Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BNNPTNT 2022 Thông tư quản lý giống thủy sản thức ăn thủy sản

Số hiệu: 19/VBHN-BNNPTNT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Phùng Đức Tiến
Ngày ban hành: 30/12/2022 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ GIỐNG THỦY SẢN, THỨC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.[1]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung quy định tại khoản 2 Điều 23, khoản 2 Điều 31 Luật Thủy sản, gồm:

1. Hướng dẫn kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; hướng dẫn kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

2. Hướng dẫn kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất, lưu thông trên thị trường; hướng dẫn kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trong sản xuất, lưu thông trên thị trường;

3. Quy định thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ;

4. Quy định đặt tên, sai số cho phép trong phân tích chất lượng, chỉ tiêu kỹ thuật phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng của thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

5. Ban hành danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam;

6. Quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật xử lý vi phạm chất lượng giống thủy sản; quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật xử lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vi phạm quy định về chất lượng;

7. Hướng dẫn cập nhật thông tin về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.

Chương II

KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG THỦY SẢN VÀ CƠ SỞ SẢN XUẤT, MUA BÁN, NHẬP KHẨU THỨC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Điều 3. Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

1. Hình thức kiểm tra: Thực hiện bằng hình thức đoàn kiểm tra.

2. Căn cứ thành lập đoàn kiểm tra:

a) Đề nghị của cơ sở đối với trường hợp cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện;

b) Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện.

3. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: Trưởng đoàn và thành viên; chuyên gia tư vấn khi cần thiết.

4. Yêu cầu đối với trưởng đoàn: Là lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc công chức có ít nhất 05 năm kinh nghiệm về một trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

5. Yêu cầu đối với thành viên

Đoàn kiểm tra phải có ít nhất 01 thành viên đáp ứng yêu cầu sau:

a) Đã tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở do Tổng cục Thủy sản tổ chức;

b) Thành viên đoàn kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải có trình độ đại học trở lên một trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, môi trường;

c) Thành viên đoàn kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có trình độ đại học trở lên một trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học, công nghệ thực phẩm, môi trường.

6. Yêu cầu đối với người lấy mẫu giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Đã tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ về lấy mẫu giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản do Tổng cục Thủy sản tổ chức.

Điều 4. Kiểm tra điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

1. Cơ quan kiểm tra: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

2. Hình thức kiểm tra: Thực hiện đồng thời với hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

3. Nội dung kiểm tra: Theo quy định tại Điều 33 Luật Thủy sản.

Điều 5. Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở và lấy mẫu

1. Tổng cục Thủy sản tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở và lấy mẫu giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cho cán bộ thuộc cơ quan kiểm tra.

2. Nội dung tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở gồm: Quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; hệ thống quản lý chất lượng, an toàn sinh học.

3. Nội dung tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu gồm: Quy định liên quan đến lĩnh vực kiểm tra, đối tượng kiểm tra; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn cho người lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu; thực hành lấy mẫu tại cơ sở.

Chương III

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỐNG THỦY SẢN, THỨC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Điều 6. Kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất, ương dưỡng; kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trong sản xuất

1. Cơ quan kiểm tra

a) Tổng cục Thủy sản: Kiểm tra chất lượng giống thủy sản bố mẹ; kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh: Kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; kiểm tra chất lượng giống thủy sản bố mẹ hoặc kiểm tra thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi được Tổng cục Thủy sản ủy quyền.

2. Căn cứ kiểm tra:

a) Quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

b) Tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra sự phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

b) Lấy mẫu thử nghiệm khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng sau khi thực hiện các nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

4. Người lấy mẫu phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư này.

5. Sai số cho phép trong phân tích chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Trình tự và thủ tục kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

7. Xử lý kết quả kiểm tra chất lượng thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Điều 6 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 7.[2] Kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản lưu thông trên thị trường

1. Cơ quan kiểm tra: Tổng cục Thủy sản, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh, cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản lưu thông trên thị trường thực hiện theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

3. Sai số cho phép trong phân tích chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật xử lý vi phạm chất lượng giống thủy sản

1. Giống thủy sản vi phạm chất lượng phải tiêu hủy được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

a) Áp dụng một trong các biện pháp sau để tiêu hủy: Giá nhiệt từ 90°C trở lên, cấp đông, sử dụng hóa chất được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, hình thức khác theo quy định của pháp luật.

b) Lập biên bản tiêu hủy: Biên bản tiêu hủy phải có đầy đủ chữ ký của đại diện cơ quan kiểm tra và cơ sở vi phạm. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: Căn cứ và lý do thực hiện tiêu hủy; thời gian, địa điểm tiêu hủy; thành phần tham gia tiêu hủy; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng giống thủy sản vi phạm tại thời điểm tiêu hủy; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.

2. Giống thủy sản vi phạm chất lượng được chuyển mục đích sử dụng thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

a) Áp dụng một trong các biện pháp sau để chuyển đổi mục đích sử dụng: Làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học;

b) Cơ sở phải có phương án chuyển mục đích sử dụng và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để thực hiện quản lý, giám sát quá trình chuyển mục đích sử dụng.

Điều 9. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật để xử lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vi phạm quy định về chất lượng

1. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vi phạm chất lượng phải tiêu hủy thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

a) Áp dụng một hoặc một số biện pháp sau để tiêu hủy: Sử dụng hóa chất, sử dụng biện pháp cơ học, đốt, chôn, hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Lập biên bản tiêu hủy: Biên bản tiêu hủy phải có đầy đủ chữ ký của đại diện cơ quan kiểm tra và cơ sở vi phạm. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: Căn cứ và lý do thực hiện tiêu hủy; thời gian, địa điểm tiêu hủy; thành phần tham gia tiêu hủy; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng sản phẩm vi phạm tại thời điểm tiêu hủy; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.

2. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vi phạm chất lượng được tái chế, chuyển mục đích sử dụng thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

a) Đối với biện pháp tái chế: Cơ sở phải có phương án tái chế và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để thực hiện quản lý, giám sát quá trình tái chế;

b) Đối với biện pháp chuyển mục đích sử dụng: Cơ sở phải có phương án chuyển mục đích sử dụng đáp ứng quy định của pháp luật về sản phẩm sau khi chuyển đổi và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để thực hiện quản lý, giám sát quá trình chuyển mục đích sử dụng.

Điều 10. Thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ

Thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ được quy định như sau:

1. Tôm thẻ chân trắng bố mẹ

a)[3] Thời hạn sử dụng tối đa 140 ngày kể từ ngày nhập khẩu đối với tôm bố mẹ nhập khẩu đạt khối lượng tối thiểu 40 g/con đối với tôm đực, 45 g/con đối với tôm cái;.

b) Thời hạn sử dụng tối đa 120 ngày tính từ ngày cho sinh sản lần đầu đối với tôm bố mẹ sản xuất trong nước hoặc tôm bố mẹ nhập khẩu chưa đạt khối lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

2. Tôm sú bố mẹ

a)[4] Thời hạn sử dụng tối đa 80 ngày kể từ ngày nhập khẩu đối với tôm sú bố mẹ nhập khẩu đạt khối lượng tối thiểu 100 g/con đối với tôm đực, 120 g/con đối với tôm cái;

b) Thời hạn sử dụng tối đa 60 ngày tính từ ngày cho sinh sản lần đầu đối với tôm bố mẹ sản xuất trong nước, tôm bố mẹ khai thác từ tự nhiên, tôm bố mẹ nhập khẩu chưa đạt khối lượng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

3. Cá tra bố mẹ: Thời hạn sử dụng tối đa 60 tháng tính từ ngày cho sinh sản lần đầu và cho sinh sản không quá 02 lần/năm.

4. Thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ khác: Cơ sở tự công bố.

Điều 11. Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam; chỉ tiêu kỹ thuật phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng của thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản

1. Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Chỉ tiêu kỹ thuật phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng của thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IV

CẬP NHẬT THÔNG TIN THỨC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Điều 12. Lập tài khoản đăng nhập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản và cập nhật thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

1. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản lập tài khoản để đăng nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản, thông tin lập tài khoản gồm:

a) Tên đăng nhập là mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế;

b) Thông tin kê khai khi lập tài khoản gồm: Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, email, địa chỉ sản xuất, điều kiện sản xuất, loại hình doanh nghiệp.

2. Trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường, cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải gửi thông tin về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 13 Thông tư này qua tài khoản được lập theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 13. Thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

1. Thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản sản xuất trong nước, gồm: Thông tin về địa điểm và điều kiện sản xuất; thông tin tiêu chuẩn công bố áp dụng theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; thông tin công bố hợp quy; nhãn của sản phẩm (bản sao chụp màu); kết quả thử nghiệm chất lượng sản phẩm.

2.[5] Thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, gồm: Thông tin về cơ sở sản xuất, địa điểm và điều kiện sản xuất; thông tin tiêu chuẩn công bố áp dụng theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; thông tin công bố hợp quy; nhãn của sản phẩm (bản sao chụp màu nhãn gốc và nhãn bằng tiếng Việt); Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) còn hiệu lực (không áp dụng đối với nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản); kết quả kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.

3.[6] Sau khi nhận đầy đủ thông tin theo khoản 1 và khoản 2 Điều này, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản tự động cấp mã số tiếp nhận cho cơ sở để thể hiện trên nhãn hoặc bao bì sản phẩm hoặc trên tài liệu kèm theo sản phẩm để phục vụ quản lý và truy xuất nguồn gốc. Mã số tiếp nhận gồm 2 phần: AA-BBBBBB, trong đó:

a) AA: Mã số để phân loại thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: 01 là mã thức ăn thủy sản; 02 là mã sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; 03 là mã sản phẩm sử dụng cả 02 mục đích làm thức ăn thủy sản và xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

b) BBBBBB: Số thứ tự sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được cấp theo thứ tự từ 000001 đến 999999.

4. Khi có bất kỳ sự thay đổi về thông tin đã cập nhật theo khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ sở phải cập nhật lại trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Điều 14. Quy định về đặt tên thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Tên thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN [7]

Điều 15. Trách nhiệm của các bên có liên quan

1. Tổng cục Thủy sản:

a) Quản lý nhà nước về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên phạm vi cả nước. Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

b) Thanh tra, kiểm tra về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên phạm vi cả nước; kiểm tra trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

c) Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở, lấy mẫu giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn về điều kiện sản xuất, quản lý chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cho tổ chức, cá nhân;

d) Rà soát, cập nhật và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành: Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam;

đ)[8] Xây dựng, quản lý, sử dụng phần mềm quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên phạm vi toàn quốc; quản lý tài khoản truy cập và phân quyền sử dụng cho các đơn vị trực thuộc, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh theo phân công, phân cấp theo quy định; quản lý tài khoản truy cập của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh:

a) Quản lý nhà nước về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn; thanh tra, kiểm tra về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn;

b) Tổ chức tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn khi Tổng cục Thủy sản ủy quyền.

3. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:

a) Cập nhật thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường theo quy định;

b) Định kỳ báo cáo tình hình sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm trước ngày 20 tháng 6 hàng năm và báo cáo năm trước ngày 20 tháng 12 hàng năm theo mẫu tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này.

4. Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:

a) Định kỳ báo cáo tình hình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản 6 tháng đầu năm trước ngày 20 tháng 6 hàng năm và báo cáo năm trước ngày 20 tháng 12 hàng năm theo mẫu tại Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

b) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh về việc sử dụng giống thủy sản bố mẹ để quản lý, giám sát thời hạn sử dụng.

Điều 16. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Thông tư này thay thế các văn bản sau:

a) Quyết định số 10/2007/QĐ-BTS ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành Danh mục thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

b) Quyết định số 06/2008/QĐ-BNN ngày 18 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Danh mục thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

c) Quyết định số 108/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

d) Quyết định số 123/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thức ăn hỗn hợp dùng trong nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

đ) Thông tư số 57/2009/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

e) Thông tư số 67/2009/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp được phép lưu hành tại Việt Nam;

g) Thông tư số 71/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

h) Thông tư số 74/2009/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp được phép lưu hành tại Việt Nam;

i) Thông tư số 12/2010/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

k) Thông tư số 13/2010/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp được phép lưu hành tại Việt Nam;

l) Thông tư số 64/2010/TT-BNNPTNT ngày 4 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đưa các sản phẩm có chứa trifluralin ra khỏi danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

m) Thông tư số 62/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục sửa đổi, bổ sung thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

n) Thông tư số 65/2011/TT-BNNPTNT ngày 5 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

o) Thông tư số 04/2012/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa các sản phẩm có chứa Cypermethrin, Deltamethrin ra khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản; thuốc thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

p) Thông tư số 36/2012/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục sửa đổi, bổ sung sản phẩm thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

q) Thông tư số 37/2012/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục sửa đổi, bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

r) Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản;

s) Thông tư số 08/2013/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục sửa đổi, bổ sung sản phẩm thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

t) Thông tư số 09/2013/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục sửa đổi, bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

u) Thông tư số 39/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung, sửa đổi thức ăn thủy sản; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

ư) Thông tư số 11/2014/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản.

3. Thông tư này bãi bỏ các quy định, văn bản sau:

a) Quyết định số 176/QĐ-BTS ngày 01 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành một số quy định tạm thời đối với tôm thẻ chân trắng;

b) Quyết định số 456/QĐ-BNN-NTTS ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện sản xuất giống, nuôi tôm chân trắng;

c) Quyết định số 1673/QĐ-BNN-TCTS ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống;

d) Cụm từ Saponin từ bột hạt trà, Rotenon có số thứ tự 14 và 15 tại Phụ lục XLIV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y;

đ) Khoản 6 Điều 3, Điều 31 và Điều 32 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP , ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

e) Nội dung quản lý về thức ăn thủy sản tại Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Điều 17. Điều khoản chuyển tiếp

1. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã được xác nhận lưu hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sản xuất, nhập khẩu đến ngày 01 tháng 01 năm 2020 và lưu thông, sử dụng đến hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.

2. Sản phẩm có chứa Saponin từ bột hạt trà, Rotenon đã được lưu hành theo quy định tại Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sản xuất, nhập khẩu đến hết thời hạn của Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y và được sử dụng đến hết hạn sử dụng của sản phẩm.

Điều 18. Trách nhiệm thi hành

1. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc hoặc phát hiện những vấn đề mới phát sinh, tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo về Tổng cục Thủy sản để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải
trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật (để đăng tải);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tổng cục Thủy sản, các đơn vị thuộc Tổng cục Thủy sản;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Lưu: VT, TCTS.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

PHỤ LỤC I

DANH MỤC HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM SINH HỌC, VI SINH VẬT CẤM SỬ DỤNG TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT

Tên hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật

1

Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng

2

Chloramphenicol

3

Chloroform

4

Chlorpromazine

5

Colchicine

6

Clenbuterol

7

Cypermethrin

8

Ciprofloxacin

9

Cysteamine

10

Các Nitroimidazole khác

11

Deltamethrin

12

Diethylstilbestrol (DES)

13

Dapsone

14

Dimetridazole

15

Enrofloxacin

16

Ipronidazole

17

Green Malachite (Xanh Malachite)

18

Gentian Violet (Crystal violet)

19

Glycopeptides

20

Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)

21

Nhóm Fluoroquinolones

22

Metronidazole

23

Trichlorfon (Dipterex)

24

Trifluralin

25

Ronidazole

26

Vat Yellow 1 (tên gọi khác: flavanthrone, flavanthrene, sandothrene); công thức phân tử: C28H12N2O2; danh pháp: benzo[h]benz[5,6],acridino[2,1,9,8-klmna]acridine-8,16-dione.

27

Vat Yellow 2 (tên gọi khác: Indanthrene); công thức phân tử: C28H14N2O2S2; danh pháp: 2,8-diphenylanthra[2,1-d:6,5-d’]bisthiazole-6,12-dione.

28

Vat Yellow 3 (tên gọi khác: Mikethrene); công thức phân tử: C28H18N2O4; danh pháp: N,N'-1,5-Anthraquinonylenebisbenzamide.

29

Vat Yellow 4 (tên gọi khác: Dibenzochrysenedione, Dibenzpyrenequinone); công thức phân tử: C24H12O2; danh pháp: 7,14-Dibenzpyrenequinone.

30

Auramine (tên gọi khác: yellow pyoctanine; glauramine); công thức phân tử: C17H21N3; danh pháp: 4,4’-Carbonimidoylbis[N,N- dimethylbenzenamine] và các dẫn xuất của Auramine.

PHỤ LỤC II [9]

DANH MỤC HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM SINH HỌC, VI SINH VẬT, NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. HÓA CHẤT

1. Khoáng chất bổ sung thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản

STT

Tên thành phần, hóa chất

1.

Al (Aluminum Hydroxide, Aluminum oxide)

2.

Ca (Calcium Carbonate, Calcium Chloride, Calcium Gluconate, Calcium Lactate, Calcium Iodate, Dicalcium Phosphate, Monocalcium Phosphate, Tricalcium Phosphate, Calcium formate, Calcium sulfate, Cancium citrate, Calcium oxide)

3.

Co (Cobalt Chloride, Cobalt SulCrude lipide, Cobalt Acetate, Cobaltous Carbonate, Cobaltous Sulfate)

4.

Cu (Copper Amino Acid Complex, Copper Chloride, Basic Copper Chloride, Copper Crude proteinate, Copper proteinate, Copper Lysine complex (Chelate), Copper Methionine Complex (Chelate), Copper Peptide, Copper SulCrude lipide, Copper Sulfate, Copper Yeast Complex, Copper Glycine Complex (Chelate), Copper Hydrogen Phosphate, Copper Carbonate, Basic Copper Carbonate, Basic Copper Carbonate monohydrate)

5.

Fe (Ferric Chloride, Ferric Citrate, Ferric Methionine Complex (Chelate), Ferric Sulfate, Ferrous Carbonate, Ferrous Chloride, Ferrous Citrate, Ferrous DL-Threonate, Ferrous Fumarate, Ferrous Glycine Complex (Chelate), Ferrous Lactate, Ferrous SulCrude lipide, Ferrous Yeast Complex, Iron Amino Acid Complex, Iron and Sodium Succinate Citrate, Iron Crude proteinate, Iron proteinate, Iron Peptide, Ferric oxide, Ferric pyrophosphate)

6.

K (Dipotassium Hydrogen Phosphate, Dipotassium Phosphate, Potassium Chloride, Potassium Dihydrogen Phosphate, Potassium Iodate, Potassium Iodide, Monopotassium Phosphate, Potassium oxide)

7.

Mg (Magnesium Carbonate, Magnesium Chloride, Magnesium Oxide, Magnesium SulCrude lipide, Magnesium Sulfate, Dimagnesium phosphate, Magnesium proteinate, Magnesium sulphate heptahydrate)

8.

Mn (Manganese Amino Acid Complex, Manganese Carbonate, Manganese Chloride, Manganese Crude proteinate, Manganese Methionine Complex (Chelate), Manganese Oxide, Manganese Peptide, Manganese Phosphate (Dibasic), Manganese SulCrude lipide, Manganese Sulfate, Manganese Yeast Complex)

9.

Na (Sodium Bicarbonate, Sodium Chloride, Sodium Dihydrogen Phosphate, Sodium Iodide, Sodium Molybdate, Sodium Selenite, Sodium SulCrude lipide, Sodium Sulfate, Monosodium Phosphate, Disodium Phosphate, Disodium Hydrogen Phosphate, Sodium formate, Sodium oxide, Sodium succinate)

10.

Se (Selenium dioxide, Selenium Yeast, Selenium Yeast Complex)

11.

Zn (Zinc Acetate, Zinc Amino Acid Complex, Zinc Carbonate, Zinc Chloride, Zinc Crude proteinate, Zinc proteinate, Zinc Lactate (α-Hydroxy Propionic Acid Zinc), Zinc Lysine Complex (Chelate), Zinc Methionine Complex (Chelate), Zinc Methionine Sulfate, Zinc Oxide, Zinc Peptide, Zinc SulCrude lipide, Zinc Sulfate, Zinc Hydroxychloride)

12.

Khác (Lanthanum/Cerium Chintosan Chelates, Fulvic acid, Humic acid, Butaphotphan; Chromium yeast)

2. Hóa chất sử dụng trong sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

STT

Tên hóa chất

1.

2'5-dichloro-4'-nitrosalicylanilide (ethanolamine salt)

2.

Acetic acid

3.

Alkyl benzene sulfonic acid

4.

Alkyl phenoxy

5.

Ammonium Chloride

6.

Ammonium phosphate monobasic

7.

Amyl acetate (pentyl acetat)

8.

Azomite

9.

Benzalkonium Bromide

10.

Benzalkonium Chloride (N-Alkyl-N-benzyl-N,N-dimethylammonium chloride; Alkyldimethylbenzylammonium chloride)

11.

Boric acid

12.

Bromochlorodimethylhydantoin (Bromochloro-5,5-dimethylhydantoin, 1,3-Dibromo-5,5-dimethylhydantoin, 1,3-Dichloro-5,5-dimethylhydantoin)

13.

Bronopol

14.

Calcium cyanamide

15.

Calcium hydrogenphosphate dihydrate

16.

Calcium hydroxide

17.

Calcium hypochlorite

18.

Calcium peroxide

19.

Calcium silicate

20.

Cetrimonium Bromide

21.

Chloramine T (N-chloro para-toluenesulfonylamide)

22.

Chlorine Dioxide

23.

Citric acid

24.

Cobalt sulfate

25.

Complex Iodine

26.

Copper as Elemental (Đồng chelate)

27.

Copper Sulfate Pentahydrate

28.

Copper Triethanolamine Complex

29.

Đá vôi - CaCO3/MgCO3

30.

Dibromohydantoin

31.

Dissolvine Na2 - EDTA 2Na

32.

Dolomite - CaMg(CO3)2

33.

EDTA Disodium

34.

Ethanol (Ethyl alcohol)

35

Ethylene Diamine Tetraacetic Acid (EDTA)

36.

Ferrous sulfate

37.

Folic acid

38.

Formalin, Formaldehyde

39.

Glutaraldehyde (Glutardialdehyde, Glutaric acid dialdehyde, Glutaric aldehyde, Glutaric dialdehyde, 1,5-Pentanedial)

40.

Hydrochloric acid

41.

Hydrogen peroxide

42.

Isopropyl alcohol

43.

Malic acid

44.

Methionine Iodine

45.

Monoamonium phosphat

46.

Monoethanolamine

47.

Myristalkonium chloride

48.

Nonyl Phenol Ethoxylates

49.

Nonyl Phenoxy Polyethoxy Etanol

50.

Octyldecyldimethyl ammonium chloride

51.

Ozone

52.

Panthenic acid

53.

Peracetic acid

54.

Phosphoric acid

55.

Phosphorus Pentoxide

56.

Poly Aluminium Chloride

57.

Polysorbate 20

58.

Potasium monopersulphate

59.

Potassium carbonate

60.

Potassium monopersulfate triple salt (2KHSO5.KHSO4.K2SO4)

61.

Potassium nitrate

62.

Potassium permanganate

63.

Potassium persulphate

64.

Potassium phosphate

65.

Potassium sulfate

66.

Povidone Iodine

67.

Propanol

68.

Quaternary ammonium

69.

Salicylic acid

70.

Silicon dioxide

71.

Sodium Bromide

72.

Sodium carbonate

73.

Sodium carbonate peroxide

74.

Sodium carbonate peroxyhydrate

75.

Sodium chlorite

76.

Sodium dibutyl naphthalene sulfornate

77.

Sodium dichloroisocyanurate

78.

Sodium dodecylbenzene sulphonate

79.

Sodium hexameta phosphate

80.

Sodium hydroxide

81.

Sodium hypochlorite

82.

Sodium laureth sulfate

83.

Sodium Lauryl Ether Sulfate

84.

Sodium Lauryl sulfate

85.

Sodium perborate monohydrate

86.

Sodium percarbonate

87.

Sodium percarbonate peroxide

88.

Sodium periodate

89.

Sodium polymeta phosphat

90.

Sodium Silicate

91.

Sodium thiosulfite

92.

Sodium thiosulphate

93.

Sulfamic acid

94.

Sulfuric acid

95.

Tetradecyl trimethya ammonium bromide

96.

Than hoạt tính

97.

Titanium dioxide

98.

Trichloroisocyanuric acid

99.

Tristyrylphenol

100.

Vôi nung - CaO/MgO

101.

Vôi tôi - Ca(OH)2/Mg(OH)2

102.

Zeolite

3. Chất bảo quản, chất chống oxy hóa và các chất khác sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

STT

Thành phần

1.

Chất bảo quản (Ascorbic Acid, Axit adipic, Acetic Acid, Ammonium Formate, Ammonium Propionate, Benzoic Acid, Butyric Acid, Calcium Citrate, Calcium formate, Calcium Propionate, Citric Acid, Formic Acid, Fumaric Acid, Glycerin Fatty Acid Ester, Lactic Acid, Malic Acid, Methyl hydroxybenzoate, Phosphoric Acid, Polyoxyethylene Glycerol Fatty Acid Ester, Polyoxyethylene Sorbitan Fatty Acid Ester, Potassium Chloride, Potassium Citrate, Potassium diformate, Potassium Sorbate, Propionic Acid, Propylene Glycol, Sodium Alginate, Sodium Benzoate, Sodium Bicarbonate, Sodium Butyrate, Sodium Carbonate, Sodium Carboxylmethyl Cellulose, Sodium Caseinate, Sodium Citrate, Sodium Diacetate, Sodium gluconate, Sodium Hydroxide, sodium methylparaben, Sodium Polyacrylate, Sodium Propionate, sodium propylparaben, Sodium Sorbate, Sorbic Acid, Sorbitan Fatty Acid Ester, Sucrose Fatty Acid Ester, Tartaric Acid, Kaolin (Cao lanh); Diatomite)

2.

Hương liệu (Banana essence, Cream soda flavor, Lemon Flavor, Mint flavor, Saccharin Sodium, Saroline butter, Sodium Glutamate, Disodium 5’- Inosinate, Disodium 5’-Guanylate, Garlicin (Allimin), Sodium Saccharin, Sorbitol, Thymol (carvacrol), Vanilla)

3.

Chất chống oxy hóa (6-Palmityl-L-Ascorbic Acid, alpha-Tocopherol (Vitamin E), Butylated Hydroxyanisole (BHA), Butylated Hydroxytoluene (BHT), Butylhydroxyanisol, Dibutylhydroxytoluene, Ethoxyquin, Propyl Gallate, Tea Polyphenol, Tertiary Butyl Hydroquinone (TBHQ), Cleanatis M1, EGCG (EpiGalloCatechin Gallate), Eugenol, Formic acid; Acetic acid; Propionic acid; Butyric acid; Cinnamic acid; Sorbic acid; Fumaric acid; Lactic acid; Oxalic acid; Malonic acid; Succinic acid; Malic acid; Citric acid; Tartaric acid; Benzoic acid)

4.

Chất nhũ hóa (Chenodeoxycholic acid, Deoxycholic Acid, Lecithin, Sodium hexametaphosphate, 1,2-Propanediol, Glyceryl polyethyleneglycol ricinoleate)

5.

Chất tạo màu (Amaranth (chất tạo màu từ rau dền), Astaxanthin, Beta-apo-8'-carotenoic acid ethyl ester, Brilliant Blue, Canthaxanthin, Caramel, Erythrosine sodium, Fea green, Lake Sunset Yellow, Lake Tartrazine, Xanthophyll, Yolk yellow pigment, Tartrazine, Ponceau 4R)

6.

Chất kết dính, phụ gia, chất mang (Calibrin-z, Soudium lignosulphonate, Xanthan Gum, Dextrose, sodium starch glycolate, Chromium picolinate, colloidal anhydrous silica, Dextrose Monohydrate, Glucuronolactone, Inulin, Zeolite, Bentonite, Silicic acid, Acacia (Gum arable), Sepiolite, Sapsicum oleoresin, Hypromellose; Hydroxyethylcellulose, Carmellose Sodium; Crospovidone; Polacrilin Potassium; Croscarmellose sodium, Polymethylolcarbamide, Glucose, Lactose, Gluten ngô, Cám gạo, tinh bột, Cholesterol, nước cất, Bột Talc (Hydrated magnesium silicate)

II. CHẾ PHẨM SINH HỌC, VI SINH VẬT, VITAMIN, ACID AMIN SỬ DỤNG TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1. Hoạt chất sinh học và sản phẩm chiết xuất từ sinh vật sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

STT

Chế phẩm sinh học

1.

Sản phẩm chiết xuất từ Quillaja saponaria

2.

Sản phẩm chiết xuất từ Yucca schidigera

3.

Sản phẩm chiết xuất từ tỏi, từ gừng, từ nghệ.

4.

Chitosan-oligosaccharide

5

Fructo-oligosaccharides

6.

Galactomanno-oligosaccharides

7.

Galacto-oligosaccharides

8.

Low-molecular-weight Chitosan

9.

Manno-oligosaccharides

10.

Xylo-oligosaccharides

11.

β-Glucan (beta-glucan)

12.

Mannan-oligosaccharides

13.

Milk Thistle

14.

Sorbitol

15.

(2-carboxyethyl) dimethylsulfonium chloride

16.

Rotenon (chỉ sử dụng trong sản phẩm xử lý môi trường)

17.

Saponin từ bột bã trà, bột hạt trà (chỉ sử dụng trong sản phẩm xử lý môi trường)

2. Vi sinh vật sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

STT

Tên vi sinh vật

1.

Acetobacillus spp.

2.

Alcaligenes sp.

3.

Aspergillus (Aspergillus niger, Aspergillus oryzae)

4.

Bacillus (Bacillus aminovorans, Bacillus natto, Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus azotoformans, Bacillus badius, Bacillus clausii, Bacillus coagulons, Bacillus circulons, Bacillus indicus, Bacillus laterrosporus, Bacillus lentus, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus mesentericus, Bacillus pantothenticus, Bacillus polymyxa, Bacillus pumilus, Bacillus stearothermophilus, Bacillus subtilis, Bacillus thuringiensis, Bacilus laevolacticus)

5.

Bacteroides (Bacteroides succinogenes, Bacteroides ruminicola)

6.

Bifidobacterium (Bifidobacterium adolescentis, Bifidobacterium animalis, Bifidobacterium bifidum, Bifidobacterium breve, Bifidobacterium infantis, Bifidobacterium longum, Bifidobacterium pseudolongum, Bifidobacterium thermophilum)

7.

Brevibacillus (Brevibacillus laterosporus (Bacillus laterosporus), Brevibacillus parabrevis, Brevibacillus velezensis)

8.

Candida utilis

9.

Cellulomonas

10.

Clostridium butyricum

11.

Dekkera bruxellensis

12.

Enterobacter

13.

Enterococcus (Enterococcus faecalis, Enterococcus faecium, Enterococcus lactis)

14.

Lactobacillus (Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus bulgaricus, Lactobacillus casei, Lactobacillus cellobiosus, Lactobacillus delbrueckii, Lactobacillus delbrueckii subsp. Bulgaricus (Lactobacillus bulgaricus), Lactobacillus delbrueckii subsp. Lactis (Lactobacillus lactis), Lactobacillus fermentum, Lactobacillus helveticus, Lactobacillus lactis, Lactobacillus plantarum, Lactobacillus reuteri, Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus salivarius, Lactobacillus sporogenes, . Lactobacillus bifidobacterium, Lactobacillus farciminis, Lactobacillus rhammosus)

15.

Nitrifier bacteria

16.

Nitrobacter (Nitrobacter sp., Nitrobacter widnogradskyi)

17.

Nitrococcus

18.

Nitrosococcus

19.

Nitrosomonas (Nitrosomonas sp., Nitrosomonas europea)

20.

Paracoccus (Paracoccus denitrifican, Paracoccus pantotrophus)

21.

Pediococcus (Pediococcus acidilactici, Pediococcus pentosaceus)

22.

Pichia farinosa

23.

Pseudomonas (Pseudomonas syringae, Pseudomonas stuzeri)

24.

Rhodobacter

25

Rhodococus

26.

Rhodopseudomonas (Rhodopseudomonas palustris, Rhodopseudomonas sp.)

27.

Saccharomyces (Saccharomyces boulardii, Saccharomyces cerevisiae)

28.

Streptococcus thermophilus

29.

Thiobacillus (Thiobacillus denitrificans, Thiobacillus ferroxidans, Thiobacillus versutus)

30.

Rhodospirilium spp.

3. Vitamin sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

STT

Thành phần

1.

Vitamin A (Beta-Carotene, Retinyl Palmitate, Vitamin A Acetate, β-Carotene, Vitamin A propionate)

2.

Vitamin B1 (Dibenzoyl Thiamine Hydrochloride, Thiamine Mononitrate, Thiamine Hydrochloride

3.

Vitamin B12 (Cyanocobalamin)

4.

Vitamin B2 (Riboflavin, Riboflavin Tetrabutyrate)

5.

Vitamin B3 (Niacinamide, Nicotinamide, Nicotinic Acid)

6.

Vitamin B4 (Choline Chloride)

7

Vitamin B5 (Calcium DL-Pantothenate, Calcium L-Pantothenate, D-Pantothenyl Alcohol, D-Calcium Pantothenate, DL-Calcium Pantothenate)

8.

Vitamin B6 (Pyridoxine Hydrochloride)

9.

Vitamin B8 (Inositol)

10.

Vitamin B9 (Folic Acid)

11.

Vitamin BT (L-Carnitine, L-Carnitine Hydrochloride)

12.

Vitamin C (6-Palmitoyl-L-Ascorbic Acid, Calcium L- Ascorbate, Calcium L-Ascorbate, L- Ascorbyl-2-Phosphate, L-Ascorbic Acid, L-Ascorbic acid-2-phosphoestermagnesium, Sodium L-Ascorbate, Sodium-Carcium-L-Ascorbic acid-2-phosphate ester)

13.

Vitamin D (Ergocalciferol, Cholecalciferol)

14.

Vitamin E (D-alpha-Tocopherol acetate, DL-alpha-Tocopherol, DL-alpha-Tocopherol Acetate)

15.

Vitamin H (D-Biotin, p-Aminobenzoic Acid)

16.

Vitamin K (Acetomenaphthone Menadione Dimethylpyrimidinol Bisulfite, Menadione Nicotinamide Bisulfite, Menadione Sodium Bisulfite)

17.

Vitamin B13 (Orotic acid)

18.

Khác (Betaine, Betaine Hydrochloride, 25-Hydroxycholecalciferol)

4. Enzyme sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

STT

Thành phần

1.

Alpha galactosidase

2.

Amylase

3.

Arabinase

4.

Beta glucanase

5.

Catalase

6.

Cellulase

7.

Cellulobiase

8.

Endo- Glucanase

9.

Esterase

10.

Glucose Oxidase

11.

Hemicellulase

12.

Hydrolase

13.

Isomerase

14.

Keratinase

15.

Lactase

16.

Ligninase

17.

Lipase

18.

Maltase

19.

Oxidoreductase

20.

Pectinase

21.

Phytase

22.

Protease (Acid Protease, Alkaline Protease, Neutral Protease, Proteinase)

23.

Urease

24.

Xylanase

25.

α-Galactosidase

26.

β-Glucanase

27.

β-Mannanase

5. Acid amin sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

STT

Thành phần

1.

Arginine (L-Arginine, L-Arginine Monohydrochloride)

2.

Aspartic Acid

3.

Carnitine (L-Carnitine)

4.

Cysteine (L-Cysteine)

5.

Cystine

6.

DL-2-Hydroxy 4 - Methylthiobutanoic acid

7.

Glutamate (Monosodium L-glutamate)

8.

Glutamic Acid

9.

Glutamine

10.

Glycine

11.

Histidine (L-Histidine)

12.

Leucine (L-Leucine, Isoleucine)

13.

Lysine (L-Lysine, L-Lysine Monohydrochloride, L-Lysine SulCrude lipide, L-Lysine sulphate)

14.

Methionine (DL-Methionine, L-Methionine, Methionine Hydroxy Analogue, Methionine Hydroxy AnalogueCalcium, N-acetyl-DL-Methionine)

15.

Phenylalanine

16.

Proline (L-Proline)

17.

Serine

18.

Taurine

19.

Threonine (L-Threonine)

20.

Tryptophan (DL-Tryptophan, L-Tryptophan)

21.

Tyrosine (L-Tyrosine)

22.

Valine (L-Valine)

III. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN

STT

Nguyên liệu

1

Nguyên liệu có nguồn gốc động vật

1.1

Nguyên liệu có nguồn gốc động vật thủy sản: Bột cá, dịch cá, cá thủy phân, các sản phẩm khác từ cá, bột giáp xác, bột nhuyễn thể, bột gan mực, các nguyên liệu khác từ động vật thủy sản

1.2

Nguyên liệu có nguồn gốc động vật trên cạn: Bột xương, bột thịt, bột thịt xương, bột huyết, sản phẩm từ sữa, bột lông vũ thủy phân, bột côn trùng và động vật không xương sống; sản phẩm từ trứng; sữa và sản phẩm từ sữa; sản phẩm, phụ phẩm khác từ động vật trên cạn.

1.3

Nguyên liệu khác có nguồn gốc động vật

2

Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật

2.1

Các loại hạt và sản phẩm từ hạt

Hạt ngũ cốc: Ngô, thóc, lúa mì, lúa mạch, kê, hạt ngũ cốc khác; sản phẩm, phụ phẩm từ hạt ngũ cốc

Hạt đậu: Đậu tương, đậu xanh, đậu lupin, đậu triều, hạt đậu khác; sản phẩm, phụ phẩm từ hạt đậu

Hạt có dầu: Hạt lạc, hạt bông, hạt lanh, hạt vừng, hạt điều, hạt có dầu khác; sản phẩm, phụ phẩm từ hạt có dầu

Hạt khác

2.2

Khô dầu: Khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, khô dầu cọ, khô dầu hạt cải, khô dầu vừng, khô dầu hướng dương, khô dầu lạnh, khô dầu dừa, khô dầu bông, khô dầu đậu lupin, khô dầu Guar; khô dầu khác;

2.3

Rễ, thân, củ, quả: Rễ, thân, củ, quả (ví dụ khoai, sắn, cà rốt, củ cải, dong, chuối, mía, rau...); sản phẩm, phụ phẩm từ rễ, thân, củ, quả.

2.4

Gluten: Gluten ngô, gluten mì, gluten khác.

2.5

Nguyên liệu khác từ thực vật (trừ các nguyên liệu là dược liệu).

3

Dầu, mỡ có nguồn gốc thực vật, động vật trên cạn, thủy sản, nấm, vi sinh vật, tảo và sinh vật khác

4

Nguyên liệu từ nấm, vi sinh vật, rong, tảo:

- Sản phẩm từ nấm men (saccharomyces cerevisiae): Yeast extract; Brewers dried yeast (Men bia sấy khô); Hydrolyze yeast (Men bia thủy phân);

- Rong, tảo có trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam;

- Sinh khối vi sinh vật sử dụng trong thức ăn thủy sản.

5

Sản phẩm, phụ phẩm từ quá trình sản xuất thực phẩm

5.1

Sản phẩm, phụ phẩm từ sản xuất, chế biến mía đường và bánh kẹo: Rỉ mật, vụn bánh, sản phẩm, phụ phẩm khác từ sản xuất, chế biến đường và bánh kẹo.

5.2

Phụ phẩm từ sản xuất cồn, rượu, bia:

Bã rượu, bỗng rượu, bã bia, men bia, men rượu, sản phẩm khô của sản xuất cồn từ hạt cốc (DDGS) và phụ phẩm khác từ sản xuất cồn, rượu, bia

5.3

Sản phẩm, phụ phẩm từ sản xuất thực phẩm khác.

5.4

Tinh bột: Tinh bột gạo, tinh bột ngô, tinh bột sắn, tinh bột mì và tinh bột khác.

5.5

Đường: Glucose, lactose, mantose và đường khác

6

Trứng Artemia (Artemia egg, Brine shrimp egg)

7

Chất tổng hợp, chất bổ sung thức ăn hoặc phụ gia thức ăn (Hỗn hợp (Premix) khoáng, vitamin, .... phụ gia)

IV. HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM SINH HỌC, VI SINH VẬT, NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN LÀ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM HOẶC KẾT QUẢ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN HOẶC ĐƯỢC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN CHO PHÉP

1. Hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản đã khảo nghiệm và được Tổng cục Thủy sản công nhận theo quy định.

2. Hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản là kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép./.

PHỤ LỤC III

SAI SỐ CHO PHÉP TRONG PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT

Hàm lượng công bố

(1)

Đơn vị tính

(2)

Sai số cho phép (±%)

(3)

1

90,0 - 100,0

%

2,0

2

50,0 - < 90,0

%

2,5

3

30,0 - < 50,0

%

3,0

4

10,0 - < 30,0

%

4,0

5

1,0 - < 10,0

%

15,0

6

0,1 - < 1,0

%

20,0

7

10,0 - < 1.000

ppm

20,0

8

1,0 - < 10,0

ppm

30,0

9

100,0 - < 1.000

ppb

40,0

10

10,0 - < 100,0

ppb

60,0

11

1,0 - < 10,0

ppb

80,0

12

<1,0

ppb

100,0

Ghi chú:

(1) Hàm lượng thành phần, hoạt chất công bố trên nhãn sản phẩm hoặc tiêu chuẩn cơ sở.

(2) Đơn vị tính khác (g/kg, g/l, mg/kg, mg/l, mg/g, mg/ml,...) được quy về % hoặc ppm hoặc ppb. Đối với các chỉ tiêu chưa được quy định hàm lượng và đơn vị tính tại bảng trên thì sai số cho phép là ± 15 %.

(3) Công thức tính sai số: Sai số trong kiểm tra chất lượng được tính theo công thức:

S (%) = (A-B) x 100/B

Trong đó:

S: Sai số trong kiểm tra chất lượng;

A: Kết quả thử nghiệm chất lượng;

B: Hàm lượng do cơ sở công bố.

Kết quả:

Đạt: Nếu S nằm trong khoảng sai số cho phép.

Không đạt: Nếu S nằm ngoài khoảng sai số cho phép.

Trường hợp công bố hàm lượng trong khoảng: Kết quả thử nghiệm nhỏ hơn hàm lượng ngưỡng dưới thì B là giá trị công bố ngưỡng dưới; kết quả thử nghiệm lớn hơn hàm lượng công bố ngưỡng trên thì B là giá trị công bố ngưỡng trên.

PHỤ LỤC IV [10]

CHỈ TIÊU KỸ THUẬT PHẢI CÔNG BỐ TRONG TIÊU CHUẨN CÔNG BỐ ÁP DỤNG CỦA THỨC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Đối với thức ăn thủy sản hỗn hợp

STT

Chỉ tiêu công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng

Chỉ tiêu công bố trên nhãn sản phẩm

Đơn vị tính

Hình thức công bố

1

Độ ẩm

Độ ẩm

%

Không lớn hơn

2

Protein thô

Protein thô*

%

Không nhỏ hơn

3

Béo thô

Béo thô

%

Không nhỏ hơn

4

Xơ thô

Xơ thô

%

Không lớn hơn

5

Tro tổng số

%

Không lớn hơn

6

Canxi

%

Không nhỏ hơn

7

Phốt pho tổng số

Phốt pho tổng số

%

Không nhỏ hơn

8

Lysine tổng số

Lysine tổng số*

%

Không nhỏ hơn

9

Methionine + Cystine tổng số

%

Không nhỏ hơn

10

Các chỉ tiêu cảm quan: Dạng, màu

-

Mô tả

11

Kích thước của dạng bột hoặc dạng mảnh hoặc viên

Kích thước

12

Các thành phần khác: Chất bảo quản, chất ổn định, chất mang, chất tạo màu, …

Các thành phần khác: tên thành phần, hoạt chất

Không phải công bố hàm lượng, trừ chất chống oxy hóa **

13

Các chỉ tiêu khác theo Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

-

Theo Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

* Chỉ tiêu chất chính của thức ăn thủy sản hỗn hợp

**Đối với chất chống oxy hóa phải công bố hàm lượng tối đa: Ethoxyquin, Dibutylhydroxytoluene, BHT (Butylated hydroxyl toluene), BHA (Butylated hydroxyl Anisoe).

2. Đối với thức ăn hỗn hợp cho động vật cảnh

STT

Chỉ tiêu công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng

Chỉ tiêu công bố trên nhãn sản phẩm

Đơn vị tính

Hình thức công bố

1

Các chỉ tiêu cảm quan: Dạng, màu

-

Mô tả

2

Độ ẩm

Độ ẩm

%

Không lớn hơn

3

Protein thô

Protein thô*

%

Không nhỏ hơn

4

Béo thô

Béo thô

%

Không nhỏ hơn

5

Xơ thô

Xơ thô

%

Không lớn hơn

6

Khoáng tổng số

%

Không lớn hơn

7

Các thành phần khác: Chất bảo quản, chất ổn định, chất mang, chất tạo màu,

Các thành phần khác: tên thành phần, hoạt chất

Không phải công bố hàm lượng

8

Các chỉ tiêu khác theo Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

-

Theo Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

* Chỉ tiêu chất chính của thức ăn thủy sản hỗn hợp cho động vật cảnh

3. Đối với premix: Khoáng, vitamin, axit amin

STT

Chỉ tiêu công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng

Chỉ tiêu công bố trên nhãn sản phẩm

Đơn vị tính

Hình thức công bố

1

Các chỉ tiêu cảm quan: Dạng, màu

-

Mô tả

2

Độ ẩm

Độ ẩm

%

Không lớn hơn (đối với sản phẩm dạng khô)

3

Thành phần Vitamin, khoáng đơn hoặc axit amin

Thành phần* : Vitamin, khoáng đơn hoặc axit amin

g/kg, mg/kg, μg/kg, g/L, mg/L, μg/L, UI/kg, UI/L;

- Đơn vị tính khác theo phương pháp thử (nêu cụ thể trong tiêu chuẩn công bố)

Tối thiểu hoặc bằng hoặc trong khoảng**

4

Các thành phần khác: Chất bảo quản, chất ổn định, chất mang, chất tạo màu, ...

Các thành phần khác: tên thành phần, hoạt chất

Không phải công bố hàm lượng

5

Các chỉ tiêu khác theo Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

-

Theo Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

* Chỉ tiêu chất chính của sản phẩm

* * Đối với vitamin và axit amin công bố hàm lượng tối thiểu hoặc bằng. Các chỉ tiêu khác tùy theo từng chỉ tiêu để lựa chọn hình thức công bố phù hợp.

4. Chế phẩm sinh học

STT

Chỉ tiêu công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng

Chỉ tiêu công bố trên nhãn sản phẩm

Đơn vị tính

Hình thức công bố

1

Các chỉ tiêu cảm quan: dạng, màu

-

Mô tả

2

Độ ẩm

Độ ẩm

%

Không lớn hơn (đối với sản phẩm dạng khô)

3

Tên enzyme; tên loài vi sinh vật; tên và công thức hoạt chất sinh học có lợi

Thành phần *:

Tên enzyme; tên loài vi sinh vật; tên và công thức hoạt chất có lợi

- Enzyme, hoặc hoạt chất có lợi: U/kg, U/L, U/g, U/ml; mg/kg, mg/ml.

- Vi sinh vật: CFU/kg, CFU/l, CFU/g, CFU/ml;

- Hoạt chất có lợi: g/kg, mg/kg, μg/kg, IU/kg, g/L, mg/l, μg/l, IU/l

- Đơn vị tính khác theo phương pháp thử (nêu cụ thể trong tiêu chuẩn công bố).

Tối thiểu hoặc bằng hoặc trong khoảng**

4

Các thành phần khác: Chất bảo quản, chất ổn định, chất mang, chất tạo màu, ...

Các thành phần khác: tên thành phần, hoạt chất

Không phải công bố hàm lượng

5

Các chỉ tiêu khác theo Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

-

Theo Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

* Chỉ tiêu chất chính của sản phẩm

* * Đối với enzyme, vi sinh vật công bố hàm lượng tối thiểu hoặc bằng. Các chỉ tiêu khác tùy theo từng chỉ tiêu để lựa chọn hình thức công bố phù hợp.

5. Đối với nguyên liệu, hóa chất và sản phẩm khác (bao gồm cả mồi câu)

STT

Chỉ tiêu công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng

Chỉ tiêu công bố trên nhãn sản phẩm

Đơn vị tính

Hình thức công bố

1

Các chỉ tiêu cảm quan: dạng, màu

-

Mô tả

2

Độ ẩm

%

Không lớn hơn (nếu là sản phẩm dạng khô)

3

Tên, công thức hóa học và hàm lượng hoạt chất có đặc tính, công dụng chính

Tên, công thức hóa học và hàm lượng hoạt chất có đặc tính, công dụng chính *

Theo đặc tính của thành phần, phương pháp thử (nêu cụ thể trong tiêu chuẩn công bố)

Tối thiểu hoặc tối đa hoặc trong khoảng**

4

Các thành phần khác: Chất bảo quản, chất ổn định, chất mang, chất tạo màu, ...

Các thành phần khác: Tên thành phần, hoạt chất

Không phải công bố hàm lượng

5

Các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

* Chỉ tiêu chất chính của sản phẩm

** Tùy theo từng chỉ tiêu để lựa chọn hình thức công bố phù hợp.

PHỤ LỤC V[11]

THÔNG TIN CHÍNH TRONG TIÊU CHUẨN CÔNG BỐ ÁP DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân công bố tiêu chuẩn

2. Tên, địa chỉ, số điện thoại cơ sở sản xuất, địa điểm sản xuất

3. Nhóm, loại sản phẩm

4. Tên sản phẩm

5. Số tiêu chuẩn công bố áp dụng

6. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn

7. Tài liệu viện dẫn (phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu an toàn của sản phẩm)

8. Chỉ tiêu kỹ thuật

8.1. Nhóm chỉ tiêu cảm quan

8.2. Nhóm chỉ tiêu chất lượng

8.3. Nhóm chỉ tiêu an toàn

9. Thành phần nguyên liệu

- Không sử dụng Protetin có nguồn gốc cùng chi với loài thủy sản nuôi để sản xuất thức ăn thủy sản, trừ các Protein đã được thủy phân có khối lượng phân tử <10.000 Dalton.

- Không sử dụng nguyên liệu từ nguồn khai thác bất hợp pháp.

10. Hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng, cảnh báo an toàn (nếu có), ngừng sử dụng trước khi thu hoạch (nếu có)

11. Hướng dẫn bảo quản

12. Thời gian công bố tiêu chuẩn

13. Xác nhận của đơn vị công bố tiêu chuẩn,/.

PHỤ LỤC VI

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU THỨC ĂN THỨC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

(Tên tổ chức, cá nhân):
…………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………….

………, ngày … tháng …. năm….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU THỨC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

- Trong 6 tháng đầu năm 20…: ......................□1

- Năm 20...: ……………………………………... □2

Kính gửi:

- Tổng cục Thủy sản;
- (Tên Cơ quan quản lý về thủy sản cấp tỉnh).

Đơn vị chúng tôi gửi tới Quý cơ quan báo cáo tình hình sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản của đơn vị trong thời gian:

- Tên cơ sở:

…………………………………………………………………………………………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính:

…………………………………………………………………………………………………………………

- Điện thoại: ……………………………………… Fax: ……………………………………………………

- Email:

…………………………………………………………………………………………………………………

- Địa điểm sản xuất:

…………………………………………………………………………………………………………………

- Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện:

…………………………………………………………………………………………………………………

- Công suất thiết kế (tấn/năm)3:

…………………………………………………………………………………………………………………

- Kế hoạch nhập khẩu (tấn/năm)4:

…………………………………………………………………………………………………………………

1. Sản lượng sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ và sử dụng: Chi tiết tại phụ lục kèm theo.

2. Những khó khăn, thuận lợi và kiến nghị (nếu có).

.... ngày ... tháng ... năm 20...
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ BÁO CÁO
(ký tên, đóng dấu)

____________________

1 Báo cáo trong kỳ từ ngày 20 tháng 12 năm trước đến ngày 20 tháng 6 năm sau.

2 Báo cáo trong kỳ từ ngày 20 tháng 12 năm trước đến ngày 20 tháng 12 năm sau.

3 Áp dụng đối với cơ sở sản xuất trong nước.

4 Áp dụng đối với cơ sở nhập khẩu.

PHỤ LỤC

SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU, TIÊU THỤ VÀ SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Báo cáo tình hình sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản của tổ chức/cá nhân)

STT

Tên sản phẩm

Mã số tiếp nhận công bố

Đối tượng sử dụng

Sản lượng sản xuất, nhập khẩu (tấn)

Sản lượng bán ra thị trường hoặc sử dụng nội bộ (tấn)

Sản xuất

Nhập khẩu

Bán ra thị trường/Xuất khẩu

Sử dụng nội bộ

THÀNH PHẨM

1.

Thức ăn hỗn hợp

1.1

Sản phẩm 1:

- ……….

2.

Chế phẩm sinh học (vi sinh vật, enzyme,...)

2.1

Sản phẩm 1:

- ……….

3.

Premix (premix vitamin, axit amin, khoáng,...)

3.1

Sản phẩm 1:

- ……….

4.

Hóa chất xử lý môi trường (khử trùng, diệt khuẩn, hóa chất khác,..)

4.1

Sản phẩm 1:

- ……….

5.

Sản phẩm khác

5.1

Sản phẩm 1:

- ……….

NGUYÊN LIỆU

1.

Nguyên liệu từ động vật (bộ cá, bột phụ phẩm thủy sản, bột xương,....)

1.1

Sản phẩm 1:

- ……….

2

Nguyên liệu từ thực vật (Ngô, Mỳ, Đậu,…)

2.1

Sản phẩm 1:

- ……….

3.

Nguyên liệu: Premix vitamin, axit amin, khoáng,....

3.1

Sản phẩm 1:

- ……….

4

Nguyên liệu: chế phẩm sinh học, enzyme, vi sinh vật,...

4.1

Sản phẩm 1:

- ……….

5.

Hóa chất khử trùng, diệt khuẩn, xử lý nước.

5.1

Sản phẩm 1:

- ……….

6.

Nguyên liệu khác: Phụ gia, chất bảo quản

6.1

Sản phẩm 1:

- ……….

PHỤ LỤC VII

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

(Tên tổ chức, cá nhân):
……………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………….

………, ngày … tháng …. năm….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG THỦY SẢN

- Trong 6 tháng đầu năm 20…: ......................□5

- Năm 20...: ……………………………………... □6

Kính gửi:

- Tổng cục Thủy sản;
- (Tên Cơ quan quản lý về thủy sản cấp tỉnh).

Đơn vị chúng tôi gửi tới Quý cơ quan báo cáo tình hình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản của đơn vị trong thời gian:

- Tên cơ sở:

…………………………………………………………………………………………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính:

…………………………………………………………………………………………………………………

- Điện thoại: ……………………………………………… Fax: …………………..………………………

- Email:

…………………………………………………………………………………………………………………

- Địa điểm sản xuất:

…………………………………………………………………………………………………………………

- Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện: ……………………………………………………………….……

- Công suất thiết kế (triệu con/năm): ……………………………………………………………………

- Kế hoạch sản xuất (triệu con/năm): ……………………………………………………………………

1. Sản lượng giống thủy sản: Chi tiết tại phụ lục kèm theo.

2. Những khó khăn, thuận lợi và kiến nghị (nếu có).

.... ngày ... tháng ... năm 20...
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ BÁO CÁO
(ký tên, đóng dấu)

______________________

5 Báo cáo trong kỳ từ ngày 20 tháng 12 năm trước đến ngày 20 tháng 6 năm sau.

6 Báo cáo trong kỳ từ ngày 20 tháng 12 năm trước đến ngày 20 tháng 12 năm sau.

PHỤ LỤC

SẢN LƯỢNG GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Báo cáo tình hình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, của tổ chức/cá nhân)

STT

Đối tượng sản xuất, ương dưỡng

Sản lượng (triệu con)

Ghi chú

Trong kỳ báo cáo

Kế hoạch trong kỳ báo cáo tiếp theo

1

2

3

Tổng cộng



[1] Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022, có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.”

[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

[3] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 8 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

[4] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 8 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

[5] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3, Điều 8 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

[6] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3, Điều 8 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

[7] Điều 10 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022, quy định như sau:

“Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

2. Thông tư số 13/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo về Tổng cục Thuỷ sản để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định.”

[8] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4, Điều 8 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

[9] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 5, Điều 8 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

[10] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 5, Điều 8 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

[11] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 5, Điều 8 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BNNPTNT ngày 30/12/2022 hợp nhất Thông tư quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.706

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.216.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!