chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, kinh doanh động vật, sản phẩm
động vật.
10. Khống chế dịch bệnh là việc áp dụng các biện
pháp nhằm làm giảm sự lây lan dịch bệnh, giảm số ổ dịch, số động vật mới mắc bệnh
trong ổ dịch.
11. Thanh toán bệnh động vật là việc áp dụng các biện
pháp kỹ thuật về thú y và các biện pháp khác nhằm loại trừ bệnh động vật trong
phạm vi nhất định.
12. Chăn nuôi của hộ gia đình, cá nhân là chăn nuôi
ở quy mô chưa đạt tiêu chí của kinh tế trang trại theo quy định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
13. Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung là cơ sở
chăn nuôi của các doanh nghiệp hoặc cơ sở chăn nuôi từ quy mô trang trại trở
lên.
14. Kiểm dịch viên động vật là cán bộ làm nhiệm vụ
kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú
y được cơ quan thú y có thẩm quyền cấp thẻ kiểm dịch viên.
15. Cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật
là địa điểm cố định, được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh giết mổ,
sơ chế động vật, sản phẩm động vật.
16. Chủ hàng là chủ sở hữu động vật, sản phẩm động
vật hoặc người quản lý, người đại diện, người áp tải, người vận chuyển, chăm
sóc động vật, sản phẩm động vật đại diện cho chủ sở hữu.
17. Chủ cơ sở là chủ sở hữu cơ sở chăn nuôi, giết mổ,
sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật.
18. Nguyên liệu dùng làm thuốc thú y là những chất
tham gia vào thành phần cấu tạo của thuốc.
19. Thuốc thú y thành phẩm là dạng thuốc đã qua tất
cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, kể cả đóng gói trong bao bì cuối cùng,
dán nhãn, đã qua kiểm tra chất lượng cơ sở và đạt các chỉ tiêu chất lượng theo
hồ sơ đăng ký.
20. Thuốc mới là thuốc có công thức bào chế chứa hoạt
chất mới, thuốc có sự kết hợp mới của các hoạt chất, thuốc có dạng bào chế mới,
thuốc có chỉ định mới hoặc thuốc có đường dùng mới.
21. Vắc-xin là sản phẩm chứa kháng nguyên khi được
đưa vào cơ thể động vật sẽ tạo cho cơ thể động vật khả năng đáp ứng miễn dịch,
được dùng với mục đích phòng bệnh.
22. Dư lượng thuốc thú y là lượng hoạt chất hoặc
các sản phẩm chuyển hóa của nó còn lại trong mô bào động vật, sản phẩm động vật
sau khi đã ngừng dùng thuốc, có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
23. Thời gian ngừng thuốc cần thiết là khoảng thời
gian từ khi ngừng dùng thuốc đến khi giết mổ động vật, khai thác sản phẩm động
vật bảo đảm dư lượng thuốc trong sản phẩm động vật không vượt quá giới hạn cho
phép.
24. Độ ổn định của thuốc là khả năng duy trì được
những đặc tính vốn có về vật lý, hóa học, sinh học, dược tính, độc tính của thuốc
trong phạm vi giới hạn quy định khi được bảo quản trong những điều kiện xác định.
25. Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) là việc áp dụng
những nguyên tắc, tiêu chuẩn trong sản xuất nhằm bảo đảm chất lượng thuốc theo
đúng tiêu chuẩn chất lượng đã công bố.
26. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc là các chỉ tiêu về
kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo
quản và các yêu cầu khác có liên quan đến chất lượng thuốc.
27. Thuốc kém chất lượng là thuốc không đạt tiêu
chuẩn chất lượng mà cơ sở đã công bố và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
28. Thuốc thú y giả là sản phẩm thuốc thú y chưa được
cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký sản xuất hoặc là những sản phẩm được sản xuất
dưới dạng thuốc thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không có hoặc không đủ loại dược chất như đã
đăng ký;
b) Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn;
c) Mạo tên, mẫu, mã số đăng ký lưu hành sản phẩm của
cơ sở khác;
d) Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm đã
đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở khác.
Điều 3. Hệ thống cơ quan quản
lý nhà nước chuyên ngành về thú y
1. Ở Trung ương:
a) Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản trực thuộc
Bộ Thủy sản.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thú y; Bộ Thủy sản quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý chất lượng,
An toàn vệ sinh và thú y thủy sản.
2. Ở địa phương:
a) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi chung là cấp tỉnh) có cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp
tỉnh;
b) Các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cấp huyện) có cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về
thú y cấp huyện;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy
sản phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y các cấp.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý
nhà nước chuyên ngành về thú y các cấp.
Điều 4. Mạng lưới thú y xã, phường,
thị trấn
1. Ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã)
có nhân viên thú y. Phụ cấp cho nhân viên thú y cấp xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quy định, kinh phí này được lấy từ nguồn ngân sách của địa phương.
2. Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y ở các thôn, bản,
ấp được Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và được
hưởng thù lao khi thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành về thú y.
Điều 5. Thú y tại các cơ sở
Các cơ sở chăn nuôi động vật tập trung phải có cán
bộ chuyên môn về thú y để thực hiện công tác thú y của cơ sở và chịu sự hướng dẫn
về chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền.
Chương II
PHÒNG BỆNH, CHỮA BỆNH,
CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Điều 6. Điều kiện vệ sinh thú y
đối với chăn nuôi của hộ gia đình, cá nhân
1. Hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi động vật trên cạn
phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại khoản 1 Điều 12 của Pháp lệnh
Thú y và các điều kiện về chuồng nuôi như sau:
a) Được xây dựng phù hợp với loài vật nuôi, dễ vệ
sinh, khử trùng tiêu độc;
b) Bảo đảm vệ sinh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa
đông;
c) Có chuồng cách ly động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh,
nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh;
d) Có nơi xử lý chất thải động vật bảo đảm vệ sinh
thú y, vệ sinh môi trường;
đ) Có biện pháp diệt loài gặm nhấm và côn trùng gây
hại.
2. Hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi động vật dưới nước,
lưỡng cư phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại các điểm a, b, c,
d, đ khoản 1 Điều 12 của Pháp lệnh Thú y và các điều kiện đối với nơi chăn nuôi
như sau:
a) Ao, đầm nuôi động vật dưới nước, lưỡng cư phải bảo
đảm các điều kiện quy định tại các điểm d và điểm g khoản 2 Điều
7 của Nghị định này;
b) Lồng, bè, đăng quầng nuôi động vật dưới nước và
lưỡng cư phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm b và điểm
e khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
3. Định kỳ và trước, sau mỗi đợt nuôi phải vệ sinh,
khử trùng tiêu độc toàn bộ khu chuồng nuôi, nơi nuôi, phương tiện, dụng cụ dùng
trong chăn nuôi.
Điều 7. Điều kiện vệ sinh thú y
đối với cơ sở chăn nuôi tập trung
1. Cơ sở chăn nuôi tập trung động vật trên cạn phải
có đủ các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại khoản 2 Điều 12 của Pháp lệnh
Thú y và các điều kiện đối với địa điểm, môi trường, chuồng trại chăn nuôi như
sau:
a) Địa điểm cơ sở phải theo quy hoạch được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
b) Có hàng rào hoặc tường bao quanh bảo đảm ngăn chặn
được người, động vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở;
c) Có khu hành chính riêng biệt;
d) Có nơi vệ sinh, thay quần áo cho cán bộ, công
nhân, khách tham quan;
đ) Có hố sát trùng cho người, phương tiện vận chuyển
trước khi vào cơ sở và khu chăn nuôi;
e) Chuồng nuôi được xây dựng phù hợp với loài vật
nuôi, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, dễ thực hiện vệ sinh, khử trùng
tiêu độc;
f) Khoảng cách giữa các khu chuồng nuôi phải đủ để
bảo đảm thông thoáng;
g) Môi trường của khu chăn nuôi phải đạt tiêu chuẩn
vệ sinh thú y theo quy định;
h) Có kho riêng biệt bảo quản thức ăn chăn nuôi,
nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi; dụng cụ chăn nuôi; hóa chất sát
trùng độc hại;
i) Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ,
khi có dịch bệnh và sau mỗi đợt nuôi, xuất bán động vật;
k) Bảo đảm thời gian để trống chuồng sau mỗi đợt
nuôi, xuất bán động vật;
l) Có biện pháp diệt trừ loài gặm nhấm và côn trùng
gây hại.
2. Cơ sở chăn nuôi tập trung động vật dưới nước, lưỡng
cư trong ao, đầm phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại khoản 2 Điều
12 của Pháp lệnh Thú y và các điều kiện đối với địa điểm, môi trường, khu chăn
nuôi như sau:
a) Địa điểm cơ sở phải theo quy hoạch được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
b) Có kênh cấp nước nuôi và kênh thoát nước thải
riêng biệt;
c) Có ao xử lý nước trước khi đưa vào ao, đầm nuôi;
d) Xử lý nước thải, chất thải rắn đạt tiêu chuẩn vệ
sinh thú y trước khi thải ra ngoài cơ sở chăn nuôi;
đ) Có khu vực vệ sinh cá nhân cách biệt với ao, đầm
nuôi cho cán bộ, công nhân, khách tham quan;
e) Có kho riêng biệt bảo quản thức ăn chăn nuôi,
nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn tự chế; dụng cụ chăn nuôi; thuốc, hóa chất,
chế phẩm sinh học dùng trong quá trình nuôi;
f) Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ,
khi có dịch bệnh và sau mỗi đợt nuôi, xuất bán động vật;
g) Bảo đảm thời gian gián đoạn sau mỗi đợt nuôi;
h) Có biện pháp ngăn chặn người, động vật từ bên
ngoài xâm nhập vào cơ sở.
3. Cơ sở chăn nuôi tập trung động vật dưới nước, lưỡng
cư trong lồng bè, đăng quầng phải đủ các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại
khoản 2 Điều 12 của Pháp lệnh Thú y và các điều kiện đối với địa điểm, môi trường,
khu chăn nuôi như sau:
a) Địa điểm cơ sở phải theo quy hoạch được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
b) Chất thải rắn phải được xử lý trước khi thải ra
môi trường;
c) Nhà vệ sinh cá nhân tại khu chăn nuôi phải được
thiết kế chống thẩm lậu ra môi trường nuôi;
d) Có kho riêng biệt bảo quản thức ăn chăn nuôi,
nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn tự chế; dụng cụ chăn nuôi; thuốc, hóa chất,
chế phẩm sinh học dùng trong quá trình nuôi;
đ) Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ,
khi có dịch bệnh và sau mỗi đợt nuôi, xuất bán động vật;
e) Bảo đảm thời gian gián đoạn sau mỗi đợt nuôi.
4. Cơ sở chăn nuôi, khu chăn nuôi; trang thiết bị,
dụng cụ, phương tiện vận chuyển, nước dùng trong chăn nuôi; chất thải động vật
sau khi được xử lý phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại các điểm
a, b, c, d khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh Thú y.
Điều 8. Vệ sinh thú y đối với
thức ăn, nước dùng trong chăn nuôi, bãi chăn thả, chất thải động vật
1. Thức ăn chăn nuôi phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú
y, không gây hại cho động vật và người sử dụng sản phẩm động vật. Thức ăn dùng
cho động vật trong cơ sở chăn nuôi động vật tập trung phải được kiểm tra, đánh
giá theo tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
2. Động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn
làm thực phẩm, động vật chết nếu được dùng làm thức ăn chăn nuôi thì trước khi
dùng phải được xử lý bảo đảm vệ sinh thú y. Nếu sau xử lý vẫn không đủ tiêu chuẩn
vệ sinh thú y làm thức ăn chăn nuôi thì phải tiêu hủy.
3. Thức ăn tự chế, tận dụng phải được xử lý bảo đảm
vệ sinh thú y trước khi cho động vật ăn.
4. Nước sử dụng trong chăn nuôi, chế biến thức ăn
chăn nuôi phải bảo đảm vệ sinh thú y. Không được dùng nước thải công nghiệp
chưa qua xử lý để chăn nuôi động vật.
5. Xác động vật, chất thải động vật phải được xử lý
đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y trước khi bón cho cây trồng.
6. Bãi chăn thả có phun thuốc trừ sâu, thuốc sát
trùng phải bảo đảm đủ thời gian quy định để thuốc phân huỷ hết mới được đưa động
vật ra bãi chăn.
Điều 9. Cách ly động vật trước
khi đưa vào nuôi tại cơ sở
1. Động vật trước khi đưa vào nuôi tại cơ sở chăn
nuôi phải được nuôi cách ly. Thời gian nuôi cách ly tùy theo từng bệnh, từng
loài động vật được quy định như sau:
a) Từ 15 đến 30 ngày đối với động vật trên cạn;
b) Từ 3 đến 30 ngày đối với với động vật dưới nước,
lưỡng cư nhập khẩu.
2. Trong thời gian nuôi cách ly phải bố trí người
theo dõi, người chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi riêng cho động vật cách ly.
3. Sau thời gian nuôi cách ly, động vật trên cạn khỏe
mạnh thì được nhập đàn; động vật dưới nước, lưỡng cư khoẻ mạnh được đưa vào
nuôi tại ao, đầm, lồng, bè, đăng quầng.
4. Động vật mắc bệnh truyền nhiễm phải được xử lý kỹ
thuật theo quy định đối với từng bệnh.
Điều 10. Phòng bệnh bắt buộc
cho động vật
1. Chủ vật nuôi động vật trên cạn phải thực hiện việc
phòng bệnh bắt buộc cho động vật như sau:
a) Phòng bệnh bắt buộc bằng thuốc thú y, chế phẩm
sinh học để phòng các bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải áp dụng các biện pháp
phòng bệnh bắt buộc;
b) Chấp hành Chỉ thị tiêm phòng của Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh, kế hoạch tiêm phòng của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú
y cấp tỉnh và trả chi phí cho việc tiêm phòng.
Chủ vật nuôi có động vật đã được tiêm phòng bắt buộc
được cấp giấy chứng nhận tiêm phòng để làm căn cứ cho cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành về thú y có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm dịch khi có nhu cầu
vận chuyển động vật;
c) Định kỳ phải dùng thuốc phòng các bệnh ký sinh
trùng đường máu, tẩy giun sán cho động vật;
d) Chấp hành việc bắt buộc áp dụng các biện pháp vệ
sinh thú y trong chăn nuôi động vật; diệt chuột, ruồi, muỗi và các động vật
trung gian truyền bệnh khác trong khu vực chăn nuôi.
2. Chủ vật nuôi phải thực hiện việc phòng bệnh bắt
buộc đối với động vật dưới nước, lưỡng cư như sau:
a) Chấp hành các quy định của Bộ Thủy sản về việc
phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất để xử
lý mầm bệnh đối với nơi nuôi (ao, lồng, bè);
b) Thực hiện các quy định về vệ sinh, khử trùng đối
với thiết bị, dụng cụ trong quá trình nuôi, thu hoạch;
c) Thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y đối với nước
thải, chất thải động vật trước khi thải ra môi trường;
d) Áp dụng các biện pháp tăng cường sức đề kháng
cho động vật nuôi thông qua tắm, tiêm, cho ăn và các biện pháp phòng bệnh theo
khuyến cáo của cơ quan thú y.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo
việc phòng bệnh bắt buộc cho động vật trong phạm vi địa phương. Cơ quan quản lý
nhà nước chuyên ngành về thú y các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của
mình tổ chức, chỉ đạo nhân viên thú y cấp xã, tổ chức, cá nhân hành nghề thú y
thực hiện việc tiêm phòng bắt buộc cho động vật, hướng dẫn chủ vật nuôi thực hiện
các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác.
Điều 11. Trách nhiệm của chủ vật
nuôi trong việc phòng bệnh cho động vật
1. Thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú
y trong chăn nuôi, quy định đối với thức ăn, nước dùng cho động vật, bãi chăn
thả, nơi chăn nuôi động vật, việc nuôi cách ly động vật được quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9 của Nghị định này và các biện pháp phòng bệnh bắt
buộc cho động vật được quy định tại các khoản 1, 2 Điều 10 của
Nghị định này.
2. Thực hiện việc khai báo đàn vật nuôi như sau:
a) Chủ cơ sở chăn nuôi tập trung phải khai báo với
cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền về chủng loại, số
lượng, cơ cấu, nguồn gốc đàn vật nuôi; xuất bán động vật hoặc nhập đàn mới;
tình hình dịch bệnh, việc phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật của cơ sở theo quy
định của Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản
và khi có dịch bệnh;
b) Hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi động vật phải có
sổ theo dõi việc xuất, nhập động vật, phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật; báo
cáo với nhân viên thú y cấp xã hoặc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về
thú y cấp huyện về đàn vật nuôi khi có dịch bệnh.
3. Thực hiện quy định về:
a) Nuôi cách ly động vật trước khi nhập đàn;
b) Vệ sinh thú y đối với thức ăn, nước dùng cho động
vật;
c) Việc nuôi chung nhiều loài động vật khác nhau
trong một cơ sở giống.
Điều 12. Xây dựng, quản lý
vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
phải theo quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh Thú y.
2. Vùng, cơ sở chăn nuôi được xây dựng an toàn dịch
bệnh cho một hoặc nhiều loài động vật đối với một hoặc nhiều bệnh.
3. Quản lý vùng, cơ sở đã được công nhận an toàn dịch
bệnh động vật bao gồm các hoạt động sau:
a) Giám sát dịch bệnh: định kỳ báo cáo về tình hình
chăn nuôi, dịch bệnh, giết mổ động vật; định kỳ kiểm tra huyết thanh, bệnh phẩm
để kịp thời phát hiện bệnh;
b) Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản
phẩm động vật vào vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh;
c) Tổ chức, cá nhân khi phát hiện có bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm của động vật trong vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thì phải báo
ngay cho nhân viên thú y cấp xã hoặc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về
thú y nơi gần nhất để chẩn đoán xác định bệnh; áp dụng các biện pháp dập dịch.
Điều 13. Chương trình khống chế,
thanh toán dịch bệnh động vật
Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm của động vật phải được xây dựng thành chương trình quốc gia trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt. Việc xây dựng Chương trình khống chế, thanh toán dịch
bệnh động vật phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 15 của Pháp
lệnh Thú y.
Điều 14. Chữa bệnh cho động vật
1. Việc chữa bệnh cho động vật (trừ những bệnh cấm
chữa theo quy định) phải được thực hiện như sau:
a) Động vật mắc bệnh phải được chữa trị kịp thời;
b) Chủ vật nuôi, nhân viên thú y cấp xã, tổ chức,
cá nhân hành nghề thú y khi chữa bệnh cho động vật trong vùng có dịch phải theo
hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y, bảo đảm không làm
lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường;
c) Thuốc dùng chữa bệnh phải bảo đảm chất lượng, có
trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam;
d) Chỉ được sử dụng nguyên liệu làm thuốc thú y
theo quy định để phòng, chữa bệnh cho động vật;
đ) Sử dụng thuốc chữa bệnh cho động vật phải bảo đảm
đủ thời gian ngừng sử dụng thuốc cần thiết trước khi thu hoạch, giết mổ động vật
theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc của người hành nghề thú y;
e) Nhân viên thú y cấp xã, tổ chức, cá nhân hành
nghề thú y phải sử dụng trang phục bảo hộ, phòng hộ theo hướng dẫn của cơ quan
quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y khi chữa bệnh cho động vật trong vùng có
dịch.
2. Chủ vật nuôi khi phát hiện động vật mắc bệnh có
trách nhiệm chữa trị theo quy định tại khoản 1 Điều này và báo ngay cho nhân
viên thú y cấp xã hoặc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y ở địa
phương.
Điều 15. Xét nghiệm, chẩn đoán
bệnh động vật
1. Chủ vật nuôi, tổ chức, cá nhân khi nghi ngờ động
vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc thấy động vật chết nhiều mà chưa rõ
nguyên nhân phải báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã hoặc cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành về thú y nơi gần nhất. Trong trường hợp cần thiết lấy mẫu gửi
xét nghiệm, chẩn đoán bệnh tại cơ sở chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật trực
thuộc hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y hoặc cơ sở được
phép hành nghề xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y,
nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện hoặc nhận được thông báo có động vật nghi
mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc động vật chết nhiều mà chưa rõ nguyên nhân
phải tiến hành chẩn đoán xác định bệnh và báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành về thú y cấp trên. Trong trường hợp cần thiết, lấy mẫu gửi xét
nghiệm, chẩn đoán bệnh.
3. Động vật tại các cơ sở sản xuất giống, định kỳ 6
tháng một lần phải được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm
quyền lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định.
4. Vùng, cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh
động vật, định kỳ hàng năm phải được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về
thú y có thẩm quyền lấy mẫu để xét nghiệm bệnh đã đăng ký an toàn. Việc lấy mẫu
để kiểm tra các bệnh khác được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 16. Điều kiện vệ sinh thú
y đối với cơ sở xét nghiệm, cơ sở xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật, cơ sở phẫu
thuật động vật
1. Cơ sở xét nghiệm, cơ sở xét nghiệm chẩn đoán bệnh
động vật phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:
a) Địa điểm cơ sở phải cách xa khu dân cư, công
trình công cộng;
b) Có đủ diện tích, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang
thiết bị, dụng cụ, hóa chất, nguyên vật liệu đáp ứng được yêu cầu xét nghiệm,
chẩn đoán bệnh động vật;
c) Có nơi riêng biệt để nuôi động vật thí nghiệm,
có hệ thống xử lý chất thải, xác động vật, bệnh phẩm bảo đảm vệ sinh thú y, vệ
sinh môi trường;
d) Có đủ nước dùng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
2. Cơ sở phẫu thuật động vật phải bảo đảm các điều
kiện sau đây:
a) Có đủ diện tích, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang
thiết bị, dụng cụ, hóa chất, nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu phẫu thuật động vật;
b) Có chuồng nuôi giữ, chăm sóc động vật trước và
sau phẫu thuật;
c) Có nơi xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh thú y, vệ
sinh môi trường;
d) Có đủ nước dùng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Điều 17. Biện pháp thú y đối với
vùng có ổ dịch cũ, vùng đã bị dịch uy hiếp
1. Các biện pháp thú y đối với động vật trên cạn:
a) Đối với các ổ dịch cũ phải thường xuyên giám sát
dịch bệnh động vật; định kỳ lấy mẫu kiểm tra huyết thanh nhằm sớm phát hiện bệnh;
thực hiện tiêm phòng bắt buộc vắc-xin đạt tỷ lệ 100% so với diện phải tiêm
phòng; áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật;
b) Đối với vùng đã bị dịch uy hiếp, tuỳ từng vùng,
tính chất từng bệnh, từng loài động vật phải thực hiện tiêm phòng bắt buộc vắc-xin
trong thời hạn theo quy định.
2. Các biện pháp thú y đối với động vật dưới nước,
lưỡng cư:
a) Đối với các ổ dịch cũ phải áp dụng các biện pháp
khử trùng tiêu độc, phục hồi môi trường sau khi dập dịch; thường xuyên giám sát
dịch bệnh động vật đã xảy ra trước đó; định kỳ lấy mẫu bệnh phẩm để kiểm tra nhằm
sớm phát hiện bệnh; thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác;
b) Đối với vùng đã bị dịch uy hiếp, tuỳ từng vùng,
tính chất từng bệnh, từng loài động vật phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt
buộc theo quy định.
Điều 18. Thẩm quyền và trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước khi công bố dịch bệnh động vật
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch bệnh
động vật trong phạm vi địa phương khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1
Điều 17 của Pháp lệnh Thú y và có trách nhiệm:
a) Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch
bệnh động vật của tỉnh do một lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban,
lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thủy sản làm Phó Trưởng
ban, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan làm Ủy viên;
b) Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật có
trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo ngành nông
nghiệp, ngành thủy sản phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có
liên quan trong địa phương; huy động nhân lực, vật lực theo quy định của pháp
luật để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23 của Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ trưởng Bộ Thủy sản công bố dịch bệnh động vật trong phạm vi từ hai tỉnh
trở lên khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 17 của Pháp lệnh Thú
y và có trách nhiệm:
a) Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động
vật của Bộ do một lãnh đạo Bộ làm Trưởng ban, lãnh đạo Cục Thú y, lãnh đạo Cục
Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản làm Phó Trưởng ban và
lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện có liên quan làm ủy viên;
b) Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật có
trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ
Thủy sản chỉ đạo ngành nông nghiệp, ngành thủy sản phối hợp với các Ban, ngành
hữu quan, tổ chức, cá nhân tại địa phương có dịch thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịch theo quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23 của Nghị định này.
3. Thủ tướng Chính phủ công bố dịch khi có dịch bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm của động vật có khả năng lây sang người theo đề nghị của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thủy sản và thực
hiện các quy định tại khoản 3 Điều 18 của Pháp lệnh Thú y.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản trong phòng, chống dịch bệnh động vật.
Điều 19. Quản lý vùng có dịch
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thủy
sản phối hợp với Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy
sản chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y các cấp ở địa phương
xác định vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; thống kê, đánh dấu động
vật mắc bệnh, động vật dễ nhiễm với bệnh dịch đã công bố để tổ chức thực hiện
việc cách ly động vật và áp dụng các biện pháp thú y khác.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Uỷ ban nhân dân
cấp dưới và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y các cấp ở địa phương
lập các chốt kiểm dịch có lực lượng thú y, công an, quản lý thị trường để hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; đặt biển
báo nơi có dịch; hạn chế việc lưu thông động vật, sản phẩm động vật; hướng dẫn
việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tránh vùng có dịch.
3. Cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật
mắc bệnh hoặc chết; hạn chế người ra, vào vùng có dịch.
4. Tổ chức, cá nhân không được tổ chức tham quan,
triển lãm trong vùng có dịch.
Điều 20. Cách ly động vật
trong vùng có dịch
1. Động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh,
nghi nhiễm bệnh phải được nuôi cách ly trong suốt thời gian có dịch để theo
dõi, chữa bệnh hoặc xử lý thích hợp đối với từng bệnh; không được chăn thả trên
các bãi chăn, nơi nuôi chung.
2. Bố trí người chăm sóc, dụng cụ chăn nuôi riêng
cho động vật nuôi cách ly. Các dụng cụ, vật liệu dùng cho động vật nuôi cách
ly, thức ăn thừa, chất thải động vật phải được xử lý, khử trùng tiêu độc cho đến
khi hết dịch.
Điều 21. Lưu thông động vật, sản
phẩm động vật trong vùng có dịch
1. Cấm đưa vào hoặc mang ra khỏi vùng có dịch các
loại động vật, sản phẩm động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố. Cấm mang ra khỏi
vùng có dịch các loại thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, chất thải động vật
có khả năng làm lây lan dịch bệnh. Khi vận chuyển động vật tới nơi giết mổ, sơ
chế bắt buộc phải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về
thú y.
2. Trong trường hợp bắt buộc phải vận chuyển động vật
dễ nhiễm bệnh dịch, sản phẩm động vật, thức ăn, chất thải qua vùng có dịch thì
phải được phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và phải đi theo tuyến đường do Ban
Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật của tỉnh quy định và không được dừng lại.
Sau khi đi qua vùng có dịch, phương tiện vận chuyển phải được khử trùng tiêu độc
ngay.
3. Cấm giết mổ, lưu thông, mua bán, trao đổi động vật,
sản phẩm động vật trên cạn dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố.
Điều 22. Phòng bệnh bắt buộc
cho động vật trong vùng có dịch
1. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp
tỉnh chỉ định loại động vật phải tiêm phòng bắt buộc và khẩn cấp tổ chức, chỉ đạo
cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp huyện, nhân viên thú y cấp
xã, tổ chức, cá nhân hành nghề thú y thực hiện việc tiêm phòng bắt buộc vắc-xin
và các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã
công bố trong vùng có dịch; giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
2. Chủ vật nuôi có trách nhiệm tuân theo mọi hướng
dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y ở địa phương trong việc tiêm
phòng bắt buộc vắc-xin hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho
động vật; thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc tại vùng có dịch bằng chất
sát trùng thích hợp, đủ nồng độ, đúng kỹ thuật theo quy định đối với:
a) Nơi chăn nuôi, chăn thả, tiêu hủy, giết mổ động
vật;
b) Dụng cụ chăn nuôi, giết mổ, phương tiện vận chuyển
động vật, sản phẩm động vật;
c) Chất thải động vật.
3. Việc khử trùng tiêu độc phải tránh gây hại cho
người, động vật và môi trường.
Điều 23. Biện pháp đối với
vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm
1. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp
tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan thực hiện các biện
pháp đối với vùng bị dịch uy hiếp như sau:
a) Lập các chốt kiểm dịch tạm thời trên những trục
đường chính để kiểm soát động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng bị dịch uy hiếp;
b) Xác định loài động vật dễ nhiễm bệnh
dịch;
c) Kiểm soát chặt chẽ việc đưa vào,
mang ra khỏi vùng bị dịch uy hiếp những động vật dễ nhiễm với bệnh dịch đã công
bố và sản phẩm của chúng;
d) Tổ chức tiêm phòng hoặc áp dụng
các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác theo quy định đối với từng bệnh;
đ) Tăng cường giám sát dịch bệnh, thường
xuyên kiểm tra, phát hiện ổ dịch mới phát sinh để kịp thời xử lý.
2. Đối với những dịch bệnh lây lan
nhanh thì Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản
hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh xác định vùng
đệm và thực hiện các biện pháp thú y đối với vùng đệm như sau:
a) Tăng cường giám sát dịch bệnh, thường
xuyên theo dõi động vật mắc bệnh, chết chưa rõ nguyên nhân;
b) Tăng cường kiểm soát động vật, sản
phẩm động vật, con giống thủy sản xuất phát từ vùng đệm, bảo đảm động vật, sản
phẩm động vật xuất ra khỏi vùng đệm phải được kiểm dịch và không nhiễm mầm bệnh
của bệnh dịch đang xảy ra;
c) Kiểm tra huyết thanh, bệnh phẩm để
phát hiện sự lưu hành của bệnh.
Điều 24. Trách
nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y trong phòng, chống dịch
bệnh động vật
1. Khi có dịch bệnh động vật, cơ quan
quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y ở trung ương phải kịp thời hướng dẫn cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y ở địa phương các biện pháp kỹ thuật
để nhanh chóng dập tắt dịch; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện
pháp thú y quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22,
23 của Nghị định này.
2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành về thú y cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Tổ chức, chỉ đạo cơ quan quản lý
nhà nước chuyên ngành về thú y cấp huyện, nhân viên thú y cấp xã hướng dẫn tổ
chức, cá nhân chăn nuôi động vật thực hiện các quy định về phòng bệnh bắt buộc
cho động vật, cách ly động vật, mua bán động vật, sản phẩm động vật, vệ sinh,
khử trùng tiêu độc;
b) Kiểm tra, theo dõi nơi cách ly động
vật mắc bệnh;
c) Hướng dẫn việc chữa trị cho động vật
mắc bệnh;
d) Thông báo cho cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh nơi đã tiếp nhận động vật dễ nhiễm với bệnh
dịch đang xảy ra, có nguồn gốc từ vùng có dịch để theo dõi động vật trong thời
gian tối thiểu bằng thời gian ủ bệnh;
đ) Hướng dẫn chủ động vật thực hiện
biện pháp xử lý theo quy định đối với động vật mắc bệnh không thể chữa khỏi được
hoặc bị chết.
Điều 25. Xử lý động
vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
1. Việc xử lý đối với động vật trên cạn
mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành về thú y cấp tỉnh báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Sở đề
nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tiêu huỷ, giết mổ bắt buộc
đối với những động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh phải tiêu huỷ, giết mổ bắt buộc
theo quy định. Việc tiêu huỷ động vật phải được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này;
b) Việc giết mổ bắt buộc động vật phải
được thực hiện tại cơ sở giết mổ do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về
thú y cấp tỉnh chỉ định và tại đó phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh
thú y theo quy định;
c) Phương tiện vận chuyển động vật giết
mổ bắt buộc phải có sàn kín để không rơi vãi các chất thải trên đường đi và phải
được khử trùng tiêu độc ngay sau vận chuyển;
d) Nơi giết mổ, dụng cụ giết mổ, chất
thải của động vật bị giết mổ bắt buộc phải được xử lý, khử trùng tiêu độc sau
giết mổ;
đ) Thân thịt của động vật bị giết mổ
bắt buộc không được sử dụng ở dạng tươi sống, mà phải được xử lý bảo đảm vệ
sinh thú y theo quy định. Những phụ phẩm, sản phẩm khác của động vật bị giết mổ
bắt buộc không sử dụng được làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, chế biến công
nghiệp thì phải tiêu hủy theo quy định tại Điều 26 của Nghị định
này.
2. Việc xử lý đối với động vật dưới
nước, lưỡng cư mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải bảo đảm các
tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định của Bộ Thủy sản.
Điều 26. Tiêu huỷ
động vật và sản phẩm của động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
1. Động vật mắc bệnh, xác động vật mắc
bệnh, nghi mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch mà theo quy định
phải tiêu hủy; sản phẩm của động vật bị giết mổ bắt buộc mà không sử dụng được
và các chất độn chuồng, chất thải của động vật phải được đốt hoặc chôn sâu dưới
đất theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y và phải bảo
đảm quy trình kỹ thuật của cơ quan tài nguyên và môi trường.
2. Xác động vật mắc bệnh nhiệt thán
và chất độn chuồng, chất thải của chúng phải được đốt, chôn và đổ bê tông các hố
chôn động vật dưới sự giám sát, chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành về thú y cấp có thẩm quyền, theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân các cấp.
Trong trường hợp bắt buộc phải xây dựng
các công trình trên hố chôn động vật thì chủ công trình phải tuân theo mọi hướng
dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh trong việc đào,
tiêu huỷ toàn bộ các chất trong hố chôn, vệ sinh, tiêu độc môi trường tại nơi
đó. Chủ công trình phải trả mọi chi phí cho việc này.
Điều 27. Điều kiện
và thẩm quyền công bố hết dịch
1. Điều kiện công bố hết dịch:
a) Động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã
công bố trong vùng có dịch và vùng bị dịch uy hiếp đã được tiêm phòng 100% hoặc
áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác. Đối với động vật trên cạn phải
đủ thời gian để có miễn dịch đối với bệnh đó;
b) Trong phạm vi 30 ngày tuỳ theo từng
bệnh kể từ ngày con vật hoặc đàn thủy sản mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị giết mổ,
sơ chế bắt buộc, bị tiêu huỷ hoặc lành bệnh mà không có con vật hoặc đàn thủy sản
nào bị mắc bệnh hoặc chết vì bệnh dịch đã công bố;
c) Đã thực hiện các biện pháp vệ
sinh, khử trùng tiêu độc vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp bảo đảm yêu cầu vệ
sinh thú y.
2. Thẩm quyền công bố hết dịch:
a) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành về thú y cấp tỉnh sau khi kiểm tra đủ điều kiện công bố hết dịch
thì báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về thú y ở trung ương, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thủy sản bằng văn bản. Sau khi được Thủ trưởng
cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y ở trung ương đồng ý thì đề nghị
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố hết dịch trong phạm vi địa phương;
b) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành về thú y ở trung ương sau khi kiểm tra đủ điều kiện công bố hết dịch
thì đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thủy
sản công bố hết dịch trong phạm vi từ hai tỉnh trở lên; báo cáo Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản để Bộ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố
hết dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật có khả năng lây sang người.
Điều 28. Quỹ
phòng, chống dịch bệnh động vật
1. Quỹ phòng, chống dịch bệnh cho động
vật được lập theo quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh Thú y.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản, các Bộ, ngành liên quan
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc lập, chế độ quản lý, sử dụng Quỹ
phòng, chống dịch bệnh cho động vật ở trung ương và cấp tỉnh.
Chương III
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT,
SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT; KIỂM SOÁT GIẾT MỔ; KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y
Mục 1. KIỂM DỊCH ĐỘNG
VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Điều 29. Nguyên
tắc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
1. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm
động vật phải được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 23 của Pháp
lệnh Thú y.
2. Động vật, sản phẩm động vật trên cạn
có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch khi vận
chuyển với số lượng, khối lượng lớn ra khỏi huyện phải được kiểm dịch một lần tại
nơi xuất phát.
3. Động vật, sản phẩm động vật dưới
nước, lưỡng cư có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm
dịch khi lưu thông trong nước phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát đối
với các trường hợp sau:
a) Động vật thương phẩm, sản phẩm động
vật trước khi đưa ra khỏi huyện trong trường hợp đang xảy ra dịch bệnh tại huyện
đó;
b) Động vật để làm giống trước khi
đưa ra khỏi cơ sở sản xuất giống.
Điều 30. Khai báo
kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn2
1. Trước khi vận chuyển, lưu thông
trong nước động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động
vật thuộc diện phải kiểm dịch, chủ hàng phải khai báo kiểm dịch và gửi một (01)
bộ hồ sơ kiểm dịch theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về
thú y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành về thú y quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Việc khai báo
kiểm dịch được quy định như sau:
a) Khai báo trước ít nhất hai (02)
ngày làm việc nếu động vật đã được áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc
theo quy định và còn miễn dịch; trước ít nhất từ mười lăm (15) đến ba mươi (30)
ngày làm việc nếu động vật chưa được áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc
theo quy định hoặc không còn miễn dịch;
b) Khai báo trước ít nhất hai (02)
ngày làm việc nếu sản phẩm động vật đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú
y hoặc gửi qua đường bưu điện; bảy (07) ngày làm việc nếu sản phẩm động vật chưa
được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y.
Trong thời gian một (01) ngày làm việc,
kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm
xác nhận khai báo kiểm dịch và thông báo địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.
Trong thời gian một (01) ngày làm việc,
kể từ khi động vật, sản phẩm động vật được tập trung tại nơi quy định, Cơ quan
tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành kiểm dịch.
2. Chủ hàng có nhu cầu xuất khẩu, nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt
Nam động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật
thuộc diện phải kiểm dịch hoặc động vật, sản phẩm động vật lạ chưa có ở Việt
Nam phải đăng ký kiểm dịch và gửi một (01) bộ hồ sơ kiểm dịch theo quy định đến
Cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền theo quy định của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc,
kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm
trả lời chủ hàng và hướng dẫn các yêu cầu về kiểm dịch, đồng thời gửi cho các
Cơ quan kiểm dịch động vật có liên quan để phối hợp thực hiện kiểm dịch.
Trước khi hàng đến cửa khẩu, chủ hàng
phải thực hiện khai báo với Cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền, cụ thể như sau:
a) Khai báo xuất khẩu trước khi xuất
hàng: theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này;
b) Khai báo nhập khẩu: ít nhất tám
(08) ngày trước khi hàng đến cửa khẩu; hai (02) ngày trước khi hàng đến bưu điện;
c) Khai báo tạm nhập tái xuất, tạm xuất
tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam: ít nhất bốn (04) ngày
trước khi hàng đến cửa khẩu.
Trong thời gian một (01) ngày làm việc,
kể từ khi nhận được khai báo của chủ hàng, Cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm
quyền có trách nhiệm thông báo cho chủ hàng địa điểm, thời gian tiến hành kiểm
dịch, cửa khẩu nhập, cửa khẩu xuất, các quy định khác có liên quan đối với trường
hợp quá cảnh Lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn có trách nhiệm:
a) Quy định Cơ quan kiểm dịch có thẩm
quyền tiếp nhận đăng ký và thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất
khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh
lãnh thổ Việt Nam;
b) Công bố Danh sách các quốc gia,
vùng lãnh thổ được phép xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam hoặc
Danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ không được phép xuất khẩu động vật, sản
phẩm động vật vào Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2012. Các danh mục này được
sửa đổi, bổ sung thường xuyên khi có thay đổi.
c) Quy định kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2015 tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật vào Việt
Nam chỉ phải thực hiện thủ tục đăng ký và kiểm dịch tại một cơ quan thú y có thẩm
quyền.”
Điều 31. Khai
báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật dưới nước và lưỡng cư3
1. Khi vận chuyển, lưu thông trong nước
động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc
diện phải kiểm dịch, chủ hàng phải khai báo và gửi hồ sơ kiểm dịch theo mẫu quy
định đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh. Việc khai báo
kiểm dịch quy định như sau:
a) Đối với thủy sản bố mẹ và con giống
phải khai báo ít nhất ba ngày trước khi vận chuyển hoặc trước khi xuất hàng;
b) Đối với động vật thương phẩm, sản
phẩm động vật phải khai báo ít nhất hai ngày trước khi vận chuyển hoặc trước
khi xuất hàng.
Trong thời gian một ngày làm việc, kể
từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xác nhận
đăng ký kiểm dịch và thông báo ngay địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.
Trong thời gian một ngày làm việc, kể
từ khi động vật, sản phẩm động vật được tập trung tại nơi quy định, cơ quan kiểm
dịch động vật phải tiến hành kiểm dịch.
2. Khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất,
tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm
động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch
hoặc động vật, sản phẩm động vật lạ chưa có ở Việt Nam, chủ hàng phải gửi hồ sơ
đăng ký kiểm dịch theo mẫu quy định đến Cục Thú y hoặc Cục Quản lý chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể
từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y hoặc Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản
và Thủy sản có trách nhiệm trả lời cho chủ hàng về cơ quan kiểm dịch động vật
thực hiện việc kiểm dịch đồng thời gửi cho các cơ quan kiểm dịch có liên quan để
phối hợp thực hiện kiểm dịch.
3. Khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập
tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật,
sản phẩm động vật, chủ hàng phải khai báo với cơ quan kiểm dịch được Cục Thú y
hoặc Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản chỉ định để thực hiện việc
kiểm dịch. Việc khai báo kiểm dịch như sau:
a) Khai báo xuất khẩu trước khi xuất
hàng: ít nhất mười ngày đối với động vật; năm ngày đối với sản phẩm động vật;
b) Khai báo nhập khẩu trước khi hàng
đến cửa khẩu: ít nhất tám ngày đối với động vật; bốn ngày đối với sản phẩm động
vật;
c) Khai báo tạm nhập tái xuất, tạm xuất
tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam: ít nhất bốn ngày trước
khi hàng đến cửa khẩu;
Trong thời gian một ngày làm việc, kể
từ khi nhận được khai báo của chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú
y hoặc Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản chỉ định có trách nhiệm
thông báo cho chủ hàng địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch, cửa khẩu nhập,
cửa khẩu xuất, các quy định khác có liên quan đối với trường hợp quá cảnh lãnh
thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật.
Điều 32. Kiểm dịch
động vật, sản phẩm động vật lưu thông trong nước tại nơi xuất phát
1. Trình tự kiểm dịch đối với động vật,
sản phẩm động vật trên cạn quy định như sau:
a) Kiểm tra việc thực hiện các quy định
về điều kiện vệ sinh thú y đối với địa điểm tập trung, phương tiện vận chuyển,
dụng cụ chứa đựng, bao gói, các vật dụng khác có liên quan theo quy định tại
các Điều 44, 45 của Nghị định này;
b) Tiến hành kiểm dịch theo quy
trình, tiêu chuẩn vệ sinh thú y được quy định đối với động vật, sản phẩm động vật
lưu thông trong nước;
c) Đánh dấu đối với động vật, đóng dấu,
dán tem vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
d) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện vệ
sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung, bốc xếp động vật, sản phẩm động vật,
phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan trong quá trình vận chuyển;
đ) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối
với động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; niêm phong phương
tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật, sản phẩm động vật;
e) Yêu cầu chủ hàng thực hiện các biện
pháp xử lý kỹ thuật theo quy định đối với động vật, sản phẩm động vật không đủ
tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Sau khi xử lý, nếu động vật, sản phẩm động vật đủ
tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch; nếu động vật,
sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì tuỳ theo mức độ mà cho
phép chuyển mục đích sử dụng hoặc buộc phải tiêu huỷ.
2. Trình tự kiểm dịch động vật dưới
nước, lưỡng cư quy định như sau:
a) Kiểm tra việc thực hiện các quy định
về điều kiện vệ sinh thú y đối với nơi tập trung, phương tiện vận chuyển, dụng
cụ chứa đựng, bao gói, các vật dụng khác có liên quan theo quy định tại các Điều 44, 45 của Nghị định này;
b) Tiến hành kiểm dịch theo quy
trình, tiêu chuẩn vệ sinh thú y được quy định đối với động vật, sản phẩm động vật
lưu thông trong nước;
c) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện vệ
sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung, phương tiện vận chuyển, các vật dụng
khác có liên quan trong quá trình vận chuyển;
d) Dán tem vệ sinh thú y đối với lô
hàng động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
đ) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối
với động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; niêm phong phương
tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật, sản phẩm động vật;
e) Yêu cầu chủ hàng thực hiện các biện
pháp xử lý kỹ thuật theo quy định đối với động vật, sản phẩm động vật không đủ
tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Sau khi xử lý, nếu động vật, sản phẩm động vật đủ
tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch; nếu động vật,
sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì tuỳ theo mức độ mà cho
phép chuyển mục đích sử dụng hoặc buộc phải tiêu huỷ.
Điều 33. Kiểm dịch
động vật, sản phẩm động vật tại trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông
1. Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, số lượng,
chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo giấy chứng nhận kiểm dịch; mã số, dấu,
tem vệ sinh thú y; dấu niêm phong phương tiện vận chuyển.
2. Kiểm tra tình trạng sức khoẻ của động
vật, thực trạng vệ sinh thú y của sản phẩm động vật.
3. Kiểm tra thực trạng vệ sinh thú y
của phương tiện vận chuyển và các vật dụng có liên quan trong quá trình vận
chuyển.
4. Xác nhận nếu động vật, sản phẩm động
vật có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ, phương tiện vận chuyển, các vật dụng
khác có liên quan bảo đảm vệ sinh thú y.
Trong trường hợp phát hiện không có
giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ, phương
tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú
y hoặc xuất phát từ địa phương đang phải tạm đình chỉ việc xuất động vật, sản
phẩm động vật do dịch bệnh thì kiểm dịch viên động vật phải tạm đình chỉ ngay
việc vận chuyển, xử lý theo quy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc xử lý của mình.
Điều 34. Kiểm dịch
động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu
1. Động vật, sản phẩm động vật xuất
khẩu phải kiểm dịch trong các trường hợp sau:
a) Hợp đồng mua bán có yêu cầu hoặc
quy định của các Điều ước quốc tế phải kiểm dịch;
b) Chủ hàng có yêu cầu phải kiểm dịch
động vật, sản phẩm động vật.
Việc khai báo kiểm dịch động vật, sản
phẩm động vật thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều
30 hoặc điểm a khoản 3 Điều 31 Nghị định này.
2. Cơ quan kiểm dịch động vật xuất,
nhập khẩu có thẩm quyền tiến hành kiểm dịch tại nơi xuất phát hoặc tại khu cách
ly kiểm dịch ở cửa khẩu theo quy trình, tiêu chuẩn vệ sinh thú y được quy định
đối với động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu.
3. Động vật, sản phẩm động vật có
trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, phương tiện
vận chuyển và các vật dụng khác có liên quan đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì được
cơ quan kiểm dịch động vật xuất, nhập khẩu cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất
khẩu trước khi bốc xếp hàng trong phạm vi 24 giờ.
4. Tại cửa khẩu xuất, cơ quan kiểm dịch
động vật cửa khẩu thực hiện như sau:
a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch;
b) Chỉ kiểm tra lại số lượng, chủng loại động vật,
sản phẩm động vật, bao gói sản phẩm động vật theo giấy chứng nhận kiểm dịch
trong trường hợp nghi ngờ có sự đánh tráo, lấy thêm hoặc bớt động vật, sản phẩm
động vật hoặc có sự thay đổi bao gói sản phẩm động vật. Nếu phát hiện vi phạm
thì tuỳ theo mức độ nghiêm trọng mà tiến hành kiểm dịch lại hoặc trả động vật,
sản phẩm động vật về nơi xuất phát;
c) Đổi giấy chứng nhận kiểm dịch nếu chủ hàng hoặc
nước nhập khẩu có yêu cầu; cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch đối với trường hợp
phải kiểm dịch lại;
d) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện vệ sinh, khử trùng
tiêu độc đối với phương tiện vận chuyển, các chất độn, chất thải động vật và
các vật dụng có liên quan sau khi vận chuyển.
5. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu động vật, sản phẩm động
vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch qua
đường bưu điện phải khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền theo
quy định tại điểm a khoản 3 Điều 30 hoặc điểm
a khoản 3 Điều 31 của Nghị định này.
Cơ quan kiểm dịch động vật kiểm tra động vật, sản
phẩm động vật và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hóa đủ tiêu chuẩn vệ
sinh thú y.
Điều 35. Kiểm dịch động vật, sản
phẩm động vật nhập khẩu
1. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập
khẩu được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu động vật, sản phẩm
động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch
phải thực hiện đăng ký và khai báo kiểm dịch nhập khẩu theo quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 30 hoặc khoản 2,
điểm b khoản 3 Điều 31 của Nghị định này;
b) Trong trường hợp nhập khẩu động vật bằng đường
biển, đường hàng không, kiểm dịch viên động vật tiến hành kiểm tra hồ sơ kiểm dịch,
tình trạng sức khoẻ động vật tại phao số 0 hoặc tại khu vực sân đỗ cảng hàng
không;
c) Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, động vật khoẻ mạnh,
sản phẩm động vật không có dấu hiệu biến chất hoặc mang mầm bệnh thì kiểm dịch
viên động vật xác nhận để chủ hàng làm thủ tục hải quan và chuyển động vật, sản
phẩm động vật đến khu hoặc cơ sở cách ly kiểm dịch;
d) Trong trường hợp hồ sơ kiểm dịch không hợp lệ,
cơ quan kiểm dịch động vật thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu
biết để kiểm tra lại và sửa đổi, hoàn chỉnh hồ sơ;
đ) Trong trường hợp xác định động vật mắc bệnh, sản
phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì xử lý giết mổ bắt buộc,
tiêu hủy hoặc trả về nước xuất khẩu nếu động vật, sản phẩm động vật trên đường
về nước xuất khẩu không phải quá cảnh một nước thứ ba;
e) Thời gian cách ly kiểm dịch động vật tuỳ theo từng
bệnh, từng loài động vật nhưng không quá 45 (bốn lăm) ngày; thời gian cách ly
kiểm dịch sản phẩm động vật không quá 10 (mười) ngày. Nếu thời gian cách ly kiểm
dịch quá thời hạn nêu trên thì cơ quan kiểm dịch động vật phải thông báo cho chủ
hàng biết rõ lý do;
f) Sau thời gian cách ly kiểm dịch, động vật, sản
phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định thì được cấp giấy chứng
nhận kiểm dịch;
g) Cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm hướng
dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y đối với người tiếp xúc với động
vật; vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ bốc dỡ, dụng cụ chứa
đựng, phương tiện vận chuyển, nơi tập trung, cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm
động vật, chất độn, chất thải động vật và các vật dụng khác có liên quan sau
khi vận chuyển và sau mỗi đợt theo dõi cách ly kiểm dịch.
2. Kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật
mang theo người được quy định như sau:
a) Chủ hàng phải khai báo vào tờ khai xuất nhập cảnh,
xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y quốc gia nước xuất khẩu
và được cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu kiểm tra;
b) Chủ hàng không phải khai báo, xuất trình giấy chứng
nhận kiểm dịch trong các trường hợp mang thực phẩm chín có nguồn gốc động vật,
không dùng để kinh doanh; các sản phẩm có nguồn gốc động vật đã qua chế biến
công nghiệp và không dùng làm thực phẩm;
c) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu tiến hành kiểm
tra hồ sơ kiểm dịch, nếu hồ sơ hợp lệ và động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu
chuẩn vệ sinh thú y thì cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.
3. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
gửi qua đường bưu điện được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu động vật, sản phẩm động
vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch qua
đường bưu điện phải đăng ký và khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 30 hoặc khoản 2,
điểm b khoản 3 Điều 31 của Nghị định này;
b) Cơ quan kiểm dịch động vật kiểm tra động vật, sản
phẩm động vật và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động
vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Điều 36. Kiểm dịch động vật, sản
phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh
lãnh thổ Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân khi tạm nhập tái xuất, tạm xuất
tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, động vật, sản phẩm động
vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch phải
đăng ký và khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 2, điểm c
khoản 3 Điều 30 hoặc khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 31 của
Nghị định này.
2. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu được quy định như sau:
a) Cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu tiến
hành kiểm dịch theo quy trình, tiêu chuẩn vệ sinh thú y quy định đối với động vật,
sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu và cấp
giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm
động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để chủ hàng làm thủ tục hải quan;
b) Trường hợp giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ
thì cơ quan kiểm dịch động vật thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu
biết để kiểm tra lại và sửa đổi giấy chứng nhận kiểm dịch;
c) Trường hợp xác định động vật mắc bệnh, sản phẩm
động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì xử lý giết mổ bắt buộc, tiêu
hủy hoặc trả về nước xuất khẩu nếu động vật, sản phẩm động vật trên đường về nước
xuất khẩu không phải quá cảnh một nước thứ ba.
3. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quá cảnh
lãnh thổ Việt Nam được quy định như sau:
a) Khi hàng hóa đến cửa khẩu, chủ hàng phải xuất
trình giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y quốc gia nước xuất khẩu và
các giấy tờ khác có liên quan với cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu;
b) Cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu kiểm tra
giấy chứng nhận kiểm dịch, thực trạng vệ sinh thú y của hàng hoá, phương tiện vận
chuyển và việc thực hiện các quy định đã thông báo trước cho chủ hàng. Nếu đủ
điều kiện thì chứng nhận kiểm dịch để chủ hàng làm thủ tục hải quan;
c) Chủ hàng không được tự ý bốc dỡ hàng hóa hoặc
tháo dỡ các phương tiện vận chuyển khi chưa được phép; không tự ý thay đổi lộ
trình hoặc dừng lại tại các điểm không được quy định trước; các phương tiện vận
chuyển quá cảnh phải an toàn về mặt thiết bị kỹ thuật, không làm rơi vãi các chất
thải trên đường đi;
d) Chủ hàng phải tuân theo hướng dẫn của cơ quan kiểm
dịch động vật và không được để động vật quá cảnh tiếp xúc với động vật trong nước
trong trường hợp phải dừng để chăm sóc, nuôi dưỡng động vật quá cảnh;
đ) Động vật chết, chất thải động vật, chất độn, thức
ăn thừa của người và động vật, bao bì đóng gói sản phẩm động vật và các chất thải
khác trong quá trình vận chuyển phải được xử lý theo quy định của cơ quan kiểm
dịch động vật;
e) Trong trường hợp động vật, sản phẩm động vật quá
cảnh lãnh thổ Việt Nam bằng công-ten-nơ hoặc phương tiện kín khác, cơ quan kiểm
dịch tại cửa khẩu kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y quốc gia
nước xuất khẩu và phương tiện vận chuyển, nếu đạt yêu cầu thì chứng nhận cho
phép quá cảnh; nếu phát hiện động vật, sản phẩm động vật có biểu hiện không
bình thường thì có quyền yêu cầu chủ hàng mở công-ten-nơ, phương tiện vận chuyển
để kiểm tra lại vệ sinh thú y;
f) Động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận
chuyển, dụng cụ chứa đựng, bao gói không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y hoặc giấy
chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ hoặc động vật có triệu chứng mắc bệnh, sản phẩm
động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì cơ quan kiểm dịch động vật tại
cửa khẩu không cho phép quá cảnh;
g) Trường hợp giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ
thì cơ quan kiểm dịch động vật thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền nước xuất
khẩu biết để kiểm tra lại và sửa đổi giấy chứng nhận kiểm dịch. Sau khi sửa đổi,
giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ thì cho phép quá cảnh;
h) Trường hợp xác định động vật mắc bệnh, sản phẩm
động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì cơ quan kiểm dịch động vật
không cho phép quá cảnh, xử lý giết mổ bắt buộc, tiêu hủy hoặc trả động vật, sản
phẩm động vật về nước xuất khẩu nếu động vật, sản phẩm động vật trên đường về
nước xuất khẩu không phải quá cảnh một nước thứ ba.
4. Chủ hàng phải chịu mọi chi phí trong thời gian lưu
giữ động vật, sản phẩm động vật để kiểm tra, sửa đổi giấy chứng nhận kiểm dịch
động vật.
Điều 37. Nhận, gửi bệnh phẩm
1. Bệnh phẩm chỉ được nhập vào Việt Nam hoặc gửi ra
nước ngoài khi được Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y
thủy sản đồng ý bằng văn bản.
2. Bệnh phẩm phải được bảo quản, bao gói theo đúng
quy định bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
3. Bệnh phẩm không được phép đưa vào Việt Nam sẽ bị
tiêu hủy.
Mục 2. KIỂM SOÁT GIẾT MỔ, SƠ CHẾ
ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Điều 38. Quy định chung về giết
mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật
1. Việc giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật
đối với động vật trên cạn quy định như sau:
a) Động vật để giết mổ, sơ chế phải đủ tiêu chuẩn vệ
sinh thú y, được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền
nơi xuất phát kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này;
b) Động vật để giết mổ, sơ chế không thuộc các trường
hợp cấm giết mổ, sơ chế theo quy định tại Điều 39 của Nghị định
này;
c) Việc giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật
để kinh doanh phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ, sơ chế đủ tiêu chuẩn vệ
sinh thú y, được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền
thực hiện kiểm soát trước, trong, sau giết mổ, sơ chế;
d) Trong quá trình kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật,
sản phẩm động vật, nếu phát hiện động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh,
nghi nhiễm bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch thì kiểm dịch viên động
vật yêu cầu tạm dừng việc giết mổ, sơ chế; hướng dẫn chủ cơ sở thực hiện vệ
sinh, khử trùng tiêu độc cơ sở, nơi giết mổ, sơ chế và báo cáo ngay cho cơ quan
thú y có thẩm quyền.
2. Việc sơ chế đối với động vật dưới nước và lưỡng
cư phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định của Bộ Thủy sản.
Điều 39. Các trường hợp cấm giết
mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật
1. Động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh,
nghi nhiễm bệnh thuộc các bệnh cấm giết mổ, sơ chế theo quy định.
2. Động vật mới tiêm phòng vắc xin chưa đủ 15 ngày.
3. Động vật đã sử dụng thuốc nhưng chưa đủ thời
gian ngừng thuốc cần thiết theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
4. Sản phẩm của động vật quy định tại khoản 1, 2, 3
Điều này.
Điều 40. Kiểm soát trước giết
mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật trên cạn
1. Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc
giấy chứng nhận tiêm phòng do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có
thẩm quyền nơi xuất phát cấp.
2. Kiểm tra lâm sàng và phân loại động vật. Động vật
khoẻ mạnh được chuyển đến khu chờ giết mổ, động vật gầy yếu phải được tách
riêng để giết mổ sau; động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm
bệnh phải được đưa tới khu vực giết mổ riêng để xử lý theo quy định. Động vật
phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi giết mổ. Kiểm tra lại sau 12 đến 24 giờ tuỳ
theo từng loài động vật nếu động vật chưa được giết mổ.
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện
vệ sinh thú y đối với cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, người tham gia giết mổ,
sơ chế động vật, sản phẩm động vật.
4. Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu
độc nơi giết mổ, sơ chế, nơi nhốt giữ động vật, phương tiện vận chuyển; xử lý
chất độn, chất thải trong quá trình vận chuyển và sau mỗi đợt nhập động vật để
giết mổ, sơ chế.
Điều 41. Kiểm soát trong quá
trình giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật
1. Kiểm tra việc thực hiện quy trình giết mổ, sơ chế;
các quy định về vệ sinh thú y trong quá trình giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm
động vật.
2. Kiểm tra vệ sinh thú y đối với thân thịt, phủ tạng,
các sản phẩm khác để phát hiện đối tượng kiểm soát giết mổ.
3. Đóng dấu hoặc dán tem vệ sinh thú y đối với thịt
và các sản phẩm khác đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Thịt, phủ tạng và các sản phẩm khác của động vật
không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y phải được để riêng, đánh dấu để phân biệt và
xử lý theo quy định.
Điều 42. Bảo quản, vận chuyển
sản phẩm động vật sau giết mổ, sơ chế
1. Nơi bảo quản thịt, phủ tạng và các sản phẩm động
vật khác phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định để không làm ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm. Không để thịt lẫn với phủ tạng và các sản phẩm động
vật khác.
2. Phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng, bao
gói sản phẩm động vật tại cơ sở giết mổ, sơ chế phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh
thú y; không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và phải được vệ sinh, khử
trùng tiêu độc trước, sau khi sử dụng.
Phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật phải là
phương tiện chuyên dùng, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y quy định tại Điều 45 của Nghị định này và phải được vệ sinh, khử trùng tiêu
độc trước, sau khi sử dụng.
Mục 3. KIỂM TRA VỆ
SINH THÚ Y
Điều 43. Thẩm
quyền kiểm tra vệ sinh thú y
1. Việc kiểm tra vệ sinh thú y phải bảo
đảm các nguyên tắc theo quy định tại Điều 35 của Pháp lệnh Thú y.
2. Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng,
An toàn vệ sinh và thú y thủy sản có trách nhiệm kiểm tra và chứng nhận đạt
tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với:
a) Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung
do trung ương quản lý, cơ sở sản xuất giống quốc gia;
b) Thức ăn chăn nuôi, nước dùng cho động
vật, nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi;
trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển dùng trong chăn nuôi; chất thải
động vật tại các cơ sở chăn nuôi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động
vật theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản;
d) Khu cách ly kiểm dịch động vật, sản
phẩm động vật xuất, nhập khẩu;
đ) Cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản động
vật, sản phẩm động vật trên cạn có tham gia xuất khẩu; cơ sở sơ chế, bảo quản động
vật, sản phẩm động vật dưới nước và lưỡng cư theo phân công của Bộ Thủy sản;
e) Cơ sở sản xuất thuốc thú y, chế phẩm
sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y;
f) Cơ sở kinh doanh vi sinh vật dùng
trong thú y.
3. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành về thú y cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra và chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ
sinh thú y đối với:
a) Cơ sở sản xuất con giống, cơ sở
chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh;
b) Thức ăn chăn nuôi, nước dùng cho động
vật, nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi;
trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển dùng trong chăn nuôi; chất thải
động vật tại các cơ sở chăn nuôi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động
vật theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản;
d) Cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản động
vật, sản phẩm động vật trên cạn phục vụ tiêu dùng trong nước; cơ sở giết mổ, sơ
chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật dưới nước và lưỡng cư theo phân công
của Bộ Thủy sản;
đ) Cơ sở, cửa hàng kinh doanh thuốc
thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong thú y trên địa bàn tỉnh.
Điều 44. Điều kiện
vệ sinh thú y đối với nơi tập trung để vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
1. Nơi tập trung động vật trên cạn tại
sân bay, sân ga, bến cảng phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:
a) Có địa điểm thuận lợi để thực hiện
việc kiểm tra động vật, sản phẩm động vật;
b) Có biện pháp ngăn chặn sự tiếp xúc
trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bên ngoài;
c) Có cầu dẫn chuyên dùng cho gia súc
lên, xuống phương tiện vận chuyển;
d) Có đủ nước dùng đạt tiêu chuẩn vệ
sinh thú y;
đ) Được vệ sinh, khử trùng tiêu độc
trước và sau mỗi lần tập trung, bốc xếp động vật;
e) Có biện pháp xử lý nước thải, chất
thải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường.
2. Nơi tập trung, bốc xếp động vật
trên cạn tại cơ sở chăn nuôi phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có đủ diện tích, thuận tiện để thực
hiện việc kiểm tra động vật;
b) Bảo đảm các quy định tại các điểm b,
c, d và e khoản 1 Điều này.
3. Nơi thu gom, tập trung động vật
trên cạn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm cách biệt với khu dân cư,
công trình công cộng, các cơ sở chăn nuôi;
b) Bảo đảm các quy định tại các điểm
b, d và e khoản 1 Điều này.
4. Nơi tập trung sản phẩm động vật
trên cạn phải bảo đảm điều kiện sau đây:
a) Có kho bảo quản đạt tiêu chuẩn vệ
sinh thú y theo quy định;
b) Kho phải được vệ sinh, khử trùng
tiêu độc trước và sau mỗi lần tập trung sản phẩm động vật;
c) Bảo đảm các quy định tại điểm d và
e khoản 1 Điều này.
5. Nơi tập trung để vận chuyển động vật,
sản phẩm động vật dưới nước và lưỡng cư phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú
y sau đây:
a) Thuận lợi cho việc kiểm tra động vật,
sản phẩm động vật;
b) Có biện pháp ngăn chặn sự tiếp xúc
trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bên ngoài;
c) Có đủ nước dùng đạt tiêu chuẩn vệ
sinh thú y;
d) Được vệ sinh, khử trùng tiêu độc
trước và sau mỗi lần tập trung, bốc xếp động vật, sản phẩm động vật;
đ) Có biện pháp xử lý nước thải, chất
thải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường.
Điều 45. Điều kiện
vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
1. Phương tiện vận chuyển động vật
trên cạn phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:
a) An toàn về mặt kỹ thuật để bảo vệ
động vật trong suốt quá trình vận chuyển;
b) Nơi chứa động vật phải có đủ diện
tích, không gian để động vật có thể đứng, nằm ở vị trí tự nhiên; có lồng, cũi,
hộp để bảo đảm an toàn cho động vật trong quá trình vận chuyển; sàn phải phẳng,
không trơn, kín không để lọt nước và chất thải ra môi trường trong quá trình vận
chuyển; dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc;
c) Đối với phương tiện vận chuyển kín
phải có hệ thống thông khí thích hợp để bảo đảm đủ độ thông khí cần thiết.
2. Phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa
đựng động vật dưới nước, lưỡng cư sống phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y
sau đây:
a) An toàn về mặt kỹ thuật để bảo đảm
động vật sống trong suốt quá trình vận chuyển;
b) Dụng cụ chứa động vật được làm bằng
vật liệu thích hợp, bảo đảm không để lọt nước và chất thải ra môi trường trong
quá trình vận chuyển, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc;
c) Có hệ thống cung cấp dưỡng khí hoặc
thông khí thích hợp để bảo đảm đủ dưỡng khí cần thiết;
d) Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khác
theo quy định của Bộ Thủy sản.
3. Phương tiện vận chuyển sản phẩm động
vật tươi sống, sơ chế sử dụng làm thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh
thú y sau đây:
a) An toàn về mặt kỹ thuật bảo quản để
bảo đảm chất lượng của sản phẩm động vật không bị ảnh hưởng trong quá trình vận
chuyển;
b) Mặt trong của vật dụng chứa đựng sản
phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, nhẵn, chống thấm, chống ăn
mòn, không độc, không mùi, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và dễ vệ
sinh, khử trùng tiêu độc;
c) Vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật
phải kín để bảo quản sản phẩm không bị ô nhiễm từ môi trường và không gây ảnh
hưởng đến môi trường;
d) Đáp ứng yêu cầu về nhiệt độ đối với
từng loại sản phẩm động vật trong suốt quá trình vận chuyển.
4. Phương tiện vận chuyển sản phẩm động
vật không sử dụng làm thực phẩm phải có sàn kín, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
Điều 46. Điều kiện
vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật
1. Cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản
phẩm động vật phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y theo quy định tại Điều 33
của Pháp lệnh Thú y và các điều kiện về địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị như
sau:
a) Địa điểm cơ sở phải cách biệt với
khu dân cư, các công trình công cộng, đường giao thông chính và các nguồn gây ô
nhiễm, không bị úng ngập; có tường bao quanh; có cổng riêng biệt để xuất, nhập
động vật, sản phẩm động vật; đường đi trong cơ sở phải bằng xi măng hoặc bê
tông;
b) Có khu vực riêng nhốt động vật chờ
giết mổ; khu vực riêng để giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; khu cách
ly động vật ốm; khu xử lý sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
c) Có phòng kiểm tra, xét nghiệm mẫu;
d) Có hệ thống xử lý nước thải, chất
thải động vật phù hợp với công suất giết mổ, sơ chế. Nước thải, chất thải sau
khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường;
đ) Nhà xưởng phải chống được bụi và sự
xâm nhập của các loài động vật gây hại; thuận tiện cho việc vệ sinh, khử trùng
tiêu độc; được bố trí riêng khu chứa sản phẩm dùng làm thực phẩm, khu chứa sản
phẩm không dùng làm thực phẩm, phương tiện vận chuyển, dụng cụ giết mổ, sơ chế,
người làm việc trong các khu này để tránh sự ô nhiễm và lây nhiễm chéo.
e) Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong
giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ,
không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
2. Nước sử dụng trong giết mổ, sơ chế
động vật, sản phẩm động vật phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định.
Điều 47. Điều kiện
vệ sinh thú y trong kinh doanh động vật, sản phẩm động vật
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh động vật,
sản phẩm động vật tại các chợ phải ở khu riêng biệt với các loại hàng hóa khác
và bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:
a) Phương tiện bày bán, dụng cụ chứa
đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng;
b) Có biện pháp bảo quản để sản phẩm
động vật không bị nhiễm bẩn, biến chất;
c) Nơi mua bán, vật dụng dùng trong
việc mua bán động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh sạch sẽ sau khi bán;
d) Nước thải trong quá trình kinh
doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ phải được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ
sinh thú y trước khi thải ra môi trường.
2. Nơi tập trung, mua bán động vật
trên cạn phải xa khu dân cư, các công trình công cộng; được vệ sinh, khử trùng
tiêu độc sau mỗi lần tập trung, mua bán động vật.
3. Nghiêm cấm mua bán:
a) Động vật trên cạn mắc bệnh, sản phẩm
động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc động vật chết bất thường
chưa rõ nguyên nhân;
b) Động vật dưới nước, lưỡng cư có xuất
xứ từ vùng cấm thu hoạch;
c) Động vật bị bơm, chích nước hoặc
các loại dịch lỏng gây hại cho người sử dụng;
d) Sản phẩm động vật biến chất, chứa
hóa chất, phẩm màu không được phép sử dụng.
Mục 4. TRÁCH NHIỆM
CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT; KIỂM
SOÁT GIẾT MỔ; KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y
Điều 48. Trách
nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y
1. Thực hiện việc kiểm dịch động vật,
sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; kiểm
tra vệ sinh thú y theo quy định.
2. Cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm
dịch động vật, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Trong trường hợp
không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thì phải thông báo cho chủ hàng biết
rõ lý do.
3. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chủ
hàng, chủ cơ sở thực hiện các quy định về vệ sinh thú y đối với các đối tượng
thuộc diện phải kiểm dịch; kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật;
kiểm tra vệ sinh thú y.
Điều 49. Trách
nhiệm của kiểm dịch viên động vật
1. Thực hiện việc kiểm dịch động vật,
sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; kiểm
tra vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật về thú y.
2. Trong khi làm nhiệm vụ kiểm dịch
viên động vật phải mặc trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm
dịch viên động vật và mang các thiết bị, phương tiện cần thiết.
3. Kiến nghị với cấp có thẩm quyền cấp,
thu hồi giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.
Điều 50. Trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước khác
1. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách
nhiệm quy hoạch, công bố quy hoạch địa điểm và tổ chức quản lý việc giết mổ, sơ
chế động vật, sản phẩm động vật tập trung trong phạm vi địa phương; chỉ đạo các
ngành có liên quan tại địa phương phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành về thú y trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết
mổ; kiểm tra vệ sinh thú y; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan hữu quan bao gồm Y tế,
Bảo vệ môi trường, Hải quan, Cảng vụ, Bộ đội Biên phòng, Công an, Quản lý thị
trường, Bưu điện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối
hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y trong việc thực hiện nhiệm
vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản
phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; phát hiện, ngăn chặn việc nhập lậu động
vật, sản phẩm động vật.
3. Cơ quan Hải quan chỉ hoàn tất thủ
tục hải quan khi chủ hàng đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kiểm dịch động vật,
sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y.
Điều 51. Trách
nhiệm của chủ hàng, chủ cơ sở
1. Chấp hành các quy định của pháp luật
về thú y và pháp luật khác có liên quan trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm
động vật; kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ
sinh thú y.
2. Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan
quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền, các cơ quan thực hiện việc
kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản
phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định.
3. Chịu trách nhiệm nuôi giữ, chăm
sóc động vật, bảo quản sản phẩm động vật và tuân theo hướng dẫn của cơ quan quản
lý nhà nước chuyên ngành về thú y trong quá trình kiểm dịch; kiểm soát giết mổ,
sơ chế động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y và trả phí, lệ phí
theo quy định của pháp luật.
4. Phải báo ngay cho cơ quan quản lý
nhà nước chuyên ngành về thú y nơi gần nhất khi phát hiện bệnh lạ hoặc nghi ngờ
động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh.
5. Không được tự ý đánh tráo, thay đổi
số lượng động vật đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch trong quá trình vận
chuyển động vật và phải đi đúng lộ trình theo quy định của cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền.
6. Khi vận chuyển các loài động vật
khác nhau hoặc có mục đích sử dụng khác nhau trên cùng một phương tiện phải
theo hướng dẫn của Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y
thủy sản. Không được sử dụng các phương tiện đã vận chuyển các chất độc hại để
vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
7. Báo cáo trước 15 ngày với cơ quan
quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền để được kiểm tra điều kiện
vệ sinh thú y trước khi cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật bắt đầu
hoạt động.
Chương IV
QUẢN LÝ THUỐC
THÚ Y, CHẾ PHẨM SINH HỌC, VI SINH VẬT, HÓA CHẤT DÙNG TRONG THÚ Y
Điều 52. Điều kiện
sản xuất, gia công, san chia thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa
chất dùng trong thú y
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia
công, san chia thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong
thú y phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 38 của Pháp lệnh Thú y và các
điều kiện vệ sinh thú y quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
2. Địa điểm cơ sở phải cách biệt với
khu dân cư, các công trình công cộng, bệnh viện, bệnh xá thú y, cơ sở chẩn đoán
bệnh động vật, các nguồn gây ô nhiễm khác và không gây ảnh hưởng xấu tới môi
trường xung quanh.
3. Cơ sở sản xuất dược phẩm, hóa chất
dùng trong thú y phải được thiết kế, xây dựng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP,
bảo đảm có các khu vực chính sau đây:
a) Kho nguyên liệu, phụ liệu, bao bì,
thành phẩm;
b) Khu vực xử lý tiệt trùng;
c) Khu vực cân, cấp phát nguyên liệu;
d) Khu vực chuẩn bị sản xuất;
đ) Khu vực pha chế, bảo quản bán
thành phẩm;
e) Khu vực hoàn thiện sản phẩm;
f) Khu vực kiểm tra sản phẩm trước
khi xuất xưởng;
g) Khu vực để các sản phẩm không đạt
tiêu chuẩn chất lượng;
h) Khu vực vệ sinh cá nhân và các khu
vực khác phục vụ sản xuất.
4. Cơ sở sản xuất vắc xin, chế phẩm
sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y ngoài các khu vực quy định tại khoản 3
Điều này, phải có khu vực nuôi giữ và xử lý động vật thí nghiệm; khu vực, trang
thiết bị để giữ giống vi sinh vật phục vụ sản xuất.
5. Nhà xưởng sản xuất phải bảo đảm
các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện về vệ sinh môi
trường; dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; chống được bụi và sự xâm nhập của động vật
gây hại;
b) Từng khu vực phải có diện tích phù
hợp với yêu cầu sản xuất, dễ thực hiện các thao tác kỹ thuật, thuận tiện cho việc
kiểm tra, giám sát;
c) Được thiết kế và bố trí phù hợp để
tránh sự nhầm lẫn hoặc lây nhiễm chéo giữa các nguyên liệu, sản phẩm trong quá
trình sản xuất.
6. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất
phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:
a) Phù hợp, thuận tiện cho các thao
tác, dễ vệ sinh, khử trùng và bảo dưỡng;
b) Bề mặt tiếp xúc của thiết bị, dụng
cụ với các nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm và thành phẩm phải được làm bằng
vật liệu trơ; không gây ảnh hưởng tới độ tinh khiết, hoạt tính của nguyên liệu,
chất lượng của thuốc.
7. Các thiết bị cơ khí, thiết bị sử dụng
điện năng, nhiệt năng, thiết bị áp lực phải có quy định bằng văn bản về chế độ
điều chỉnh, kiểm tra, bảo dưỡng, vận hành để đảm bảo an toàn lao động và bảo đảm
chất lượng của sản phẩm.
8. Cơ sở sản xuất phải đạt tiêu chuẩn
vệ sinh thú y do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản hoặc Bộ
Khoa học và Công nghệ ban hành.
Điều 53. Điều kiện
nhập khẩu thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc
thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y có trong Danh
mục thuốc thú y, Danh mục chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong
thú y được phép lưu hành tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều
48 của Pháp lệnh Thú y.
Trường hợp nhập khẩu vắc-xin, vi sinh
vật phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng,
An toàn vệ sinh và thú y thủy sản.
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc
thú y, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất
dùng trong thú y không có trong Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi
sinh vật, hóa chất dùng trong thú ý được phép lưu hành tại Việt Nam để phục vụ
sản xuất, nghiên cứu, hợp tác hoặc trao đổi khoa học kỹ thuật, tham gia hội chợ,
triển lãm hoặc cho các mục đích khác phải bảo đảm các điều kiện quy định tại
khoản 2 Điều 48 của Pháp lệnh Thú y.
Điều 54. Điều kiện
kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú
y
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc
thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong thú y phải có đủ các điều kiện
quy định tại Điều 39 của Pháp lệnh Thú y và các điều kiện vệ sinh thú y sau
đây:
a) Có địa điểm kinh doanh cố định;
b) Cửa hàng, nơi bày bán, kho chứa có
đủ diện tích cần thiết và có kết cấu phù hợp để không làm ảnh hưởng tới chất lượng
của thuốc;
c) Cửa hàng phải có khu vực riêng bày
bán các loại hàng khác nhau được phép kinh doanh, có đủ phương tiện để bày bán,
bảo quản;
d) Có đủ các thiết bị kỹ thuật để bảo
quản hàng hóa như quạt thông gió, tủ lạnh hoặc kho lạnh để bảo quản vắc-xin, chế
phẩm sinh học; ẩm kế, nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản;
đ) Hoạt động kinh doanh không làm ảnh
hưởng xấu tới môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vắc-xin,
vi sinh vật phải theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Thủy sản
Điều 55. Điều kiện
vệ sinh thú y đối với cơ sở kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập
khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
1. Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y, chế
phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y phải bảo đảm các điều kiện
vệ sinh thú y sau đây:
a) Có đủ diện tích, cơ sở vật chất kỹ
thuật, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, nguyên vật liệu cần thiết cho việc kiểm
nghiệm;
b) Có nơi nuôi giữ và xử lý động vật
thí nghiệm;
c) Có trang thiết bị chuyên dùng giữ
giống vi sinh vật để phục vụ việc kiểm nghiệm;
d) Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm
vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
2. Cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc
thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y phải bảo đảm
các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:
a) Địa điểm cơ sở, khu chuồng, ao, bể
nuôi động vật, dụng cụ chăn nuôi, nơi xử lý chất thải, xác động vật phải bảo đảm
các điều kiện quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
b) Có đủ loại động vật, đủ số lượng
đáp ứng được việc thử nghiệm, khảo nghiệm;
c) Có nơi lưu giữ, trang thiết bị
thích hợp để bảo quản thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất cần thử
nghiệm, khảo nghiệm;
d) Có đủ diện tích chuồng, ao, bể
nuôi để bố trí động vật bảo đảm kết quả thử nghiệm, khảo nghiệm chính xác;
đ) Có đủ dụng cụ, phương tiện cần thiết.
3. Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc
thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y phải bảo đảm
các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:
a) Có kho đủ diện tích để bảo quản
hàng hoá;
b) Có đủ trang thiết bị phù hợp để bảo
quản và kiểm tra điều kiện bảo quản hàng hoá;
c) Có kho riêng bảo quản nguyên liệu
làm thuốc thú y; dược phẩm; vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật; hóa chất
dùng trong thú y.
Điều 56. Các trường
hợp phải đăng ký lưu hành thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất
dùng trong thú y
1. Thuốc thú y, nguyên liệu dùng làm
thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y mới sản
xuất trong nước.
2. Thuốc thú y ở dạng thành phẩm, bán
thành phẩm, nguyên liệu, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong
thú y lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam để kinh doanh, sản xuất, gia công, đóng
gói lại.
3. Thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi
sinh vật, hóa chất dùng trong thú y đã được công nhận và đưa vào Danh mục thuốc
thú y, Danh mục chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được
phép lưu hành tại Việt Nam phải đăng ký lại khi có những thay đổi về nội dung
quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định này
Điều 57. Đăng ký
lưu hành thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
mới sản xuất trong nước, nhập khẩu lần đầu
1. Thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi
sinh vật, hóa chất dùng trong thú y mới sản xuất trong nước hoặc lần đầu nhập
khẩu vào Việt Nam được phép lưu hành tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện quy định
tại Điều 40 của Pháp lệnh Thú y.
24. Tổ
chức, cá nhân đăng ký lưu hành đối với thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh
vật, hóa chất dùng trong thú y phải nộp hồ sơ đăng ký với Cục Thú y; đối với chế
phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong
nuôi trồng thủy sản phải nộp hồ sơ đăng ký với Cục Nuôi trồng thủy sản theo quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 40 của Pháp lệnh Thú y.
Trường hợp thuốc không phải thử nghiệm
hoặc khảo nghiệm thì nộp một bộ hồ sơ; thuốc phải thử nghiệm hoặc khảo nghiệm
thì nộp hai bộ hồ sơ.
Đối với trường hợp nhập khẩu phải có một
bộ hồ sơ bằng tiếng Việt và đơn đăng ký nhập khẩu kèm theo giấy phép lưu hành sản
phẩm, giấy chứng nhận nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP hoặc chứng chỉ ISO, phiếu
phân tích chất lượng sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất cấp.
3. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày
kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lời
kết quả; thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký biết để hoàn thiện hồ sơ đối với
trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu.
45.
Trong thời gian bốn mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y, Cục
Nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và thành lập Hội đồng khoa học
chuyên ngành để xét duyệt hồ sơ, đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn công nhận, bổ sung hàng quý vào Danh mục thuốc thú y, Danh mục chế phẩm
sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt
Nam.
Điều 58. Đăng ký
lại thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y đã được cấp
số đăng ký lưu hành
1. Các trường hợp phải đăng ký lại:
a) Thay đổi thành phần, công thức;
b) Thay đổi dạng bào chế;
c) Thay đổi đường dùng của thuốc;
d) Thay đổi phương pháp, quy trình sản xuất mà làm
thay đổi chất lượng sản phẩm;
đ) Đánh giá lại chất lượng, hiệu quả, độ an toàn của
thuốc theo quy định.
Việc lập hồ sơ đăng ký lại theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Nghị định này.
26. Trong thời gian bốn
mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách
nhiệm thẩm định hồ sơ và trả lời kết quả.
Điều 59. Nội dung GMP, thủ tục
đăng ký cấp chứng nhận GMP
1. Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) bao gồm các nội
dung sau đây:
a) Khái niệm;
b) Nhân sự;
c) Nhà xưởng;
d) Thiết bị, dụng cụ;
đ) Vệ sinh và biện pháp vệ sinh;
e) Sản xuất;
f) Kiểm tra chất lượng;
g) Tự thanh tra;
h) Xử lý khiếu nại về sản phẩm, thu hồi sản phẩm;
i) Tài liệu.
2. Cơ sở sản xuất thuốc thú y, chế phẩm sinh học,
vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y phải áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực
hành tốt sản xuất thuốc (GMP) và được Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An
toàn vệ sinh và thú y thủy sản kiểm tra, đánh giá theo tiêu chuẩn và cấp giấy
chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP.
3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra GMP bao gồm:
a) Đơn đăng ký kiểm tra GMP;
b) Các tài liệu có liên quan bao gồm: tài liệu tập
huấn của cơ sở về GMP; sơ đồ vị trí và thiết kế của nhà máy sản xuất; sơ đồ bố
trí dây chuyền sản xuất; sơ đồ tổ chức sản xuất; danh mục sản phẩm được phép sản
xuất hoặc đã đăng ký sản xuất; danh mục thiết bị sản xuất, thiết bị kiểm tra chất
lượng sản phẩm; danh mục các quy trình thao tác chuẩn (SOP); giấy xác nhận hoặc
biên bản nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền; báo cáo
đã được thẩm định về môi trường; biên bản tự kiểm tra GMP của cơ sở.
4. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y
thủy sản tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP
cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Điều 60. Công bố tiêu chuẩn chất
lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y,
chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y có trong Danh mục thuốc
thú y, Danh mục chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được
phép lưu hành tại Việt Nam phải công bố tiêu chuẩn chất lượng thuốc thú y, chế
phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y và chịu trách nhiệm về
tiêu chuẩn chất lượng đã công bố. Tiêu chuẩn do cơ sở công bố không được trái
hoặc thấp hơn tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn Việt Nam.
2. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng thuốc thú y,
chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được lập thành 03
(ba) bộ, bao gồm:
a) Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng;
b) Bản sao hợp pháp quyết định công nhận thuốc thú
y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành.
3. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng thuốc thú y,
chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được gửi về Cục Thú
y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản. Trong thời hạn 45
(bốn lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có
trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ, trả lời chấp nhận hoặc nêu rõ lý
do không chấp nhận.
4. Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ
sinh và thú y thủy sản quy định về ghi số công bố tiêu chuẩn chất lượng thuốc,
chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y.
5. Khi có thay đổi về chất lượng hoặc nhãn thuốc
thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất so với lần công bố trước, cơ sở
phải lập hồ sơ công bố lại theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 61. Công bố tiêu chuẩn chất
lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
phù hợp tiêu chuẩn
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thuốc thú
y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y có trong Danh mục
thuốc thú y, Danh mục chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn ngành theo quy
định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Thủy sản phải công bố chất lượng phù hợp tiêu chuẩn.
2. Hồ sơ công bố chất lượng thuốc thú y, chế phẩm
sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y phù hợp tiêu chuẩn được lập
thành 03 (ba) bản, bao gồm:
a) Bản công bố chất lượng phù hợp tiêu chuẩn;
b) Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận chất lượng phù
hợp tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn ngành của cơ quan có thẩm quyền.
3. Hồ sơ công bố chất lượng thuốc thú y, chế phẩm
sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam được
gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ; phù hợp
tiêu chuẩn ngành được gửi về Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh
và thú y thủy sản. Trong thời hạn 45 (bốn lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ
hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp của tiêu
chuẩn, đóng dấu vào bản công bố chất lượng phù hợp tiêu chuẩn và trao lại cho
cơ sở một bộ hồ sơ công bố.
Điều 62. Xử lý thuốc thú y, chế
phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
1. Việc xử lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi
sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều 50 của Pháp lệnh Thú y.
2. Việc tiêu hủy thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi
sinh vật, hóa chất dùng trong thú y phải bảo đảm:
a) An toàn cho người, môi trường, hệ sinh thái và bảo
đảm mức tồn dư tối đa cho phép trong đất, nước, không khí không được quá mức
quy định;
b) Được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản quy định và theo quy định của
pháp luật về quản lý chất thải nguy hại;
c) Được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về
thú y ở địa phương, cơ quan môi trường, chính quyền địa phương, các cơ quan có
liên quan khác giám sát và xác nhận kết quả tiêu hủy;
d) Người thực hiện việc tiêu hủy phải được trang bị
đầy đủ các phương tiện phòng hộ và bảo hộ lao động.
3. Tổ chức, cá nhân có thuốc thú y, chế phẩm sinh học,
vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y bị xử lý có trách nhiệm xử lý và chịu mọi
chi phí xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không xác định được chủ sở hữu thì Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các ngành có liên quan thực hiện việc tiêu hủy
theo quy định. Chi phí tiêu huỷ được lấy từ ngân sách địa phương.
Chương V
HÀNH NGHỀ THÚ Y
Điều 63. Chứng chỉ hành nghề
thú y
1. Cá nhân hành nghề thú y theo quy định tại Điều
52 của Pháp lệnh Thú y phải có chứng chỉ hành nghề thú y.
2. Chứng chỉ hành nghề thú y do cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền cấp theo quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều 54 của Pháp lệnh Thú y.
3. Chứng chỉ hành nghề thú y được cấp cho cá nhân
có đủ điều kiện là người trực tiếp hành nghề; chủ cơ sở hoặc người phụ trách kỹ
thuật của cơ sở xét nghiệm bệnh động vật, phẫu thuật động vật; sản xuất, xuất khẩu,
nhập khẩu, kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc, chế phẩm sinh học, vi
sinh vật, hóa chất dùng trong thú y.
Điều 64. Điều kiện được cấp chứng
chỉ hành nghề
1. Điều kiện về bằng cấp chuyên môn:
a) Người hành nghề chẩn đoán, kê đơn, chữa bệnh, chăm
sóc sức khỏe động vật tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn
nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
Người hành nghề tiêm phòng, thiến, hoạn động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp
đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh
cấp;
b) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở hành
nghề xét nghiệm bệnh, phẫu thuật động vật tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y,
kỹ sư chăn nuôi thú y hoặc cử nhân sinh học, hóa sinh, kỹ sư nuôi trồng thủy sản
đã qua lớp đào tạo về xét nghiệm bệnh động vật thủy sản đối với hành nghề thú y
thủy sản; có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;
c) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở hành
nghề sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất
dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y, dược
sỹ, cử nhân hóa học hoặc sinh học, kỹ sư nuôi trồng thủy sản đối với hành nghề
thú y thủy sản; có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành
nghề;
d) Chủ cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm
sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp
thú y, chăn nuôi thú y, hoặc trung cấp sinh học, nuôi trồng thủy sản đối với
hành nghề thú y thủy sản. Người trực tiếp bán hàng tối thiểu phải có chứng chỉ
tốt nghiệp lớp tập huấn về lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành về thú y cấp tỉnh cấp;
đ) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở thử
nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng
trong thú y tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y hoặc cử
nhân sinh học, hóa sinh, kỹ sư nuôi trồng thủy sản đã tốt nghiệp lớp đào tạo về
chuyên ngành thú y đối với hành nghề thú y thủy sản; có ít nhất 02 (hai) năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;
e) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở xuất
khẩu, nhập khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng
trong thú y tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y hoặc cử
nhân sinh học, hóa sinh, kỹ sư nuôi trồng thủy sản đã tốt nghiệp lớp đào tạo về
chuyên ngành thú y đối với hành nghề thú y thủy sản;
f) Người hành nghề tư vấn, dịch vụ kỹ thuật về thú
y tối thiểu phải có bằng trung cấp thú y, trung cấp chăn nuôi thú y hoặc trung
cấp nuôi trồng thủy sản đã tốt nghiệp lớp đào tạo về chuyên ngành thú y đối với
hành nghề thú y thủy sản.
2. Người được cấp chứng chỉ hành nghề thú y phải có
giấy khám sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc của cơ sở y tế từ cấp huyện
trở lên cấp.
3. Đối với người nước ngoài, ngoài những quy định tại
các khoản 1, 2 Điều này còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền
xác nhận và không thuộc đối tượng quy định tại Điều 66 của Nghị
định này.
Điều 65. Thủ tục cấp, thời hạn
của chứng chỉ hành nghề thú y
1. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất,
xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y, chế phẩm
sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y gửi hồ sơ đến Cục Thú y, Cục
Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản.
Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tiêm phòng,
xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật, phẫu
thuật động vật; kinh doanh thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng
trong thú y; tư vấn, dịch vụ khác có liên quan đến thú y gửi hồ sơ đến cơ quan
quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh.
2. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y theo
quy định tại khoản 3 Điều 54 của Pháp lệnh Thú y.
Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y quy định
tại các điểm b, c, đ khoản 1 Điều 64 của Nghị định này phải
có thêm giấy xác nhận của cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm
thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y hoặc của
cơ sở xét nghiệm bệnh, phẫu thuật động vật về thời gian đã thực hành tại cơ sở.
Trong trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành
nghề thú y là cán bộ, công chức thì phải có thêm văn bản đồng ý của Thủ trưởng
cơ quan nơi người đó công tác và chỉ được hành nghề trong phạm vi phù hợp với
quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được
hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp chứng
chỉ hành nghề thú y hoặc yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc
trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do không cấp chứng chỉ hành nghề thú y.
4. Cá nhân, tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
thú y phải nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
5. Thời hạn của chứng chỉ hành nghề thú y là 05
(năm) năm. Trước khi chứng chỉ hành nghề hết hạn một tháng, người được cấp chứng
chỉ hành nghề thú y muốn tiếp tục hành nghề phải gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý
nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều
này.
Hồ sơ đăng ký gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y bao
gồm:
a) Đơn đăng ký gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y;
b) Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề thú y đã cấp;
c) Giấy khám sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm
việc của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp.
Điều 66. Những người không được
cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y
1. Người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo
bản án, quyết định của tòa án.
2. Người đang trong thời gian bị kỷ luật có liên
quan đến chuyên môn thú y.
3. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người đang trong thời gian chấp hành bản án hình
sự của tòa án; đang bị áp dụng biện pháp hành chính như đưa vào cơ sở giáo dục,
cơ sở chữa bệnh hoặc quản chế hành chính.
5. Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Điều 67. Các trường hợp phải
thu hồi chứng chỉ hành nghề thú y
1. Chứng chỉ hành nghề cấp không đúng thẩm quyền.
2. Không còn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 64 của Nghị định này.
3. Chứng chỉ hành nghề bị tẩy xoá, sửa chữa nội
dung.
4. Người được cấp chứng chỉ hành nghề nhưng sau đó
thuộc đối tượng quy định tại Điều 66 của Nghị định này.
5. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề từ
03 lần trở lên trong thời gian được phép hành nghề.
6. Người được cấp chứng chỉ hành nghề thú y có hành
vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi chứng chỉ hành nghề.
Điều 68. Các hành vi bị nghiêm
cấm
1. Hành nghề thú y khi không có chứng chỉ hành nghề
hoặc chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng.
2. Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề thú y.
3. Giả mạo chứng chỉ hành nghề thú y.
4. Các hành vi bị cấm khác mà pháp luật quy định.
Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của
người hành nghề thú y
1. Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có các quyền
sau đây:
a) Tiến hành các hoạt động chuyên môn về thú y theo
đúng nội dung của chứng chỉ hành nghề thú y được cấp;
b) Tham gia Hội Thú y hoặc các Hội nghề nghiệp khác
có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có các nghĩa vụ
sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật
về thú y, pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình hành nghề;
b) Theo dõi, ghi chép và báo cáo kịp thời cho cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y ở địa phương khi phát hiện hoặc
nghi ngờ có bệnh dịch nguy hiểm của động vật, bệnh từ động vật lây sang người
và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y để nhanh chóng
giải quyết hậu quả;
c) Tham gia tiêm phòng vắc-xin cho động vật do cơ
quan thú y địa phương tổ chức;
d) Tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật theo sự
điều động của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về
thú y;
đ) Cung cấp thông tin cho việc điều tra về thú y;
báo cáo thống kê cho cơ quan thú y địa phương về hoạt động chuyên môn định kỳ,
khi có dịch bệnh;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hành
nghề của mình hoặc của cơ sở do mình phụ trách; phải bồi thường theo quy định của
pháp luật nếu do hành nghề mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác;
f) Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức
năng có thẩm quyền.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 70. Hiệu lực thi hành7
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể
từ ngày đăng Công báo và thay thế Quy định về thi hành Pháp lệnh Thú y; Điều lệ
phòng, chống dịch bệnh cho động vật; Điều lệ Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm
tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật; Điều lệ quản lý thuốc thú y ban
hành kèm theo Nghị định số 93/CP ngày 27 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành Pháp lệnh Thú y.
Điều 71. Trách nhiệm thi hành
Nghị định8
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy
sản có trách nhiệm:
a) Quy định thời hạn, loại vắc-xin, loài động vật
trên cạn phải tiêm phòng bắt buộc, biện pháp phòng bệnh bắt buộc đối với động vật
dưới nước, lưỡng cư tại vùng đã bị dịch uy hiếp; việc nuôi chung nhiều loài động
vật trong một cơ sở giống; các bệnh động vật định kỳ phải được kiểm tra tại các
cơ sở sản xuất giống; các loại nguyên liệu thuốc thú y được dùng để phòng bệnh,
chữa bệnh cho động vật;
b) Quy định các bệnh cấm chữa; bệnh phải giết hủy,
giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh; biện pháp xử lý vệ sinh thú y đối với nơi
giết hủy, giết mổ bắt buộc động vật, đối với thân thịt của động vật bị giết mổ
bắt buộc; tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với việc sơ chế, xử lý động vật dưới nước
và lưỡng cư mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
c) Quy định số lượng động vật, khối lượng sản phẩm
động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện; các trường hợp tạm miễn
kiểm dịch; biện pháp xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận
chuyển và các vật dụng khác có liên quan không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; điều
kiện thủ tục nhận và gửi bệnh phẩm;
d) Quy định việc kinh doanh vắc-xin, vi sinh vật;
thủ tục đăng ký chuyển đổi sở hữu, gia công, đóng gói lại thuốc thú y, chế phẩm
sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; thủ tục đăng ký nhập khẩu thuốc
thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật ngoài Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh
học, vi sinh vật dùng trong thú y được phép sử dụng tại Việt Nam để phục vụ sản
xuất, nghiên cứu, hợp tác, trao đổi khoa học kỹ thuật, tham gia hội chợ, triển
lãm hoặc cho các mục đích khác;
đ) Quy định thủ tục thu hồi thuốc thú y, chế phẩm
sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y không đủ tiêu chuẩn chất lượng
đã đăng ký;
e) Quy định trình tự, thủ tục thu hồi, cấp lại chứng
chỉ hành nghề thú y.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy
sản chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công
báo);
- Trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT (để đăng công báo);
- Lưu: VT, CTY.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|
1 Nghị định số
119/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y có căn cứ ban hành như
sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm
2004;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn,”
Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm
2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp
có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn,”
2 Điều này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26
tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định
về nông nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2011.
3 Điều này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 119/2008/NĐ-CP
ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y, có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 12
năm 2008.
4 Khoản này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 119/2008/NĐ-CP
ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh Thú y, có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 12 năm
2008.
5 Khoản này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số
119/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y, có hiệu lực kể từ ngày
23 tháng 12 năm 2008.
6 Khoản này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Nghị định số
119/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y, có hiệu lực kể từ ngày
23 tháng 12 năm 2008.
7 Tại Điều 2
của Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP
ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Pháp lệnh Thú y, có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 12
năm 2008 quy định như sau:
“ Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày,
kể từ ngày đăng Công báo”.
Tại Điều 7 của Nghị định số 98/2011/NĐ-CP
ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định về nông nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng
12 năm 2011 quy định như sau:
“Điều 7. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 15 tháng 12 năm 2011”.
8 Tại Điều 3
của Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP
ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Pháp lệnh Thú y, có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 12
năm 2008 quy định như sau:
“Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”.
Tại Điều 8 của Nghị định số 98/2011/NĐ-CP
ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định về nông nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng
12 năm 2011 quy định như sau:
“Điều 8. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành
Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị
định này./.”.