BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/2015/TT-BNNPTNT
|
Hà Nội,
ngày 12 tháng 02 năm 2015
|
THÔNG
TƯ
HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 187/2013/NĐ-CP NGÀY 20/11/2013
CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN
HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ, MUA, BÁN, GIA CÔNG VÀ QUÁ CẢNH HÀNG
HOÁ VỚI NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
Căn cứ Nghị định số
199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương
mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán,
gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối;
Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội
dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt
động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh
vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định
về nội dung, trình tự, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý
chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản gồm:
1. Xuất khẩu gỗ, sản
phẩm gỗ từ rừng tự nhiên trong nước; củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc
từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;
2. Xuất khẩu, nhập
khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm;
3. Xuất khẩu, nhập
khẩu giống cây trồng;
4. Xuất khẩu, nhập khẩu
giống vật nuôi;
5. Xuất
khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản, thủy sản sống làm
thực phẩm;
6. Nhập khẩu thuốc,
nguyên liệu sản xuất thuốc, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất
dùng trong thú y, thú y thủy sản (gọi tắt là thuốc thú y);
7. Nhập khẩu sản phẩm
và nguyên liệu sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản;
8. Nhập khẩu thuốc
bảo vệ thực vật và vật thể thuộc danh mục vật thể phải phân tích nguy cơ dịch
hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
9. Nhập khẩu thức ăn
gia súc, gia cầm, thủy sản;
10. Nhập khẩu phân
bón;
11. Xuất khẩu, nhập
khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật;
12. Xuất khẩu, nhập
khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng
đối với tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là Thương nhân) có hoạt động liên
quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Điều 3.
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Gỗ tròn: Bao gồm
gỗ nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới
20 cm, chiều dài từ 01 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên,
chiều dài từ 30 cm trở lên. Riêng đối với gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng đước,
rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 06 cm trở lên, chiều dài từ 01 m trở
lên. Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không phân biệt kích thước.
2. Gỗ xẻ: Là gỗ đã
cưa hoặc xẻ, lạng hoặc bóc.
3. Sản phẩm đồ mộc
hoàn chỉnh: Là các loại sản phẩm từ gỗ (bao gồm cả đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao
cấp) được lắp ráp hoàn chỉnh theo công dụng của loại sản phẩm hoặc các chi tiết
tháo rời của sản phẩm hoàn chỉnh, khi lắp ráp có thể sử dụng được ngay theo
công dụng của sản phẩm đó.
4. Động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Là những loài động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và những loài thuộc Danh mục động vật,
thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định.
5. Giống vật nuôi: Là
quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di
truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con
người; giống vật nuôi phải có số lượng nhất định để nhân giống và di truyền
được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
Giống vật nuôi được
quy định trong Thông tư này bao gồm các giống gia súc, gia cầm, ong, tằm và các
sản phẩm giống của chúng như tinh, phôi, trứng, giống, ấu trùng và vật liệu di
truyền giống.
6. Thủy
sản:
a) Giống thuỷ sản: Là
các loài động vật, thực vật thuỷ sản kể cả trứng, phôi, tinh trùng và ấu trùng
của chúng sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi thương phẩm, nuôi
làm cảnh, nuôi giải trí.
b) Thuỷ
sản sống làm thực phẩm: Là các loài động vật, thực vật thuỷ sản còn sống sử
dụng để làm thực phẩm.
c) Sản phẩm xử lý,
cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản: Là những chất hoặc hợp chất có nguồn
gốc từ khoáng chất, hoá chất, động vật, thực vật, vi sinh vật và các chế phẩm
từ chúng được sử dụng để điều chỉnh tính chất vật lý, tính chất hóa học, sinh
học của môi trường nuôi trồng thủy sản.
7. Chất chuẩn:
Chất chuẩn (Chemical
Standards) là một hoá chất tinh khiết dạng lỏng hay rắn đã biết chính xác nồng
độ hay thành phần được dùng để chuẩn hoá một thuốc thử hay hoá chất khác hoặc
một dụng cụ đo.
Điều 4.
Nguyên tắc thực hiện các quy định về kiểm dịch động vật, thực vật và thủy sản;
kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với động vật, thực vật và hàng
hóa có nguồn gốc từ động vật, thực vật khi xuất khẩu, nhập khẩu
1. Hàng hoá có tên
trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục
thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục vật thể thuộc
diện kiểm dịch thực vật phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định
của pháp luật.
2. Hàng hóa thuộc
diện kiểm tra chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi xuất
khẩu, nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện các quy định về kiểm tra chất
lượng, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
3. Sau khi đã thông
quan, trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng đủ điều kiện về kiểm dịch, chất
lượng, an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Riêng hàng hóa không đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ và kiểm dịch thực vật thì
buộc phải tái xuất, không được phép thông quan.
Điều 5.
Nguyên tắc nhập khẩu trong thời gian chờ bổ sung vào danh mục hàng hoá được
phép nhập khẩu không phải xin phép
1. Đối với các loại
hàng hoá ngoài danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không phải xin phép, sau
khi có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro được các cơ quan quản
lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản công nhận,
Thương nhân được phép nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, giá
trị, không phải đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu.
2. Cơ quan quản lý
chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đăng
tải ngay sau khi ban hành văn bản công nhận kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả
đánh giá rủi ro, danh mục hàng hoá trên trang tin điện tử (website) của đơn vị
quản lý chuyên ngành và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa chỉ http://www.mard.gov.vn
và gửi tới cơ quan Hải quan.
3. Căn cứ vào kết quả
khảo nghiệm, kết quả đánh giá rủi ro, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ
sung vào các danh mục hàng hoá tương ứng.
Điều 6.
Quy định chung về trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
1. Trình tự và cách
thức: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện.
a) Cơ quan quản lý
chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ và xem
xét, hướng dẫn Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy
định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 03 (ba)
ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông
qua đường bưu điện.
b) Trường hợp hồ sơ
đầy đủ theo quy định, trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc (ngoại trừ
các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP
ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về
Nông nghiệp), Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phải cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản
lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu.
2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
3. Thành phần hồ sơ:
Được quy định tại các Điều 9, 12, 13, 15,
18, 21, 24, 26, 28, 30,
31, 32, 33, 34, 35 của Thông tư này.
4. Cách thức nộp phí,
lệ phí và trả kết quả cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Thương nhân nộp
phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc
bằng hình thức chuyển khoản, gửi qua đường bưu điện.
b) Cơ quan tiếp nhận
hồ sơ trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện theo
đề nghị của Thương nhân.
5. Cơ quan thực hiện:
Được quy định tại các Điều 9, 12, 13, 15,
18, 21, 24, 26, 28, 30,
31, 32, 33, 34, 35 của Thông tư này.
6. Thời hạn hiệu lực
của giấy phép: Giấy phép có giá trị tối đa 01 (một) năm kể từ ngày cấp.
7. Trong trường hợp
có quy định khác với các quy định nêu tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 của Điều này
thì được thực hiện cụ thể tại các Điều của Chương II Thông tư này.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1.
XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ; CỦI, THAN LÀM TỪ GỖ HOẶC CỦI CÓ NGUỒN GỐC TỪ GỖ
RỪNG TỰ NHIÊN TRONG NƯỚC
Điều 7.
Cấm xuất khẩu
Cấm xuất khẩu gỗ và
sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau:
1. Gỗ tròn, gỗ xẻ các
loại từ rừng tự nhiên trong nước.
2. Xuất khẩu vì mục
đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ
là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường
hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của
CITES khai thác từ tự nhiên.
Điều 8.
Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép
1. Gỗ và sản phẩm chế
biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện
hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải
quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.
2. Xuất
khẩu các loại củi, than, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về
số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không
phải xin phép.
3. Gỗ và sản phẩm làm
từ gỗ thuộc các Phụ lục của CITES phải có Giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý
CITES Việt Nam cấp.
Điều 9. Hồ
sơ, cơ quan cấp Giấy phép xuất khẩu gỗ và sản phẩm thuộc các Phụ lục của CITES
1. Hồ sơ đề nghị cấp
phép CITES:
a) Đề nghị cấp Giấy
phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban
hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp hợp
đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan;
c) Hồ sơ chứng minh
mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (bản sao chụp và mang
theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực);
d) Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối
với trường hợp phải đăng ký) hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối
với cá nhân (chỉ nộp khi xuất khẩu lần đầu);
đ) Hóa đơn, chứng từ
chứng minh nguồn gốc gỗ là tang vật xử lý (bản sao chụp và mang theo bản gốc để
đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực).
2. Thời hạn giải
quyết: 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trừ trường hợp
phải tham vấn các Cơ quan Khoa học CITES, các cơ quan có liên quan). Trường hợp
hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Cơ quan Quản lý CITES
Việt Nam phải thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ. Trường
hợp phải tham vấn Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam, các cơ quan có liên quan,
trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam
phải thông báo cho tổ chức, cá nhân biết và thời gian này không tính vào thời
hạn giải quyết hồ sơ.
3. Hiệu lực của giấy
phép: Thời hạn tối đa của giấy phép là 06 (sáu) tháng kể từ ngày được cấp.
4. Cơ quan thực hiện:
Cơ quan quản lý CITES Việt Nam
Thương nhân nộp hồ sơ
tại một trong các địa chỉ sau:
a) Cơ quan quản lý
CITES Việt Nam:
- Địa chỉ: Nhà A3, số
2 Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: (04)
3733 5676; Fax: (04) 3734 6742
- Email: cites_vn.kl@mard.gov.vn
- Trang web: www.tongcuclamnghiep.gov.vn
b) Cơ quan đại diện
Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam tại phía Nam:
- Địa chỉ: Tầng 3 Tòa
nhà số 12, đường Võ Văn Kiệt, quận I, thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (08)
3821 8206; Fax: (08) 3915 1120
- Email: citesphianam@gmail.com
Mục 2.
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
Điều 10.
Xuất khẩu mẫu vật động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm
1. Cấm xuất khẩu
Mẫu vật động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên không được xuất
khẩu vì mục đích thương mại gồm:
a) Mẫu vật động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB, mẫu vật thực vật rừng thuộc nhóm IA
theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm.
b) Mẫu vật động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại Phụ lục I của CITES.
2. Xuất khẩu có giấy
phép
a) Mẫu vật động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học,
trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc, trao
đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES các nước.
b) Xuất khẩu vì mục
đích thương mại:
- Mẫu vật động vật,
thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên quy định tại Phục lục II,
III của Công ước CITES;
- Mẫu vật thực vật
rừng từ tự nhiên thuộc nhóm IIA theo quy định của Chính phủ;
- Mẫu vật động vật,
thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm I, nhóm II theo quy định của
Chính phủ và mẫu vật quy định tại Phụ lục của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi,
trồng theo quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ
về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá
cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và Điều 5 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP
ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về
nông nghiệp.
Điều 11.
Nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật thuộc các Phụ lục CITES
1. Cấm nhập khẩu
Nghiêm cấm nhập khẩu
mẫu vật động vật, thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên vì mục
đích thương mại.
2. Nhập khẩu có giấy
phép
a) Mẫu vật các loài
động vật, thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên chỉ được nhập
khẩu cho mục đích phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các
vườn thú, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc không vì mục đích lợi nhuận,
trao trả mẫu vật giữa Cơ quan Quản lý CITES các nước.
b) Mẫu vật động vật,
thực vật thuộc Phụ lục I có nguồn gốc từ trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy
nhân tạo, mẫu vật quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và mẫu vật động vật,
thực vật thuộc Phụ II và III của Công ước CITES phải được Cơ quan Quản lý CITES
Việt Nam cấp giấy phép.
Điều 12. Hồ
sơ, cơ quan cấp và hiệu lực của giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật động
vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục CITES
1. Thành phần hồ sơ
xuất khẩu:
a) Xuất khẩu mẫu vật
vì mục đích thương mại:
- Đề nghị cấp Giấy
phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban
hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao chụp hợp
đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan.
- Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối
với trường hợp phải đăng ký) hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối
với cá nhân (chỉ nộp khi xuất khẩu lần đầu).
- Hồ sơ chứng minh
mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (bản sao chụp và mang
theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực).
b) Xuất khẩu không vì
mục đích thương mại
- Đề nghị cấp Giấy
phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban
hành kèm theo Thông tư này;
- Văn bản ký kết về
chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng,
ngoại giao (đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao) hoặc Quyết định cử
đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc (đối với mẫu vật để triển lãm, biểu
diễn xiếc) của Cơ quan có thẩm quyền (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối
chiếu; hoặc bản sao có chứng thực);
- Bản sao chụp Văn
bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.
- Hồ sơ chứng minh
mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (bản sao chụp và mang
theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực);
- Bản sao Giấy phép
CITES nhập khẩu do Cơ quan Quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật quy
định tại Phụ lục I CITES.
2. Thành phần hồ sơ
nhập khẩu
a) Nhập khẩu mẫu vật
thuộc các Phụ lục CITES vì mục đích thương mại:
- Đề nghị cấp Giấy
phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban
hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao chụp hợp
đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan.
- Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối
với trường hợp phải đăng ký) hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối
với cá nhân (chỉ nộp khi xuất khẩu lần đầu).
- Bản sao chụp Giấy
phép xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu, tái
xuất khẩu cấp.
- Trường hợp mẫu vật
nhập khẩu là động vật, thực vật hoang dã còn sống phải có các giấy tờ sau:
+ Văn bản xác nhận đủ
điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc của cơ quan kiểm lâm tỉnh hoặc xác nhận của cơ
quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh đối với các loài thủy sinh;
+ Văn bản xác nhận về
việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu tới môi trường và việc bảo tồn
các loài động vật, thực vật trong nước đối với trường hợp loài động vật, thực
vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam của một trong các Cơ quan Khoa
học CITES Việt Nam sau đây: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Viện Nghiên cứu Hải sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
b) Nhập khẩu mẫu vật
thuộc các Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại:
- Đề nghị cấp Giấy
phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban
hành kèm theo Thông tư này;
- Văn bản ký kết về
chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng,
ngoại giao (đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao) hoặc Quyết định cử
đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc (đối với mẫu vật để triển lãm, biểu
diễn xiếc) của Cơ quan có thẩm quyền (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối
chiếu; hoặc bản sao có chứng thực);
- Bản sao chụp Văn
bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.
- Bản sao Giấy phép
CITES xuất khẩu do Cơ quan Quản lý CITES nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp.
3. Cơ quan thực hiện:
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 9 của Thông tư này.
4. Thời hạn hiệu lực
của Giấy phép: Thời hạn có hiệu lực tối đa của giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu
và tái xuất khẩu là 06 (sáu) tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập
khẩu là 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày được cấp.
Mục 3. XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG
Điều 13.
Xuất khẩu giống cây trồng
1. Cấm xuất khẩu:
Thương nhân không
được xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm
xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Xuất khẩu có giấy
phép:
a) Thương nhân xuất
khẩu giống cây trồng có trong Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi
quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn
chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
b) Thương nhân xuất
khẩu giống cây trồng không có trong Danh mục quy định tại khoản 1, điểm a Khoản
2 Điều này và Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt
Nam phải được Tổng cục Lâm nghiệp (đối với giống cây trồng lâm nghiệp) hoặc Cục
Trồng trọt (đối với giống cây trồng nông nghiệp) cấp phép.
3. Xuất khẩu không
cần giấy phép:
Thương nhân xuất khẩu
giống cây trồng không thuộc quy định tại các Khoản 1, 2 Điều này, không phải
xin phép.
4. Xuất khẩu giống
cây trồng nông nghiệp
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký xuất khẩu
theo mẫu số 01/TT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Tờ khai kỹ thuật
theo mẫu số 02/TT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối
với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với
cá nhân);
- Trường hợp xuất
khẩu phục vụ nghiên cứu, hợp tác quốc tế phải bổ sung một (01) bản sao chụp
thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng
Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký
nhập khẩu;
- Trường hợp xuất
khẩu tham gia hội chợ, triển lãm phải bổ sung một (01) bản sao chụp Giấy xác
nhận hoặc Giấy mời tham gia hội trợ, triển lãm bằng tiếng nước ngoài kèm theo
một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật
hoặc của thương nhân đăng ký xuất khẩu;
- Trường hợp xuất
khẩu làm quà tặng phải bổ sung một (01) bản sao chụp giấy chứng nhận giữa hai
bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký
xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu.
b) Thời gian bổ sung,
hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần
đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ thì phải
nộp hồ sơ mới.
c) Cơ quan thực hiện:
- Nơi tiếp nhận hồ sơ
và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt.
- Website: www.cuctrongtrot.gov.vn
- Địa chỉ: Nhà A6A,
Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.3823.4651
Fax: 04.3734.4967.
- Email: vanphongctt@gmail.com
5) Xuất khẩu giống
cây trồng lâm nghiệp:
Hồ sơ và trình tự thủ
tục xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 30 của Thông tư này.
Điều 14.
Nhập khẩu giống cây trồng
1. Nhập khẩu có giấy
phép
Thương nhân nhập khẩu
giống cây trồng chưa có tên trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép
sản xuất kinh doanh hoặc Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh
doanh ở Việt Nam, hoặc chưa có văn bản công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới
hoặc văn bản công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới phải được Tổng cục Lâm
nghiệp hoặc Cục Trồng trọt cấp phép.
2. Nhập khẩu không cần
giấy phép
Thương nhân nhập khẩu
giống cây trồng có tên trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép
sản xuất kinh doanh hoặc Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh
doanh ở Việt Nam hoặc có văn bản công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới hoặc
văn bản công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới được phép sản xuất,
kinh doanh ở Việt Nam, không phải xin phép.
Điều 15.
Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng
1. Hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp:
a) Đơn đăng ký nhập
khẩu theo mẫu số 03/TT ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Tờ khai kỹ thuật
theo mẫu số 04/TT ban hành kèm theo Thông tư này
(chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);
c) Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối
với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với
cá nhân).
d) Trường hợp giống
cây trồng nhập khẩu lần thứ 02 trở đi để khảo nghiệm, sản xuất thử phải nộp báo
cáo kết quả nhập khẩu, khảo nghiệm, sản xuất thử lần nhập trước, không cần nộp
các loại giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c, Khoản 1, Điều này;
đ) Trường hợp nhập
khẩu phục vụ nghiên cứu, hợp tác quốc tế phải bổ sung một (01) bản sao chụp
thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng
Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký
nhập khẩu.
e) Trường hợp nhập
khẩu tham gia hội chợ, triển lãm phải bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham
gia hội trợ, triển lãm tại Việt Nam;
g) Trường hợp nhập
khẩu quà tặng phải bổ sung một (01) bản sao chụp giấy xác nhận giữa hai bên
bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác
nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu;
h) Trường hợp nhập
khẩu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hồ sơ phải bổ sung:
- Bản sao chụp chứng
thực hoặc bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu văn bản phê duyệt hoặc
chấp thuận chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc
dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định của pháp luật;
- Riêng đối với
trường hợp nhập khẩu giống cây trồng để phục vụ dự án xây dựng đường giao thông
phải bổ sung bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of
Free Sale - CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc bản sao
chứng thực một trong các giấy tờ sau: giấy xác nhận phù hợp chuẩn, giấy công
nhận giống cây trồng mới, giấy xác nhận giống cây trồng không nằm trong Danh mục
cấm sử dụng của nước xuất khẩu, giấy chứng nhận khác có nội dung tương tự kèm
theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị
đăng ký nhập khẩu hoặc kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm tại Việt Nam cho thấy
giống cây trồng an toàn với môi trường. Trường hợp thương nhân nộp bản sao chụp
các loại giấy tờ trên mang theo bản chính để đối chiếu.
2. Hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen:
a) Đơn đăng ký nhập
khẩu theo mẫu số 09/TT ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Tờ khai kỹ thuật
theo mẫu số 10/TT ban hành kèm theo Thông tư này
(chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);
c) Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối
với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
d) Bản sao chụp Giấy
chứng nhận an toàn sinh học và Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện
sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam
có thẩm quyền;
e) Kế hoạch khảo
nghiệm so sánh, bao gồm khảo nghiệm so sánh diện hẹp và diện rộng theo mẫu quy
định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 29/2014/TT-BNNPTNT
ngày 05/9/2014.
3. Hồ sơ đề nghị cấp
Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp:
a) Nhập giống để
trồng khảo nghiệm, thử nghiệm
- Đơn đăng ký nhập
khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo mẫu số 02/LN
ban hành kèm theo Thông tư này;
- Lý lịch giống xin
nhập khẩu theo mẫu số 03/LN ban hành kèm theo Thông
tư này;
- Hồ sơ thiết kế kỹ
thuật trồng khảo nghiệm, thử nghiệm;
- Các tài liệu liên
quan như hợp đồng mua bán giống hoặc giấy cho tặng giống của đối tác.
b) Nhập giống cây lâm
nghiệp với mục đích làm cây cảnh, cây bóng mát
- Đơn đăng ký nhập
khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo mẫu số 02/LN
ban hành kèm theo Thông tư này;
- Lý lịch giống xin
nhập khẩu theo mẫu số 03/LN ban hành kèm theo Thông
tư này;
- Văn bản của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại chấp thuận phương án và đề nghị cho nhập
khẩu giống;
- Các tài liệu liên
quan như hợp đồng mua bán giống hoặc giấy cho tặng giống của đối tác.
4. Thời gian bổ sung,
hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần
đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ thì phải
nộp hồ sơ mới.
5. Cơ quan thực hiện:
a) Đối với giống cây
trồng nông nghiệp: Cục Trồng trọt
- Nơi tiếp nhận hồ sơ
và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt
- Website: www.cuctrongtrot.gov.vn.
- Địa chỉ: Nhà A6A,
Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.3823.4651
Fax: 04.3734.4967
- Email: vanphongctt@gmail.com
b) Đối với giống cây
trồng lâm nghiệp: Tổng cục Lâm nghiệp
- Nơi tiếp nhận hồ sơ
và trả kết quả: Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp
- Địa chỉ: Số 2 Ngọc
Hà - Ba Đình - Hà Nội.
- Điện thoại: 04.3843.8792
Fax: 04.3843.8793
- Email: ln@mard.gov.vn
Mục 4. XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU GIỐNG VẬT NUÔI
Điều 16.
Xuất khẩu giống vật nuôi
1. Xuất khẩu có giấy
phép
Thương nhân trao đổi
với nước ngoài những giống vật nuôi quý hiếm có trong Danh mục giống vật nuôi
quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn để
phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc các mục đích đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
2. Xuất khẩu không
cần giấy phép
Thương nhân được xuất
khẩu giống vật nuôi không có trong Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu
và Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành.
Điều 17.
Nhập khẩu giống vật nuôi
1. Thương nhân chỉ
được nhập khẩu giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản
xuất, kinh doanh tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành hoặc văn bản công nhận giống vật nuôi mới thì không phải xin phép
2. Nhập khẩu có giấy
phép
Nhập khẩu tinh, phôi,
môi trường pha loãng bảo tồn tinh giống vật nuôi phải được sự đồng ý bằng văn
bản của Cục Chăn nuôi.
Thương nhân nhập khẩu
giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại
Việt Nam để nghiên cứu, khảo nghiệm hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác
phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Chăn nuôi.
Điều 18.
Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi và tinh,
phôi, môi trường pha loãng, bảo tồn tinh giống vật nuôi.
1. Thành phần hồ sơ:
a) Hồ sơ xuất khẩu,
nhập khẩu giống vật nuôi và nguồn gen vật nuôi quý hiếm:
Đơn đăng ký xuất khẩu,
nhập khẩu giống vật nuôi hoặc nguồn gen vật nuôi quý hiếm theo mẫu số 01/CN ban hành kèm theo Thông tư này;
Lý lịch nguồn gen vật
nuôi quý hiếm cần trao đổi quốc tế theo mẫu số 02/CN
ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chụp Dự án
hợp tác nghiên cứu hoặc Hợp đồng nghiên cứu có nội dung liên quan đến xuất
khẩu, nhập khẩu nguồn gen vật nuôi quý hiếm.
b) Hồ sơ nhập khẩu
giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại
Việt Nam:
Đơn đề nghị nhập khẩu
để khảo nghiệm giống vật nuôi theo mẫu số 03/CN
ban hành kèm theo Thông tư này;
Hồ sơ lý lịch giống
vật nuôi trong đó ghi rõ tên giống, phẩm cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật và quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng giống, những
bệnh thường gặp ở vật nuôi đó (nếu có); Hồ sơ phải được xác nhận của cơ quan có
thẩm quyền nước xuất khẩu. Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo
bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu. Trong trường hợp
nộp trực tiếp, hồ sơ là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản
chính để đối chiếu;
Nội dung khảo nghiệm,
kiểm nghiệm (địa điểm, các chỉ tiêu theo dõi);
Bản sao chụp Giấy
chứng nhận kinh doanh (đối với đơn vị thuộc diện phải đăng ký kinh doanh) hoặc
Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc Quyết
định thành lập có xác nhận của tổ chức đăng ký nhập khẩu đối với trường hợp
đăng ký nhập khẩu lần đầu.
c) Hồ sơ nhập khẩu
tinh, phôi:
Đơn đăng ký nhập khẩu
tinh, phôi theo mẫu số 04/CN ban hành kèm theo Thông
tư này;
Đối với giống gia súc
lớn (gia súc ăn cỏ): Hồ sơ lý lịch giống vật nuôi có xác nhận của tổ chức có
thẩm quyền của nước xuất khẩu. Hồ sơ lý lịch giống của tinh là lý lịch 3 đời
của đực giống cho tinh; đối với phôi hồ sơ là lý lịch 3 đời của con bố, mẹ cho
phôi và phải có xác nhận của tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Không
nhập khẩu tinh quá 60 tháng kể từ ngày sản xuất đối với tinh trâu, bò.
Đối với giống lợn: Hồ
sơ xuất xứ của tinh lợn, bao gồm tên giống, cấp giống của từng cá thể đực
giống; cơ sở nuôi và khai thác đực giống;
Hồ sơ là bản chính
hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của đơn vị
nhập khẩu. Trong trường hợp nộp trực tiếp, hồ sơ là bản sao chụp đồng
thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Bản sao chụp Giấy
chứng nhận kinh doanh (đối với đơn vị thuộc diện phải đăng ký kinh doanh) hoặc
Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc Quyết
định thành lập có xác nhận của tổ chức đăng ký nhập khẩu đối với trường hợp
đăng ký nhập khẩu lần đầu.
d) Nhập khẩu môi
trường pha loãng, bảo tồn tinh giống vật nuôi để khảo nghiệm:
Đơn đăng ký nhập khẩu
theo mẫu số 05/CN ban hành kèm theo Thông tư này;
Thông tin về các chỉ
tiêu kỹ thuật của môi trường pha loãng, bảo tồn tinh. Hồ sơ là bản chính hoặc
bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập
khẩu. Trong trường hợp nộp trực tiếp, hồ sơ là bản sao chụp đồng thời
phải xuất trình bản chính để đối chiếu;
Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với đơn vị thuộc diện phải đăng ký kinh
doanh) hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có
xác nhận của tổ chức đăng ký nhập khẩu đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần
đầu.
2. Cơ quan thực hiện:
Cục Chăn nuôi
- Nơi tiếp nhận hồ
sơ: Bộ phận “Một cửa” - Văn phòng Cục Chăn nuôi
- Địa chỉ: Số 16 Thụy
Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
- Điện thoại:
04.3734.5443, Fax: 04.3734.5444
- Email:
cn@mard.gov.vn
Mục 5. NHẬP
KHẨU THUỐC THÚ Y
Điều 19.
Nhập khẩu có giấy phép
1. Nhập khẩu vắc xin,
chế phẩm sinh học, vi sinh vật có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam hoặc có
trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam phải được sự đồng ý
bằng văn bản của Cục Thú y và phải kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp
luật.
2. Thuốc thú y chưa
có giấy chứng nhận lưu hành hoặc chưa có trong Danh mục được phép lưu hành tại
Việt Nam, được nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Nguyên liệu để sản
xuất thuốc thú y có giấy chứng nhận lưu hành;
b) Làm mẫu để nghiên
cứu, kiểm nghiệm, chẩn đoán xét nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành;
c) Chất chuẩn, mẫu
chuẩn để chẩn đoán, xét nghiệm về thú y; thuốc thú y tham gia trưng bày triển
lãm, hội chợ, phòng, chữa bệnh cho động vật quý hiếm;
d) Viện trợ của các
tổ chức quốc tế và các hình thức nhập khẩu phi mậu dịch khác;
đ) Phòng, chống dịch
bệnh động vật khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai.
3. Trong trường hợp
có dịch bệnh khẩn cấp, việc nhập khẩu vắc xin thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu
hành tại Việt Nam dùng để phòng chống dịch do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quyết định.
Điều 20.
Nhập khẩu không cần giấy phép
Thuốc thú y có giấy
chứng nhận lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục thuốc thú y được phép
lưu hành tại Việt Nam thì được phép nhập khẩu, xuất khẩu (trừ trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này) và phải kiểm tra
chất lượng theo quy định của pháp luật.
Điều 21.
Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y
1. Thành phần hồ sơ:
a) Hồ sơ nhập khẩu
nguyên liệu làm thuốc thú y gồm:
- Đơn đăng ký nhập
khẩu thuốc thú y theo mẫu số 01/TY ban hành
kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm (word, excel) qua địa chỉ email:
quanlythuoc@gmail.com;
- Giấy chứng nhận
thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất
lượng (ISO) hoặc tiêu chuẩn tương đương của nhà sản xuất (đối với một số hóa
chất thông dụng);
- Giấy chứng nhận lưu
hành sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (CFS, CPP,
MA);
- Phiếu phân tích
chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;
- Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu thuốc thú y của cơ sở đề nghị cấp
phép nhập khẩu do cơ quan chuyên ngành thú y ở Trung ương cấp;
b) Hồ sơ nhập khẩu
mẫu thuốc thú y để nghiên cứu, kiểm nghiệm, chẩn đoán xét nghiệm, khảo
nghiệm, đăng ký lưu hành gồm:
- Đơn đăng ký nhập
khẩu thuốc thú y theo mẫu số 01/TY ban hành
kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm (word, excel) qua địa chỉ email:
quanlythuoc@gmail.com;
- Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép nhập
khẩu thuốc thú y;
- Giấy chứng nhận
thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất
lượng (ISO) hoặc tiêu chuẩn tương đương của nhà sản xuất (đối với một số hóa
chất thông dụng);
- Giấy chứng nhận lưu
hành sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (CFS, CPP,
MA);
- Phiếu phân tích
chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;
- Tóm tắt đặc tính
sản phẩm.
c) Hồ sơ nhập khẩu
chất chuẩn, KIT để chẩn đoán, xét nghiệm, tham gia trưng bày hội chợ, triển
lãm, phòng trị bệnh cho động vật quý hiếm gồm:
- Đơn đăng ký nhập
khẩu thuốc thú y theo mẫu số 01/TY ban hành
kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm (word, excel) qua địa chỉ email:
quanlythuoc@gmail.com;
- Phiếu phân tích
chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;
- Tóm tắt đặc tính
sản phẩm;
- Nhãn sản phẩm.
d) Hồ sơ nhập khẩu
vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật có trong Danh mục thuốc thú y được phép
lưu hành tại Việt Nam hoặc đã có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam
gồm:
- Đơn đăng ký nhập
khẩu thuốc thú y theo mẫu số 02/TY ban hành kèm
theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm (word, excel) qua địa chỉ email:
quanlythuoc@gmail.com;
- Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu thuốc thú y của cơ sở đề nghị cấp
phép nhập khẩu do cơ quan chuyên ngành thú y ở Trung ương cấp;
đ) Hồ sơ nhập khẩu
thuốc thú y đối với trường hợp quy định tại điểm d, đ khoản 2
Điều 19 Thông tư này gồm:
- Đơn đăng ký nhập
khẩu thuốc thú y theo mẫu số 01/TY ban hành
kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm (word, excel) qua địa chỉ email:
quanlythuoc@gmail.com;
- Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh với ngành nghề phù hợp của tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y;
- Giấy chứng nhận
thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất
lượng (ISO) hoặc tiêu chuẩn tương đương của nhà sản xuất (đối với một số hóa
chất thông dụng);
- Giấy chứng nhận lưu
hành sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (CFS, CPP,
MA);
- Phiếu phân tích
chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;
e) Các loại giấy
chứng nhận GMP, ISO, FSC, CPP, MA, CoA kèm trong hồ sơ đăng ký có thể
nộp bản chính hoặc bản sao hợp pháp (bản sao có công chứng hoặc chứng
thực) hoặc bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để kiểm
tra trong trường hợp nộp trực tiếp.
2. Cơ quan thực hiện:
Cục Thú y
- Bộ phận tiếp nhận
hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng Cục Thú y
- Địa chỉ: 15/78 Giải
Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: +(844)
3869.5527/3869.6788
- Email: quanlythuoc@gmail.com
Mục 6. NHẬP
KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ VẬT THỂ PHẢI CÓ GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP
KHẨU
Điều 22.
Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật như sau:
1. Nhập khẩu thuốc
bảo vệ thực vật thực hiện theo quy định tại Điều 67 Luật Bảo vệ
và kiểm dịch thực vật.
2. Trường hợp ủy
quyền nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy
quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu
tại cơ quan Hải quan.
3. Thuốc bảo vệ thực
vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Thuốc kỹ thuật
phải có hàm lượng hoạt chất tối thiểu bằng hàm lượng hoạt chất của thuốc kỹ
thuật trong Danh mục và phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất có nguồn gốc, xuất
xứ rõ ràng;
b) Thuốc thành phẩm
có hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc và nhà sản xuất thuốc thành phẩm đúng với
Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam
và phải còn ít nhất 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc kể từ khi thuốc
đến Việt Nam;
c) Thuốc thành phẩm
phải đáp ứng được tính chất lý hóa về tỷ suất lơ lửng, độ bền nhũ tương đối với
từng dạng thành phẩm tương ứng.
d) Thuốc kỹ thuật,
thuốc thành phẩm phải đáp ứng quy định về tạp chất độc hại tại các Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và các Tiêu chuẩn cơ sở (TC)
của Cục Bảo vệ thực vật.
4. Nhập khẩu methyl
bromide và trách nhiệm của tổ chức nhập khẩu methyl bromide
a) Chỉ được nhập khẩu
thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide từ các nước tham gia
Nghị định thư Montreal.
b) Chỉ được nhập khẩu
và sử dụng methyl bromide với mục đích kiểm dịch thực vật, khử trùng xuất khẩu
(QPS) và các trường hợp theo quy định của Nghị định thư Montreal.
c) Doanh nghiệp nhập
khẩu phải có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực
vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng.
d) Chỉ được phép sử
dụng methyl bromide theo đúng đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật và phải chịu sự
thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước trong việc sử dụng methyl
bromide;
đ) Chỉ được bán các
thuốc chứa hoạt chất methyl bromide cho các tổ chức có Giấy chứng nhận hành
nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử
trùng;
e) Báo cáo Cục Bảo vệ
thực vật về tình hình nhập khẩu, sử dụng và mua bán methyl bromide theo mẫu 03/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này. Thời
hạn nộp báo cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7 và báo cáo năm trước
ngày 15 tháng 01 năm sau.
g) Các tổ chức không
được nhập khẩu methyl bromide nếu vi phạm một trong các trường hợp sau: Không
tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định hoặc báo cáo không trung thực về tình
hình nhập khẩu, sử dụng, mua bán methyl bromide; Sử dụng sai mục đích được cấp
phép; tổ chức bị thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện
kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng.
Điều 23.
Nhập khẩu vật thể phải có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Thương nhân chỉ được
phép nhập khẩu vật thể thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam hoặc quá cảnh
vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập
khẩu do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
Điều 24.
Thành phần hồ sơ, hiệu lực và cơ quan cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập
khẩu, Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
1. Hồ sơ
a) Nhập khẩu thuốc
mẫu khảo nghiệm, thử nghiệm và nghiên cứu
Đơn đề nghị cấp Giấy
phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV
ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chứng thực
hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp (chỉ nộp lần đầu) hoặc Giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân;
Bản sao chụp Giấy
phép khảo nghiệm của thuốc mẫu khảo nghiệm, thử nghiệm hoặc Phiếu an toàn hóa
chất của thuốc mẫu khảo nghiệm, thử nghiệm;
Đề cương nghiên cứu
về thuốc bảo vệ thực vật đề nghị nhập khẩu (đối với trường hợp nhập khẩu để
nghiên cứu).
b) Nhập khẩu chất
chuẩn
Đơn đề nghị cấp Giấy
phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV
ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chứng thực
hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp (chỉ nộp lần đầu) hoặc Giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân
của tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu chất chuẩn.
c) Nhập khẩu thuốc để
sử dụng cho dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thuốc làm hàng mẫu, hàng phục
vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết
định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đơn đề nghị cấp Giấy
phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV
ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chứng thực
hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ nộp lần đầu) hoặc Giấy tờ khác chứng
minh tư cách pháp nhân của tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu;
Bản sao chứng thực
hợp đồng nhập khẩu;
Bản sao chứng thực
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại nước xuất khẩu trong trường hợp nhập
khẩu thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ
thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
d) Nhập khẩu thuốc
xông hơi khử trùng, hoạt chất có độ độc cấp tính nhóm I, II theo phân loại GHS
Đơn đề nghị cấp Giấy
phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV
ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chứng thực
hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ nộp lần đầu).
Bản sao chụp Giấy
chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp
xông hơi khử trùng do Cục Bảo vệ thực vật cấp (chỉ nộp lần đầu) đối với trường
hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng;
đ) Hồ sơ đề nghị cấp
Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu :
Đơn đề nghị cấp Giấy
phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu số 04/BVTV
ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chụp Hợp đồng
thương mại;
Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
2. Thẩm định hồ sơ và
cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
Cục Bảo vệ thực vật
thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; 15 ngày đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.
a) Nếu hồ sơ hợp lệ
thì cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu 02/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này), Giấy
phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (theo mẫu 05/BVTV
ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Nếu hồ sơ chưa hợp
lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ
sơ theo quy định.
c) Trường hợp không
cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, Giấy phép kiểm dịch thực vật
nhập khẩu Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và
nêu rõ lý do.
3. Hiệu lực của Giấy
phép:
Giấy phép nhập khẩu
thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu có giá trị cho
toàn bộ lô hàng ghi trong giấy phép và hiệu lực được ghi trong giấy phép theo
từng loại thuốc, mặt hàng nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp. Giấy phép nhập
khẩu methyl bromide chỉ có hiệu lực trong năm cấp phép.
4. Cơ quan thực hiện:
Cục Bảo vệ thực vật
cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép kiểm dịch thực vật
nhập khẩu
- Địa chỉ: 149 Hồ Đắc
Di, Đống Đa - Hà Nội
- ĐT: 04.3533.0361 Fax: 04.3533.3056;
- Email: p.cchc@fpt.vn;
cchc.bvtv@mard.gov.vn
Mục 7. NHẬP
KHẨU THỨC ĂN GIA SÚC, GIA CẦM
Điều 25. Nhập
khẩu thức ăn gia súc, gia cầm
1. Đối với thức ăn gia súc, gia cầm đã
được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân làm thủ tục
tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Chương III Thông tư
66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định quy định chi tiết một số điều Nghị
định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn
nuôi.
2. Đối với thức ăn gia súc, gia cầm
chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu phải có quyết định công
nhận thức ăn gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam của Cục Chăn nuôi
và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Chương III Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT.
Việc công nhận chất lượng thông qua một trong hai hình thức sau:
a) Công nhận chất lượng thông qua thẩm
định hồ sơ.
b) Công nhận chất lượng thông qua khảo
nghiệm (đối với các loại thức ăn chăn nuôi mới) được quy định tại Khoản
7 Điều 3 và Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP và Chương IV Thông
tư 66/2011/TT-BNNPTNT .
Điều 26.
Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp phép nhập khẩu thức ăn gia súc, gia cầm
1. Hồ sơ đề nghị công nhận chất lượng
thức ăn gia súc, gia cầm nhập khẩu gồm:
a) Thành phần hồ sơ:
Đơn đề nghị công nhận
chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (theo mẫu số
06/CN ban hành kèm theo Thông tư này);
Giấy chứng nhận lưu
hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương của
thức ăn chăn nuôi nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ
cấp theo quy định tại Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ
tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng
hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
Bản thông tin sản
phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất
lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi, công dụng, hướng dẫn sử dụng;
Nhãn của sản phẩm;
Bản tiêu chuẩn công
bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng; nhãn phụ sản phẩm
thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
Phiếu kết quả thử
nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi của nhà sản
xuất đã có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận
tương đương. Trường hợp nhà sản xuất không có một trong những giấy chứng nhận
GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương thì phiếu kết quả thử nghiệm
phải được cấp từ các phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất
xứ chỉ định hoặc từ các phòng thử nghiệm được tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ
chức công nhận khu vực thừa nhận hoặc do Cục Chăn nuôi chỉ định hoặc thừa nhận;
Bản sao chứng thực
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá
nhân đề nghị công nhận chất lượng (chỉ nộp lần đầu);
Giấy ủy quyền của nhà
sản xuất cho tổ chức, cá nhân đăng ký.
b) Hồ sơ là bản chính
hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức,
cá nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch
tiếng Việt phải có dịch thuật và chứng thực.
c) Trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị công nhận chất lượng, Cục Chăn
nuôi có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ
chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn
thiện. Trường hợp hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời hạn kiểm tra thành phần hồ sơ
không quá 05 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ hợp lệ và
sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc, Cục
Chăn nuôi ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành
tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 4A ban hành kèm
theo Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT) sau khi đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chấp thuận. Đối với hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời gian
giải quyết cho 01 sản phẩm vượt quá được cộng thêm 01 ngày làm việc. Trường hợp
không ban hành quyết định công nhận, Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và
nêu rõ lý do.
2. Nhập khẩu thức ăn
gia súc, gia cầm chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để giới thiệu tại các hội
chợ, triển lãm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm:
a) Hồ sơ đối với
trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm gồm:
Đơn đề nghị nhập khẩu
(theo mẫu số 07/CN ban hành kèm theo Thông tư
này);
Giấy xác nhận về việc
tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (bản chính).
b) Hồ sơ đối với
trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử
nghiệm gồm:
Đơn đề nghị nhập khẩu
để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm (theo mẫu
số 07/CN ban hành kèm theo Thông tư này);
Bản sao chụp Văn bản
thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm trong
nước với một bên là các phòng thử nghiệm, các doanh nghiệp hoặc các cơ quan
quản lý về thức ăn chăn nuôi của nước xuất xứ, trong đó có cam kết sản phẩm
nhập khẩu là phi thương mại.
c) Trong thời gian
không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ Cục Chăn nuôi có
văn bản trả lời về việc chấp thuận cho nhập khẩu (theo biểu
mẫu 09/CN ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp không chấp thuận cho
nhập khẩu, Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Hồ sơ đăng ký kiểm
tra xác nhận chất lượng thức ăn gia súc, gia cầm nhập khẩu:
Giấy đăng ký kiểm tra
xác nhận chất lượng (03 bản) (theo biểu mẫu 10/CN
ban hành kèm theo Thông tư này);
Bản sao chụp có xác
nhận của đơn vị nhập khẩu các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói
(Packing list), hóa đơn mua bán (Invoice), phiếu kết quả phân tích chất lượng
của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis), bản tiêu chuẩn công
bố áp dụng của đơn vị nhập khẩu; văn bản công nhận thức ăn chăn nuôi được phép
lưu hành tại Việt Nam; bản sao chụp văn bản của Cục Chăn nuôi về việc miễn kiểm
tra chất lượng có thời hạn hoặc áp dụng chế độ kiểm tra giảm (nếu có).
4. Cơ quan thực hiện:
Cục Chăn nuôi
- Nơi tiếp nhận hồ
sơ: Bộ phận “Một cửa” – Văn phòng Cục Chăn nuôi
- Địa chỉ: Số 16 Thụy
Khuê – Tây Hồ - Hà Nội
- Điện thoại: 04.3734.5443
Fax: 04.3734.5444
- Email: cn@mard.gov.vn
Mục 8. NHẬP
KHẨU PHÂN BÓN
Điều 27.
Nhập khẩu phân bón
1. Nhập khẩu có giấy
phép
Thương nhân nhập khẩu
phân bón thuộc các trường hợp dưới đây phải có Giấy phép:
a) Phân bón để khảo
nghiệm;
b) Phân bón chuyên
dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên
dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong
phạm vi của công ty; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam,
làm quà tặng, làm hàng mẫu;
d) Phân bón tham gia
hội chợ, triển lãm;
đ) Phân bón hoặc
nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã
công bố hợp quy;
e) Phân bón phục vụ
nghiên cứu khoa học.
2. Nhập khẩu không
cần giấy phép
Thương nhân nhập khẩu
phân bón thuộc các trường hợp dưới đây không phải xin phép:
a) Phân bón có tên
trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008
đến ngày 27 tháng 11 năm 2013.
b) Phân bón có tên
trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Bộ Công Thương công bố.
Điều 28.
Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón
1. Thành
phần hồ sơ:
a) Đơn đăng ký nhập
khẩu phân bón theo mẫu số 05/TT ban hành kèm
theo Thông tư này;
b) Tờ khai kỹ thuật
theo mẫu số 06/TT ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối
với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với
các cá nhân); bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối
chiếu văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc chương trình,
dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
d) Bản tiếng nước
ngoài giới thiệu thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng
dẫn sử dụng, các cảnh báo kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và dấu
xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu;
đ) Trường hợp nhập
khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 27
của Thông tư này: ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d Khoản
này, thương nhân phải nộp bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản
chính để đối chiếu, kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan
dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do
(Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp hoặc Giấy xác nhận phù
hợp quy chuẩn hoặc Giấy xác nhận sản phẩm không nằm trong danh mục có chất cấm
sử dụng của nước xuất khẩu hoặc bằng độc quyền sáng chế (Patent) đối với nhập
khẩu để khảo nghiệm;
e) Trường hợp nhập
khẩu phân bón theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 của Thông
tư này: ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này,
thương nhân phải nộp bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ,
triển lãm tại Việt Nam.
2. Thời gian bổ sung,
hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần
đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì
phải nộp hồ sơ mới.
3. Cơ quan
thực hiện: Cục Trồng trọt
- Nơi tiếp nhận hồ
sơ: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt
- Địa chỉ: Số 2 Ngọc
Hà – Ba Đình – Hà Nội.
- Điện thoại: 04.3823.4651
Fax: 04.3734.4967
- Email: vanphongctt@gmail.com
Mục 9. XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU NGUỒN GEN CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU, TRAO ĐỔI KHOA HỌC KỸ
THUẬT
Điều 29.
Quy định chung về xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng
1. Thương nhân xuất
khẩu nguồn gen cây trồng có trong Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm trao
đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm
hạn chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
2. Thương nhân xuất,
nhập khẩu nguồn gen cây trồng không có trong Danh mục 1 và Danh mục 2 theo quy
định tại Khoản 1 Điều này, Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu và
Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải được Cục Trồng trọt cấp phép.
Điều 30.
Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục
vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật
1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đăng ký xuất/nhập
khẩu nguồn gen cây trồng theo mẫu số 07/TT ban
hành kèm theo Thông tư này;
b) Thông tin về nguồn
gen cây trồng đăng ký xuất/nhập khẩu theo mẫu số 08/TT
ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chụp và bản
dịch có ký đóng dấu xác nhận của đơn vị đăng ký xuất/nhập khẩu: Dự án hợp tác
nghiên cứu; Hợp đồng nghiên cứu, Biên bản thoả thuận với đối tác nước ngoài đối
với trường hợp xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ hợp tác khoa học kỹ
thuật.
2. Thời hạn giải
quyết:
a) Thời hạn giải
quyết đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 29 của Thông
tư này là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ;
b) Thời hạn giải
quyết đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 29 của Thông
tư này là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
3. Thời gian bổ sung,
hoàn chỉnh hồ sơ chưa hợp lệ: Không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần
đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì
phải nộp hồ sơ mới.
4. Cơ quan thực hiện:
Cục Trồng trọt
- Nơi tiếp nhận hồ sơ
và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt
- Địa chỉ: Số 2 Ngọc
Hà –Ba Đình –Hà Nội.
- Điện thoại: 04.3823.4651
Fax: 04.3734.4967
- Email: vanphongctt@gmail.com
- Website: www.cuctrongtrot.gov.vn.
Mục 10.
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN
Điều 31.
Xuất khẩu thuỷ sản
1. Cấm xuất khẩu:
Cấm xuất khẩu các
loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Xuất khẩu không
phải xin phép:
a) Các loài thuỷ sản
không có tên trong Danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ
lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện
thủ tục tại hải quan. Đối với loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện
theo quy định của CITES Việt Nam.
b) Các loài thủy sản
có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này nếu đáp ứng
đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ
tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện
theo quy định của CITES Việt Nam.
3. Xuất khẩu phải xin
phép:
Thương nhân được xuất
khẩu các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu
quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư
này trong một số trường hợp để thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam
đã ký kết hoặc gia nhập. Trình tự, thủ tục cấp phép thực hiện theo quy định tại
khoản 4, khoản 5 Điều này và Điều 6 Thông tư này. Đối với
các loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES
Việt Nam.
4. Hồ sơ cấp phép
xuất khẩu:
a) Đơn đăng ký xuất
khẩu theo Mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Điều ước quốc tế
mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập (Bản sao chụp và xuất trình bản chính để
kiểm tra trong trường hợp nộp trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực trong
trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện) và bản dịch ra tiếng Việt phải có công
chứng.
5. Giấy phép xuất
khẩu thủy sản theo Mẫu số 02/TS ban hành kèm
theo Thông tư này.
6. Cơ quan thực hiện:
Tổng cục Thủy sản
a) Nơi tiếp nhận hồ
sơ: Bộ phận “một cửa” Tổng cục Thuỷ sản.
b) Địa chỉ: Số 10 -
Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.
c) Điện thoại: 043.7245370.
Fax: 043.724.5120.
Điều 32.
Nhập khẩu giống thuỷ sản
1. Nhập khẩu không
phải xin phép:
a) Giống thủy sản có
tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (Danh mục nhập khẩu thông thường) hoặc
có văn bản công nhận giống thuỷ sản mới, khi nhập khẩu, thương nhân thực hiện
thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo
Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành về Quản lý giống thủy sản.
b) Giống
thủy sản có tên trong Danh mục giống thuỷ sản nhập khẩu có điều kiện quy định
tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu
tại Phụ lục này, khi nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại cơ quan hải
quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày
22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý giống thủy sản.
2. Nhập khẩu phải xin
phép:
Giống thủy sản chưa
có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (Danh mục nhập khẩu thông thường) hoặc Danh mục giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện quy định tại
Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc chưa có văn bản công nhận
giống thuỷ sản mới, khi nhập khẩu, phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép để khảo
nghiệm, nghiên cứu, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm. Trình tự, thủ tục cấp
phép được quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều
này và Điều 6 Thông tư này.
3. Hồ sơ đăng ký nhập
khẩu giống thủy sản để khảo nghiệm:
a) Đơn đăng ký nhập
khẩu theo Mẫu số 03/TS ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp hoặc Quyết định quy định chức năng
nhiệm vụ về nghiên cứu liên quan đến nuôi trồng thủy sản áp dụng đối với đơn vị
sự nghiệp công lập (chỉ nộp lần đầu);
c) Ảnh chụp hoặc bản
vẽ mô tả giống thuỷ sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa
học;
d) Bản thuyết minh
đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của giống thuỷ sản xin nhập;
đ) Bản sao chụp văn
bản cho phép khảo nghiệm hoặc đề cương khảo nghiệm giống thủy sản đã được Tổng
cục Thủy sản phê duyệt.
4. Hồ sơ đăng ký nhập
khẩu giống thủy sản để nghiên cứu:
Ngoài các hồ sơ nêu
tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d Khoản 3 Điều này, cần bổ sung thêm: Đề cương
nghiên cứu giống thủy sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
5. Hồ sơ đăng ký nhập
khẩu giống thủy sản để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm:
Ngoài các hồ sơ nêu
tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d Khoản 3 Điều này, cần bổ sung thêm: Giấy tờ
chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam
và Phương án xử lý sau thời gian sử dụng tại hội chợ, triển lãm.
6. Giấy phép nhập
khẩu theo Mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông
tư này.
7. Thời hạn hiệu lực
của giấy phép: Giấy phép có giá trị tối đa 01 (một) năm kể từ ngày cấp và thể
hiện trên giấy phép nhập khẩu.
8. Cơ quan thực hiện:
Tổng cục Thủy sản
a) Nơi tiếp nhận hồ
sơ: Bộ phận “một cửa” Tổng cục Thuỷ sản.
b) Địa chỉ: Số 10 -
Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.
c) Điện thoại: 043.7245370.
Fax: 043.724.5120.
Điều 33.
Nhập khẩu thuỷ sản sống dùng làm thực phẩm
1. Nhập khẩu không
phải xin phép:
Thủy sản sống dùng
làm thực phẩm đã có tên trong Danh mục thủy sản sống dùng làm thực phẩm được
phép nhập khẩu thông thường (Phụ lục 5 ban hành kèm
theo Thông tư này) khi nhập khẩu thương nhân thực hiện thủ tục nhập khẩu tại cơ
quan hải quan.
2. Nhập khẩu phải xin
phép:
Thương nhân nhập khẩu
các loài thủy sản không có tên trong Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này
dùng làm thực phẩm phải được Tổng cục Thủy sản thực hiện đánh giá rủi ro (áp dụng
đối với lô hàng nhập khẩu lần đầu), xem xét cấp phép và phê duyệt Kế hoạch quản
lý, giám sát lô hàng nhập khẩu.
3. Hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu (01 bộ), bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp
phép nhập khẩu theo Mẫu số 03/TS ban hành kèm
theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (chỉ nộp lần đầu);
c) Ảnh chụp hoặc bản
vẽ mô tả loài thuỷ sản đề nghị cấp phép nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên
khoa học;
d) Bản thuyết minh
đặc tính sinh học của loài thuỷ sản đề nghị cấp phép nhập khẩu theo Mẫu số 05/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Giấy chứng nhận
nguồn gốc, xuất xứ của loài thủy sản đề nghị cấp phép nhập khẩu do cơ quan có
thẩm quyền nước xuất khẩu cấp. Tài liệu này là bản sao chụp mang theo bản gốc
để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực
trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện và kèm theo một (01) bản dịch
sang tiếng Việt được công chứng;
g) Kế hoạch quản lý,
giám sát thủy sản sống từ khi nhập khẩu, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, chế
biến đến tiêu thụ theo Mẫu 06/TS ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trình tự thực hiện
a) Thương nhân đề
nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống gửi hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều
này đến Tổng cục Thủy sản.
b) Trường hợp gửi hồ
sơ trực tiếp, Tổng cục thủy sản tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn ngay cho thương
nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định. Trường hợp nhận
hồ sơ qua đường bưu điện, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ những nội dung cần
chỉnh sửa, bổ sung (nếu có).
c) Trường hợp hồ sơ
đầy đủ theo quy định, đối với loài thủy sản chưa được đánh giá rủi ro, trong
thời hạn 12 (mười hai) ngày làm việc Tổng cục Thủy sản thành lập Hội đồng đánh
giá rủi ro và thực hiện đánh giá rủi ro. Hội đồng kết luận, kiến nghị các biện pháp
quản lý rủi ro phải thực hiện đối với loài thủy sản sống không có khả năng trở
thành vật dữ, xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại, đủ điều kiện nhập khẩu làm thực
phẩm.
d) Trong vòng 03 (ba)
ngày làm việc, kể từ khi có kết luận của Hội đồng đánh giá rủi ro, Tổng cục
Thủy sản xem xét cấp phép nhập khẩu (theo Mẫu số
04/TS ban hành kèm theo Thông tư này) đồng thời phê duyệt Kế hoạch quản lý,
giám sát lô hàng đối với loài thủy sản không có nguy cơ xâm hại, đủ điều kiện
nhập khẩu dùng làm thực phẩm (theo Mẫu số 06/TS
ban hành kèm theo Thông tư này).
đ) Những lần nhập
khẩu tiếp theo đối với thủy sản sống dùng làm thực phẩm đã có kết luận đánh giá
rủi ro không có nguy cơ xâm hại, đủ điều kiện nhập khẩu dùng làm thực phẩm,
trong vòng 03 (ba) ngày làm việc , kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản
3 Điều này, Tổng cục Thủy sản xem xét phê duyệt Kế hoạch quản lý, giám sát lô
hàng thủy sản sống và cấp phép nhập khẩu.
Thương nhân được phép
nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm ngay sau khi có Giấy phép nhập khẩu
của Tổng cục Thủy sản.
e) Trường hợp không
cấp phép nhập khẩu, Tổng cục Thuỷ sản thông báo bằng văn bản đến thương nhân đề
nghị nhập khẩu và nên rõ lý do
g) Tổng cục
Thủy sản cập nhật và ban hành Danh mục thủy sản sống đã được đánh giá rủi ro, thông
báo công khai trên website của Tổng cục Thủy sản và báo cáo Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
h) Giấy phép nhập khẩu
và Kế hoạch quản lý, giám sát lô hàng thủy sản sống nhập khẩu dùng làm thực phẩm
được Tổng cục Thủy sản cấp cho thương nhân đăng ký nhập khẩu, đồng thời gửi tới
cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương có lô hàng nhập khẩu để tổ chức
thực hiện giám sát.
5. Thời hạn hiệu lực
của giấy phép: Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm có giá trị
cho toàn bộ lô hàng và hiệu lực được ghi trong giấy phép theo từng giống, loài
thủy sản sống nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.
6. Cơ quan thực hiện:
Tổng cục Thủy sản
a) Nơi tiếp nhận hồ
sơ: Bộ phận “một cửa” Tổng cục Thuỷ sản.
b) Địa chỉ: Số 10 -
Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.
c) Điện thoại: 043.7245370.
Fax: 043.724.5120.
Điều 34. Nhập
khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản hoàn
chỉnh; nguyên liệu sản xuất sản phẩm xử lý , cải tạo môi trường dùng trong nuôi
trồng thủy sản (Sau đây gọi chung là sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng
trong nuôi trồng thủy sản)
1. Nhập khẩu không
phải xin phép:
a) Sản phẩm xử lý,
cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản đã có trong Danh mục được phép lưu hành
tại Việt Nam (đã được phép lưu hành) hoặc có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt
Nam, khi nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại cơ quan Hải quan và thực
hiện kiểm tra chất lượng theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Trường hợp sản phẩm chưa có trong danh mục được phép lưu hành
tại Việt Nam (chưa được phép lưu hành) thương nhân thực hiện thủ tục đăng ký
lưu hành sản phẩm trước khi nhập khẩu.
b) Sản phẩm xử lý,
cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản nêu tại Phụ
lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại
Phụ lục này, khi nhập khẩu, thương nhân chỉ phải làm thủ tục tại hải quan và
thực hiện kiểm tra chất lượng theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
2. Nhập khẩu phải xin
phép: Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản chưa có tên trong Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc chưa
có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (chưa được phép lưu hành)
hoặc chưa có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam (nhập khẩu để khảo nghiệm,
nghiên cứu, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, làm mẫu phân tích tại các phòng
thử nghiệm). Trình tự, thủ tục cấp phép thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản
4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều này và Điều
6 Thông tư này.
3. Hồ sơ đăng ký nhập
khẩu để khảo nghiệm:
a) Đơn đăng ký nhập
khẩu theo Mẫu số 07/TS ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Bản chính hoặc bản
sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm (Certificate of free
sale) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất cấp;
c) Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp hoặc Quyết định quy định chức năng
nhiệm vụ về nghiên cứu liên quan đến nuôi trồng thủy sản áp dụng đối với đơn vị
sự nghiệp công lập (chỉ nộp lần đầu);
d) Bản chính hoặc bản
sao chứng thực Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất đã được chứng nhận
GMP hoặc của cơ quan độc lập nước sản xuất;
đ) Bản sao chụp Văn
bản cho phép khảo nghiệm hoặc Đề cương khảo nghiệm đã được Tổng cục Thủy sản
phê duyệt.
4. Hồ sơ nhập khẩu để
nghiên cứu:
Ngoài thành phần hồ
sơ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều này cần bổ sung bản
chính hoặc bản sao chứng thực Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.
5. Hồ sơ nhập khẩu để
giới thiệu tại hội chợ, triển lãm
Ngoài thành phần hồ
sơ quy định tại điểm b, điểm d khoản 3 Điều này cần các thành phần hồ sơ như
sau:
a) Đơn đề nghị nhập
khẩu theo Mẫu số 08/TS ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Bản chính hoặc bản
sao chứng thực Văn bản chứng minh hoặc giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham
gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;
c) Bản sao chụp thông
tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ
tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản
phẩm;
d) Phương án xử lý
sản phẩm sau thời gian sử dụng để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.
6. Hồ sơ nhập khẩu để
làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm
Ngoài thành phần hồ
sơ quy định tại điểm điểm b, điểm d khoản 3 Điều này cần các thành phần hồ sơ
như sau:
a) Đơn đề nghị nhập
khẩu theo Mẫu số 09/TS ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Bản chính hoặc bản
sao chứng thực Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là
phòng thử nghiệm trong nước với một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp
hoặc cơ quan quản lý của nước xuất xứ, trong đó có cam kết sản phẩm nhập khẩu
là phi thương mại;
c) Bản sao chụp thông
tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: Tên các loại nguyên liệu, chỉ
tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản
phẩm.
Thành phần hồ sơ quy
định là bản chính hoặc bản sao chứng thực tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều này có
thể thay thế là bản sao chụp và cung cấp bản chính để đối chiếu.
7. Giấy phép nhập
khẩu theo Mẫu số 10/TS ban hành kèm theo Thông
tư này.
8. Thời hạn hiệu lực
của giấy phép: Giấy phép có giá trị tối đa 01 (một) năm kể từ ngày cấp và thể
hiện trên giấy phép nhập khẩu.
9. Cơ quan thực hiện:
Tổng cục Thủy sản.
a) Nơi tiếp nhận hồ
sơ: Bộ phận “một cửa” Tổng cục Thuỷ sản.
b) Địa chỉ: Số 10 -
Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.
c) Điện thoại: 043.7245370.
Fax: 043.724.5120.
d) Email: ntts@mard.gov.vn
Điều 35. Nhập
khẩu thức ăn thủy sản (bao gồm thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung thức ăn và nguyên
liệu sản xuất thức ăn thủy sản)
1. Nhập khẩu không
phải xin phép:
Thức ăn thủy sản đã
có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (đã được phép lưu hành) hoặc
có văn bản công nhận được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu, thương
nhân thực hiện thủ tục tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng
theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp
sản phẩm chưa có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam
(chưa được phép lưu hành) thương nhân phải làm thủ tục đăng ký lưu hành trước
khi nhập khẩu.
2. Nhập khẩu phải xin
phép:
Thức ăn thủy sản chưa
có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (chưa được lưu hành) hoặc chưa
có văn bản công nhận được phép lưu hành tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm,
nghiên cứu, giới thiệu tại hội chợ triển lãm, làm mẫu phân tích tại phòng thử
nghiệm. Trình tự, thủ tục cấp phép thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản
4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này và Điều 6 Thông tư này.
3. Hồ sơ đăng ký nhập
khẩu để khảo nghiệm:
a) Đơn đăng ký nhập
khẩu theo Mẫu số 07/TS ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Bản chính hoặc bản
sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm (Certificate of free
sale) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất cấp;
c) Bản sao chụp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp hoặc Quyết định quy định chức năng
nhiệm vụ liên quan đến nuôi trồng thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp
công lập (chỉ nộp lần đầu);
d) Bản tóm tắt đặc
tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản;
đ) Bản sao chụp Văn
bản cho phép khảo nghiệm hoặc Đề cương khảo nghiệm đã được Tổng cục Thủy sản
phê duyệt.
4. Hồ sơ nhập khẩu để
nghiên cứu:
Ngoài thành phần hồ
sơ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều này cần bổ sung bản
chính hoặc bản sao chứng thực Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.
5. Hồ sơ nhập khẩu để
giới thiệu tại hội chợ, triển lãm
Ngoài thành phần hồ
sơ quy định tại điểm b, điểm d khoản 3 Điều này cần các thành phần hồ sơ như
sau:
a) Đơn đề nghị nhập
khẩu theo Mẫu số 08/TS ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Bản chính hoặc bản
sao chứng thực Văn bản chứng minh hoặc giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham
gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;
c) Bản sao chụp thông
tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ
tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản
phẩm;
d) Phương án xử lý
sản phẩm sau thời gian sử dụng để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.
6. Hồ sơ nhập khẩu để
làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm
Ngoài thành phần hồ
sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này cần các thành phần hồ sơ như sau:
a) Đơn đề nghị nhập
khẩu theo Mẫu số 09/TS ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Bản chính hoặc bản
sao chứng thực Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là
phòng thử nghiệm trong nước với một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp
hoặc cơ quan quản lý của nước xuất xứ, trong đó có cam kết sản phẩm nhập khẩu
là phi thương mại;
c) Bản sao chụp thông
tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ
tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản
phẩm.
Hồ sơ quy định là bản
chính hoặc bản sao chứng thực tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều này có thể thay thế
là bản sao chụp và cung cấp bản chính để đối chiếu.
7. Giấy phép nhập
khẩu theo Mẫu số 10/TS ban hành kèm theo Thông
tư này.
8. Thời hạn hiệu lực
của giấy phép: Giấy phép có giá trị tối đa 01 (một) năm kể từ ngày cấp và thể
hiện trên giấy phép nhập khẩu.
9. Cơ quan thực hiện:
Tổng cục Thủy sản
a) Nơi tiếp nhận hồ
sơ: Bộ phận “một cửa” Tổng cục Thuỷ sản.
b) Địa chỉ: Số 10 -
Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.
c) Điện thoại: 043.7245370.
Fax: 043.724.5120.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 36.
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có
hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 03 năm 2015.
2. Thông tư này thay
thế Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP
ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương
mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán,
gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản.
Bãi bỏ Phụ lục 6, Phụ
lục 7, Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị
định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn
nuôi.
3. Trong quá trình
thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân, thương nhân phản
ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
-
Thủ tướng và các Phó Thủ tướng;
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
- UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp), Tổng cục Hải quan;
- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Công báo;
- Website: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT; CB (VT, TM).
|
BỘ
TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|