Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 82/2006/NĐ-CP quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tái xuất nhập nội từ biển quá cảnh nuôi sinh sản trưởng trồng cấy nhân tạo quý hiếm

Số hiệu: 82/2006/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 10/08/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2006

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TÁI XUẤT KHẨU, NHẬP NỘI TỪ BIỂN, QUÁ CẢNH, NUÔI SINH SẢN, NUÔI SINH TRƯỞNG VÀ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001;

Căn cứ Luật Thuỷ sản năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật (kể cả loài lai) hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, bao gồm:

a) Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục I, II và III của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây gọi là Công ước CITES).

b) Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Đối tượng áp dụng.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Loài dùng để chỉ bất kỳ một loài, một phân loài hay một quần thể động vật, thực vật cách biệt về mặt địa lý.

2. Loài lai là kết quả giao phối hay cấy ghép hai loài hoặc hai phân loài động vật hay thực vật với nhau.

3. Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES là giấy tờ do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

4. Giấy phép do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

5. Phụ lục của Công ước CITES bao gồm:

a) Phụ lục I là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe doạ tuyệt chủng, nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại.

b) Phụ lục II là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại những loài này không được kiểm soát.

c) Phụ lục III là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã mà một nước thành viên của Công ước CITES yêu cầu nước thành viên khác của Công ước CITES hợp tác để kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.

6. Động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm:

a) Nhóm I là danh mục những loài động vật, thực vật có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao; nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

b) Nhóm II là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng; hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

7. Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã (sau đây gọi là mẫu vật) là động vật, thực vật hoang dã còn sống hay đã chết, bộ phận, dẫn xuất dễ dàng nhận biết được có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoang dã.

8. Vì mục đích thương mại là những hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động xúc tiến thương mại mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nhằm mục đích lợi nhuận.

9. Không vì mục đích thương mại là những hoạt động trao đổi, dịch vụ vận chuyển mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã không nhằm mục đích lợi nhuận, bao gồm: phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm không vì mục đích thương mại, biểu diễn xiếc không vì mục đích thương mại; trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan quản lý CITES các nước.

10. Nhập nội từ biển là đưa vào lãnh thổ Việt Nam mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES được khai thác từ vùng biển không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.

11. Tái xuất khẩu là xuất khẩu mẫu vật đã được nhập khẩu trước đây.

12. Môi trường có kiểm soát là môi trường có sự quản lý của con người nhằm mục đích tạo ra những loài thuần chủng hoặc những cây lai, con lai, đảm bảo các điều kiện để ngăn ngừa sự xâm nhập hoặc phát tán của động vật, thực vật, trứng, giao tử, hợp tử, hạt, mầm, gen, dịch bệnh ra ngoài hoặc vào trong môi trường đó.

13. Trại nuôi sinh trưởng là nơi nuôi giữ con non, trứng của các loài động vật hoang dã từ tự nhiên để nuôi lớn, cho ấp nở thành các cá thể con trong môi trường có kiểm soát.

14. Trại nuôi sinh sản là nơi nuôi giữ động vật hoang dã để sinh đẻ ra các thế hệ kế tiếp trong môi trường có kiểm soát.

15. Cơ sở trồng cấy nhân tạo là nơi trồng, cấy từ hạt, hợp tử, mầm, ghép cành hoặc các cách nhân giống khác thực vật hoang dã trong môi trường có kiểm soát.

16. Nguồn giống sinh sản là cá thể động vật ban đầu được nuôi trong trại nuôi sinh sản để sản xuất ra các cá thể thế hệ kế tiếp. Việc khai thác nguồn giống sinh sản không được làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.

17. Cá thể thế hệ F1 là cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên hoặc hợp tử được hình thành từ tự nhiên.

18. Cá thể thế hệ F2 hoặc các thế hệ kế tiếp là cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát bởi cặp bố, mẹ được sinh ra trong môi trường có kiểm soát.

19. Vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình có nguồn gốc động vật, thực vật hoang dã là mẫu vật thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình.

20. Mẫu vật đồ lưu niệm là vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình có được ngoài quốc gia thường trú của chủ sở hữu mẫu vật. Mẫu vật là động vật sống không được coi là đồ lưu niệm.

21. Mẫu vật săn bắn là mẫu vật có được từ hoạt động săn bắn hợp pháp.

22. Mẫu vật tiền công ước là mẫu vật được quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES, có được trước ngày loài đó được đưa vào Phụ lục của Công ước CITES. Ngày có được mẫu vật là ngày thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Mẫu vật được đưa ra khỏi nơi sinh sống của chúng.

b) Mẫu vật được sinh ra trong môi trường có kiểm soát.

c) Chủ sở hữu có quyền sở hữu hợp pháp đối với mẫu vật.

23. Nước thành viên là quốc gia mà ở đó Công ước CITES có hiệu lực.

Chương 2:

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TÁI XUẤT KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ NHẬP NỘI TỪ BIỂN MẪU VẬT

Điều 3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật từ tự nhiên, quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES

1. Cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES vì mục đích thương mại.

2. Có giấy phép CITES, chứng chỉ CITES quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 15 Nghị định này khi:

a) Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES không vì mục đích thương mại, mẫu vật quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES, mẫu vật tiền Công ước.

b) Nhập nội từ biển mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES không vì mục đích thương mại, mẫu vật quy định tại Phụ lục II của Công ước CITES.

3. Mẫu vật là vật dụng cá nhân, hộ gia đình được miễn trừ giấy phép CITES, chứng chỉ CITES khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Mẫu vật được sử dụng không vì mục đích thương mại.

b) Tại thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu mang theo người hoặc là một phần của vật dụng hộ gia đình khi di chuyển giữa các nước.

c) Số lượng không vượt quá quy định của Công ước CITES, áp dụng đối với một số loài động vật, thực vật hoang dã.

Điều 4. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo, quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES

1. Có giấy phép CITES, chứng chỉ CITES quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 15 Nghị định này khi xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo.

2. Xuất khẩu mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Mẫu vật động vật từ thế hệ F2 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

b) Mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

c) Mẫu vật phải đư­­ợc đánh dấu theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

3. Xuất khẩu mẫu vật quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh sản: mẫu vật động vật từ thế hệ F1 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

b) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh trưởng: mẫu vật từ trại nuôi sinh trưởng đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

c) Đối với mẫu vật thực vật trồng cấy nhân tạo: mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

Điều 5. Điều kiện xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES

1. Cấm xuất khẩu mẫu vật các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; mẫu vật các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I-A theo quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích thương mại.

2. Có giấy phép quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này khi xuất khẩu mẫu vật các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm không vì mục đích thương mại; mẫu vật các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm I-A không vì mục đích thương mại; mẫu vật (trừ sản phẩm gỗ) các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm II-A.

3. Việc xuất khẩu sản phẩm gỗ thực hiện theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.

Điều 6. Điều kiện xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo

1. Có giấy phép quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này khi xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo.

2. Xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Mẫu vật động vật từ thế hệ F2 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.

b) Mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

c) Mẫu vật phải đư­­ợc đánh dấu theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

3. Xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh sản: mẫu vật động vật từ thế hệ F1 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.

b) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh trưởng: mẫu vật từ trại nuôi sinh trưởng đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.

c) Đối với mẫu vật thực vật trồng cấy nhân tạo: mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

Điều 7. Điều kiện xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không quy định tại các Điều 3, 4, 5 và 6 Nghị định này

Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép xuất khẩu cho mẫu vật không quy định tại các Điều 3, 4, 5 và 6 Nghị định này khi có yêu cầu, phù hợp với quy định của nước nhập khẩu. Giấy phép theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này.

Điều 8. Quá cảnh mẫu vật các loài động vật hoang dã còn sống

Việc vận chuyển quá cảnh mẫu vật là động vật hoang dã còn sống qua lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chấp nhận bằng văn bản theo quy định tại Điều 20 Nghị định này; phải thực hiện kiểm dịch động vật và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan.

Chương 3:

NUÔI SINH SẢN, NUÔI SINH TRƯỞNG, TRỒNG CẤY NHÂN TẠO CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

Điều 9. Trách nhiệm quản lý nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm

1. Cơ quan Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan Kiểm lâm tỉnh) có trách nhiệm quản lý, xác nhận năng lực sản xuất của các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (trừ các loài thuỷ sinh) quy định tại Nghị định này. Những địa phương không có cơ quan kiểm lâm thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện trách nhiệm này.

2. Cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý, xác nhận năng lực sản xuất của các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thuỷ sinh. Những địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thì sở quản lý chuyên ngành về thuỷ sản thực hiện trách nhiệm này.

Điều 10. Điều kiện về trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES

1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật phải có các điều kiện sau đây:

a) Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi.

b) Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát.

c) Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên.

d) Bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.

đ) Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.

e) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại phải được cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định này cho phép.

2. Cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật phải có các điều kiện sau đây:

a) Cơ sở được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài cây trồng và năng lực sản xuất của cơ sở trồng cấy nhân tạo.

b) Cơ sở trồng cấy nhân tạo phải được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận việc trồng cấy nhân tạo không ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.

c) Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật trồng cấy nhân tạo, chăm sóc cây trồng và ngăn ngừa dịch bệnh.

Điều 11. Đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ư­­ớc CITES

1. Trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ư­­ớc CITES phải đăng ký với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam để gửi hồ sơ đăng ký cho Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế xem xét, phê duyệt. Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại các Phụ biểu 3-A và Phụ biểu 3-B kèm theo Nghị định này. Cơ quan quản lý CITES uỷ quyền cho cơ quan quản lý quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 9 Nghị định này tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký.

 2. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm tỉnh; trường hợp ở địa phương không có cơ quan kiểm lâm thì đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định. Đối với các loài thuỷ sinh, đăng ký với cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp ở địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thì đăng ký với sở quản lý chuyên ngành về thuỷ sản. Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại các Phụ biểu 4-A và Phụ biểu 4-B kèm theo Nghị định này. Vào tháng 11 hàng năm cơ quan tiếp nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại khoản này có trách nhiệm báo cáo với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam tình hình đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo tại địa phương.

3. Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo.

a) Đối với trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ư­­ớc CITES thời hạn như sau:

- Chậm nhất là 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES, cơ quan quản lý quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 9 Nghị định này phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ đăng ký và gửi hồ sơ đã thẩm định cho Cơ quan quản lý CITES. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ phải thông báo lý do từ chối cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo.

- Chậm nhất là 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đã được thẩm định, Cơ quan quản lý CITES phải xem xét, gửi hồ sơ đăng ký cho Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế để xem xét, chấp nhận. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan quản lý CITES phải thông báo lý do từ chối cho cơ quan thẩm định hồ sơ và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo.

- Chậm nhất là 5 ngày làm việc sau khi nhận được ý kiến chấp nhận của Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phải cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký. Mẫu chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại Phụ biểu 5 kèm theo Nghị định này. Cơ quan quản lý CITES thông báo cho cơ quan quản lý quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 9 Nghị định này về kết quả đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo để quản lý.

b) Đối với trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES, chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại các Phụ biểu 4-A và Phụ biểu 4-B kèm theo Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo động vật, thực vật quy định tại khoản 2 Điều này phải tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký. Mẫu chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại Phụ biểu 5 kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, phải thông báo lý do từ chối tiếp nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo.

Điều 12. Điều kiện và đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES

1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này.

2. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm tỉnh; trường hợp ở địa phương không có cơ quan kiểm lâm thì đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định. Đối với các loài thuỷ sinh đăng ký với cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp ở địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thì đăng ký với sở quản lý chuyên ngành về thuỷ sản. Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản quy định tại các Phụ biểu 3-B (đối với động vật hoang dã thuộc Nhóm I B); hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng quy định tại Phụ biểu 4-B (đối với động vật hoang dã thuộc Nhóm II B) kèm theo Nghị định này.

3. Cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm:

a) Đối với loài cây gỗ, phải đăng ký rừng trồng tại hạt kiểm lâm sở tại theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

b) Đối với các loài thực vật không phải cây gỗ, phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm tỉnh; trường hợp ở địa phương không có cơ quan kiểm lâm thì đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định. Hồ sơ đăng ký quy định tại các Phụ biểu 3-A (đối với thực vật hoang dã thuộc Nhóm I A) và Phụ biểu 4-A (đối với thực vật hoang dã thuộc Nhóm II A) kèm theo Nghị định này.

Chương 4:

CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ CƠ QUAN KHOA HỌC CITES VIỆT NAM

Điều 13. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập, có Giám đốc và các Phó giám đốc, Văn phòng thường trực (gọi là Văn phòng CITES Việt Nam) đặt tại Cục Kiểm lâm và các Chi nhánh Văn phòng CITES Việt Nam tại miền Trung và miền Nam. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam được sử dụng con dấu riêng.

Văn phòng CITES Việt Nam có các bộ phận thực thi, thông tin tuyên truyền và đào tạo, cấp phép, quản lý các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo và quan hệ quốc tế.

2. Nhiệm vụ của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam:

a) Đại diện cho Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện các quyền và nghĩa vụ của nước thành viên Công ước CITES.

b) Chủ trì, phối hợp với các Cơ quan khoa học CITES và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực thi Công ước CITES tại Việt Nam.

c) Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về Công ước CITES.

d) Đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

đ) Công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES, được thay đổi sau Hội nghị các nước thành viên.

e) Cấp, thu hồi chứng chỉ CITES, giấy phép CITES, giấy phép xuất, nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

g) Đăng ký với Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế các trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES đủ điều kiện xuất khẩu.

h) Kiểm tra các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo vì mục đích thương mại; các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị định này.

i) Hướng dẫn xử lý mẫu vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES bị tịch thu theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước CITES.

k) Phối hợp với các bên có liên quan tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan theo quy định của Công ước CITES và pháp luật Việt Nam.

3. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam được kiểm tra hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm tại nhà ga hàng không, nhà ga đường sắt, cảng biển, khu vực cửa khẩu.

4. Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ cho hoạt động của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

Điều 14. Cơ quan khoa học CITES Việt Nam

1. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu Hải sản thuộc Bộ Thuỷ sản và Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là các Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.

2. Nhiệm vụ của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam:

a) Tư vấn khoa học cho Cơ quan quản lý CITES, các cơ quan quản lý liên quan về các vấn đề sau:

- Thực trạng quần thể, vùng phân bố, mức độ nguy cấp, quý, hiếm của các loài động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên.

- Cấp giấy phép CITES, chứng chỉ CITES xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

- Tên khoa học các loài động vật, thực vật, giám định mẫu vật động vật, thực vật hoang dã.

- Trung tâm cứu hộ, chăm sóc mẫu vật sống, nơi sinh sống phù hợp để thả động vật hoang dã bị tịch thu.

- Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã; thẩm định các dự án về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã.

b) Được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam uỷ quyền để kiểm tra các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật.

c) Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến việc thực thi Công ước CITES.           

d) Soạn thảo tài liệu khoa học, các đề xuất liên quan đến việc thực thi Công ước CITES; chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu của Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế.

3. Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và quốc tế hỗ trợ cho hoạt động của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.

Chương 5:

GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ

Điều 15. Các loại giấy phép, chứng chỉ

 1. Giấy phép CITES quy định tại Phụ biểu 2-A kèm theo Nghị định này áp dụng cho các mẫu vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES. Giấy phép CITES phải được ghi đầy đủ, dán tem CITES và đóng dấu của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

2. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm quy định tại Phụ biểu 2-B kèm theo Nghị định này áp dụng cho mẫu vật lưu niệm quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm phải được ghi đầy đủ, có chữ ký, họ và tên của chủ trại nuôi, cơ sở trồng cấy nhân tạo.

3. Chứng chỉ tiền Công ước quy định tại Phụ biểu 2-C kèm theo Nghị định này áp dụng cho các mẫu vật tiền Công ước.

4. Giấy phép quy định tại Phụ biểu 2-D kèm theo Nghị định này áp dụng cho mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Giấy phép phải được ghi đầy đủ, đóng dấu của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

Điều 16. Cấp và quản lý giấy phép, chứng chỉ

1. Chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phải cấp giấy phép, chứng chỉ. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan quản lý CITES phải thông báo lý do từ chối tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ.

2. Thời hạn có hiệu lực tối đa của giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu là 6 tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập khẩu là 12 tháng, kể từ ngày được cấp.

3. Mỗi lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu phải có một bản gốc giấy phép, chứng chỉ kèm theo. Phải xuất trình giấy phép, chứng chỉ khi xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật hoặc khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

4. Nghiêm cấm các hành vi làm giả, sửa chữa, sang nhượng giấy phép, chứng chỉ.

5. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thu hồi giấy phép, chứng chỉ trong các trường hợp sau đây:

a) Giấy phép, chứng chỉ được cấp không đúng theo quy định.

b) Giấy phép, chứng chỉ được sử dụng sai mục đích.

c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy phép, chứng chỉ có hành vi vi phạm quy định của Công ước CITES, pháp luật Việt Nam.

d) Trường hợp giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực: trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải gửi trả lại giấy phép, chứng chỉ cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

6. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chịu trách nhiệm ấn hành, cấp giấy phép, chứng chỉ quy định tại Điều 15 Nghị định này.

Điều 17. Hồ sơ cấp giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật

1. Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật vì mục đích thương mại:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

b) Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành.

2. Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại:

a) Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao.

- Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

- Bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành.

- Bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES.

b) Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc không vì mục đích thương mại:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ CITES theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

- Quyết định cử đi tham dự triển lãm, biểu diễn xiếc ở nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.

- Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp hoặc bản sao giấy phép nhập khẩu (đối với trường hợp tái xuất khẩu).

- Bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES.

3. Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật săn bắn:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép CITES, chứng chỉ CITES theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

- Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc bản sao giấy phép, chứng chỉ mẫu vật săn bắn do cơ quan có thẩm quyền của nước có liên quan cấp.

4. Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật tiền Công ước:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép CITES, chứng chỉ CITES theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị đinh này.

- Hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền Công ước hoặc bản sao giấy phép CITES nhập khẩu (đối với trường hợp tái xuất khẩu).

Điều 18. Hồ sơ cấp giấy phép, chứng chỉ nhập khẩu mẫu vật

1. Nhập khẩu mẫu vật vì mục đích thương mại:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

b) Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu cấp đối với mẫu vật thuộc các Phụ lục của Công ước CITES.

c) Trường hợp nhập khẩu mẫu vật là động vật, thực vật hoang dã còn sống phải có giấy tờ sau đây:

- Xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc của cơ quan kiểm lâm tỉnh hoặc của cơ quan quản lý chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định ở địa phương không có cơ quan kiểm lâm. Đối với các loài thuỷ sinh, có xác nhận của cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc sở quản lý chuyên ngành về thuỷ sản ở địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

- Xác nhận của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu tới môi trường và việc bảo tồn các loài động vật, thực vật trong nước đối với trường hợp loài động vật, thực vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam.

2. Nhập khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại:

a) Nhập khẩu mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

- Bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận về quà biếu, tặng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Bản sao giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp đối với mẫu vật quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES.

b) Nhập khẩu mẫu vật triển lãm, biễu diễn xiếc không vì mục đích thương mại:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

- Giấy mời tham gia triển lãm hoặc biểu diễn xiếc của cơ quan có thẩm quyền.

- Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu đối với mẫu vật quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES.

3. Nhập khẩu mẫu vật săn bắn:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép CITES theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

- Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận mẫu vật săn bắn do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.

4. Nhập khẩu mẫu vật tiền Công ước:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

- Hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền Công ước hoặc bản sao giấy phép, chứng chỉ của nước xuất khẩu cấp.

Điều 19. Hồ sơ cấp giấy phép nhập nội từ biển mẫu vật quy định tại các Phụ lục I, II của Công ước CITES

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

2. Văn bản chấp thuận của cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Trung ương.

3. Trường hợp nhập nội từ biển mẫu vật là động vật, thực vật hoang dã còn sống phải có giấy tờ sau đây:

a) Xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc của cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc sở quản lý chuyên ngành về thuỷ sản ở địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

b) Xác nhận của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam về việc nhập nội mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu tới môi trường và việc bảo tồn các loài động vật, thực vật trong nước đối với trường hợp loài động vật, thực vật đó lần đầu tiên được nhập nội vào Việt Nam.

Điều 20. Hồ sơ đề nghị vận chuyển quá cảnh mẫu vật là động vật sống

1. Đơn đề nghị vận chuyển quá cảnh mẫu vật theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

2. Bản sao giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp.

3. Bản sao hợp đồng vận chuyển quá cảnh.

Điều 21. Cấp chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm

1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo trực tiếp cấp chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm do Cơ quan quản lý CITES ấn hành cho khách hàng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Mẫu vật lưu niệm do trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo sản xuất.

b) Có mã số do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này cấp.

c) Đăng ký với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam về mẫu mã, biểu tượng, nhãn mác mẫu vật là đồ lưu niệm do mình sản xuất ra.

2. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm chỉ cấp cho các sản phẩm hoàn chỉnh tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm. Mỗi chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật là đồ lưu niệm cấp tối đa 4 mẫu vật cho một khách hàng.

3. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chịu trách nhiệm in ấn, phát hành chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm cho các trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo có nhu cầu.

4. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo phải chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm theo quy định tại Nghị định này.

Điều 22. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước

1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

2. Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật (hoá đơn mua bán, giấy phép khai thác, giấy phép nhập khẩu).

Điều 23. Trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy phép CITES, chứng chỉ CITES, giấy phép xuất khẩu động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam

1. Cung cấp đầy đủ thông tin cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đối với mẫu vật.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng giấy phép, chứng chỉ. Thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

3. Thanh toán chi phí in ấn giấy phép, chứng chỉ; chi phí đánh dấu mẫu vật; chi phí giám định, định loại mẫu vật.

Điều 24. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc giám sát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu động vật hoang dã

1. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật có trách nhiệm xác nhận số lượng mẫu vật thực tế xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vào giấy phép, chứng chỉ quy định tại Điều 15 Nghị định này, ghi số hiệu và ngày, tháng, năm của giấy phép, chứng chỉ vào tờ khai hải quan; gửi bản sao giấy phép, chứng chỉ đã xác nhận trong mỗi quý vào tuần đầu của quý tiếp theo cho Cơ quan quản lý CITES.

2. Các cơ quan chức năng quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này theo thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam về các vụ vi phạm liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

Chương 6:

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 25. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

1. Các cơ quan: Kiểm lâm, Hải quan, Công an, Bộ đội Biên phòng, Thuế, Quản lý thị trường, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật, Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Bảo vệ môi trường theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

2. Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES được xử lý như mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES được xử lý như mẫu vật động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp quy định của Công ước CITES về xử lý mẫu vật động vật, thực vật hoang dã thuộc các Phụ lục của Công ước khác với quy định của pháp luật Việt Nam thì áp dụng quy định của Công ước.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh và nhập nội từ biển quy định tại Nghị định này thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Xử lý mẫu vật

1. Việc tạm lưu giữ động vật sống trong khi chờ quyết định xử lý phải đảm bảo an toàn cho người và có điều kiện phù hợp về quản lý, chăm sóc động vật.

2. Các mẫu vật mà cơ quan kiểm dịch xác nhận là bị bệnh, có khả năng gây thành dịch bệnh nguy hiểm phải tiêu huỷ ngay. Việc tiêu huỷ được tiến hành theo các quy định hiện hành của pháp luật về thú y, kiểm dịch thực vật.

3. Xử lý mẫu vật tịch thu:

 a) Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam xem xét, quyết định về việc trả lại mẫu vật cho nước xuất xứ đối với mẫu vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES xác định được nước xuất xứ.

 b) Đối với các mẫu vật vi phạm trong các trường hợp khác, bao gồm trường hợp quy định tại điểm a khoản này hoặc trường hợp cơ quan hải quan, các ngành chức năng phát hiện bắt giữ, tịch thu các vật phẩm, tang vật vi phạm tại các cửa khẩu hoặc trên các tuyến biên giới (đất liền và trên biển), mà nước xuất xứ không nhận nhưng không có nơi cất trữ đảm bảo thì lập biên bản chuyển giao cho cơ quan kiểm lâm hoặc cơ quan kiểm dịch động vật, thực vật gần nhất để xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Công ước CITES.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này theo thẩm quyền.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Điều 28. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
 cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh,
 thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
 Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
 Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN.

TM. CHÍNH PHỦ
 THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

THE GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 82/2006/ND-CP

Hanoi, August 10, 2006

DECREE

ON MANAGEMENT OF EXPORT, IMPORT, RE-EXPORT, INTRODUCTION FROM THE SEA, TRANSIT, BREEDING, REARING AND ARTIFICIAL PROPAGATION OF ENDANGERED SPECIES OF PRECIOUS AND RARE WILD FAUNA AND FLORA

THE GOVERNMENT

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope and application subjects

1. Governing scope

This Decrees provides for the export, import, re-export, introduction from the sea, transit, breeding, rearing, artificial culture of endangered precious and rare wild fauna and flora species (including hybrid species), including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The specimens of endangered species of precious and rare wild fauna and flora as provided for by Vietnamese law.

2. Subjects of application

This Decree shall apply to state agencies, domestic organizations, households and individuals, foreign organizations and individuals, overseas Vietnamese, that are involved in the export, import, re-export, introduction from the sea, transit, breeding, rearing, artificial propagation of specimens of endangered species of precious and rare wild fauna and flora in the Vietnamese territory.

In cases where treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contain provisions different from the provisions of this Decree, the provisions of such treaties shall apply.

Article 2.- Interpretation of terms

In this Decree, the following terms shall be construed as follows:

1. Species are used to indicate any species, class or population of geographically separated fauna or flora.

2. Hybrid species are the outcomes of mating or grafting of two species or two classes of fauna or flora.

3. CITES permits, CITES certificates are papers issued by CITES Management Authority of Vietnam for export, import, re-export, introduction from the sea of specimens of fauna and/or flora species defined in Appendices to CITES.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Appendices to CITES include:

a/ Appendix I is the list of wild fauna and flora species which are in danger of extinction and the natural specimens of which are banned from export, import, re-export, introduction from the sea and transit for commercial purposes.

b/ Appendix II is the list of wild fauna and flora species which are yet in danger of extinction but may be subject to extinction if the export, import, re-export, introduction from the sea and transit of the natural specimens thereof for commercial purposes are not controlled.

c/ Appendix III is the list of wild fauna and flora species the export, import or re-export of which is controlled as requested by a member country of the CITES Convention in combination with other CITES member countries for commercial purposes.

6. Endangered precious and rare fauna and flora species under the provisions of Vietnamese law shall include:

a/ Group I is the list of fauna and flora species of special scientific or environmental value or high economic value, with only few populations existing in nature or being in high danger of extinction; which are strictly banned from exploitation or use for commercial purposes.

b/ Group II is the list of wild fauna and flora species of scientific or environmental values or high economic value, with few groups existing in nature or being in high danger of extinction; which are subject to restriction on exploitation and use for commercial purposes.

7. Specimens of wild fauna or flora species (hereinafter called specimens) means living or dead wild animals or plants, parts or derivatives thereof, which are easily recognized as having originated from wild animals or plants.

8. Activities for commercial purposes mean activities of exchanging goods or services or promoting trade in specimens of wild fauna and/or flora species for profits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Introduction from the sea means the introduction into the Vietnamese territory of specimens of wild fauna and/or flora species defined in Appendices to CITES, which are exploited from sea areas not under the jurisdiction of any state.

11. Re-export means the export of previously imported specimens.

12. The controlled environment means the environment managed by humans for the purposes of creating purebred species or hybrid plants or animals, satisfying the conditions to prevent the encroachment or dispersion of fauna, flora, eggs, gametes, zygotes, seeds, sprouts, genes, epidemics out of or into such environment.

13. Rearing farms are places where natural broods and eggs of wild fauna species are kept for growth or hatchery into individual animals in a controlled environment.

14. Breeding farms are places where wild animals are raised in captivity for reproducing animals of successive generations in a controlled environment.

15. Artificial propagation establishments are places where wild plants are grown from seeds, zygotes, sprouts, grafts or by other propagation methods in a controlled environment.

16. Reproductive breeds are individual animals initially raised in breeding farms to reproduce individuals of successive generations. The exploitation of reproductive breed sources must not affect the survival of such species in nature.

17. Individuals of F1 generation means those reproduced in a controlled environment where at least their fathers or mothers are exploited from the nature or zygotes are formed from the nature.

18. Individuals of F2 generation or successive generations mean those reproduced in a controlled environment by fathers and mothers, which were reproduced from a controlled environment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



20. Souvenir specimens means personal items or household utensils acquired outside the country of specimen owners’ residence. Specimens being living animals shall not be regarded as souvenirs.

21. Hunting specimens are those acquired from lawful hunting.

22. Pre-convention specimens are those defined in Appendices to CITES, which are acquired before such species were included in the Appendices to CITES. The date of acquiring specimens shall fall into one of the following cases:

a/ The specimens are taken out of their habitats.

b/ The specimens are reproduced in controlled environments.

c/ The owners possess the lawful ownership of the specimens.

23. Member countries mean nations where CITES takes effect.

Chapter II

EXPORT, IMPORT, RE-EXPORT, TRANSIT AND INTRODUCTION FROM THE SEA OF SPECIMENS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Prohibiting the export, import, re-export, introduction from the sea of the specimens defined in the Appendices to CITES for commercial purposes.

2. Possessing CITES permits, CITES certificates as provided for in Clauses 1, 2 and 3, Article 15 of this Decree when:

a/ Exporting, importing, re-exporting the specimens defined in Appendix I to CITES not for commercial purposes, the specimens defined in Appendices II and III to CITES, the pre-Convention specimens.

b/ Introducing from the sea the specimens defined in Appendix I to CITES not for commercial purposes, the specimens defined in Appendix II to CITES.

3. Specimens being personal items, household utensils shall be exempt from CITES permits, CITES certificates when satisfying the following conditions:

a/ The specimens are used not for commercial purposes.

b/ At the time of export or import, they are carried along by people or are parts of household utensils upon movement from country to country.

c/ Their quantity does not exceed the limits set by CITES, applicable to a number of species of wild animals and plants.

Article 4.- Conditions on export, import, re-export of specimens of breeding, rearing, artificial propagation, which are defined in the Appendices to CITES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Exporting the specimens defined in Appendix I to CITES and having originated from breeding, artificial propagation, which must satisfy the following conditions:

a/ Fauna specimens of generation F2 onward, which are reproduced in rearing farms registered under the provisions of Clause 1, Article 11 of this Article.

b/ Flora specimens from artificial propagation establishments already registered under the provisions of Clause 1, Article 11 of this Decree.

c/ The specimens must be marked under the guidance of CITES Management Authority of Vietnam.

3. The export of specimens defined in Appendices II and III to CITES and having originated from breeding, rearing, artificial propagation must satisfy the following conditions:

a/ For specimens of bred animals: The specimens of animals of F1 generation onward, which were reproduced at rearing farms already registered under the provisions of Clause 2, Article 11 of this Decree.

b/  For specimens of reared animals: The specimens from rearing farms already registered under the provisions of Clause 2, Article 11 of this Decree.

c/ For specimens of artificially propagated plants: The specimens of plants from artificial propagation establishments already registered under the provisions of Clause 2, Article 11 of this Decree.

Article 5.- Conditions on export of endangered precious and rare specimens from nature, as provided for by Vietnamese law, not defined in the Appendices to CITES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Possessing the permits defined in Clause 4, Article 15 of this Decree upon the export of specimens of endangered precious and rare wild fauna species not for commercial purposes; specimens of endangered precious and rare forest flora species of Group I-A not for commercial purposes; specimens (excluding wood products) of endangered precious and rare forest flora species of Group II-A.

3. The export of wood products shall comply with Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23, 2006, detailing the implementation of the Commercial Law regarding activities of international trade in goods and activities of goods sale and purchase agency, processing and transit with foreign countries.

Article 6.- Conditions on export of endangered precious and rare specimens prescribed by Vietnamese law, not defined in the Appendices to CITES and having originated from breeding, rearing, artificial propagation

1. Possessing the permits defined in Clause 4, Article 15 of this Decree upon the export of endangered precious and rare specimens prescribed by Vietnamese law and having originated from breeding, rearing, artificial propagation.

2. The export of endangered precious and rare specimens of Group I under the provisions of Vietnamese law and having originated from breeding, artificial propagation must satisfy the following conditions:

a/ Specimens of animals of F2 generation onward, which are reproduced at rearing farms already registered under the provisions of Clause 2, Article 12 of this Decree.

b/ Specimens of plants from artificial propagation establishments already registered under the provisions of Clause 3, Article 12 of  this Decree.

c/ The specimens must be marked under the guidance of CITES Management Authority of Vietnam.

3. The export of endangered precious and rare specimens of Group II, prescribed by Vietnamese law and having originated from breeding, rearing, artificial propagation must satisfy the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ For specimens of reared animals: The specimens from rearing farms already registered under the provisions of Clause 2, Article 12 of this Decree.

c/ For specimens of artificially propagated plants: The specimens from artificial propagation establishments already registered under the provisions of Clause 3, Article 12 of this Decree.

Article 7.- Conditions on export, re-export of specimens not defined in Articles 3, 4, 5 and 6 of this Decree

CITES Management Authority of Vietnam shall issue permits for export of specimens not defined in Articles 3, 4, 5 and 6 of this Decree upon requests, in accordance with the law of importing countries. The permits shall comply with the provisions of Clause 4, Article 15 of this Decree.

Article 8.- Transit of specimens being living wild animal species

The transit of specimens being living wild animals through the territory of the Socialist Republic of Vietnam must be approved in writing by CITES Management Authority of Vietnam as provided for in Article 20 of this Decree; must be subject to animal quarantine and comply with the provisions of Vietnamese law on customs.

Chapter III

BREEDING, REARING, ARTIFICIAL PROPAGATION OF ENDANGERED PRECIOUS AND RARE WILD FAUNA AND FLORA SPECIES

Article 9.- Responsibility to manage the breeding, rearing and artificial propagation of endangered precious and rare fauna and flora species

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Provincial/municipal aquatic resource-protecting agencies have the responsibility to manage and certify the production capacity of farms for breeding, farms for rearing and establishments for artificial propagation of aquatic species. For localities where exist no aquatic resource-protecting agencies, the services specialized in management of fisheries shall perform this responsibility.

Article 10.- Conditions on farms for breeding, farms for rearing and establishments for artificial propagation of wild fauna and flora species defined in the Appendices to the CITES

1. Animal-breeding farms, animal-rearing farms must satisfy the following conditions:

a/ Cages and farms are constructed in suitability to the characteristics of  the reared species and the production capacity of the farms.

b/ Registering the farms for breeding of animal species which have been certified in writing by CITES scientific bodies of Vietnam as having the capability to reproduce many successive generations in the controlled environment.

c/ Registering the farms for breeding of animal species, the breeding of which has been certified in writing by CITES scientific bodies of Vietnam as having not affected the conservation of such species in nature.

d/ Ensuring safety for humans and environmental sanitation under the State’s regulations.

e/ Having professionals meeting the requirements of management and techniques of breeding, rearing and tending the reared species and preventing diseases and epidemics.

f/ Organizations, households and individuals exploiting broods and/or eggs from the nature for breeding, hatchery for commercial purposes must obtain permission from the management bodies defined in Article 9 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The establishments are constructed in suitability with the characteristics of the cultivated plant species and the production capacity of the artificial propagation establishments.

b/ The artificial propagation establishments must be certified by CITES scientific bodies of Vietnam that the artificial propagation shall not affect the survival of such species in nature.

c/ Having professionals meeting the requirements of management and techniques of artificial propagation and tending of cultivated plants and prevention of diseases and epidemics.

Article 11.- Registering farms for breeding, farms for rearing and establishments for artificial propagation of wild animal and/or plant species defined in the Appendices to CITES

1. Farms for breeding, establishments for artificial propagation of wild fauna and/or flora species defined in Appendix I to CITES must be registered with CITES Management Authority of Vietnam for forwarding the registration dossiers to the Secretariat of CITES International for consideration and approval. The dossiers for registration of breeding farms, artificial propagation establishments are specified in Appendix 3-A and Appendix 3-B to this Decree (not printed herein). CITES Management Authority shall authorize the management agencies defined in Clauses 1 and 2, Article 9 of this Decree to receive and evaluate the registration dossiers.

2. The farms for breeding, farms for rearing and establishments for artificial propagation of wild fauna and/or flora species defined in Appendices II and III to CITES must be registered with provincial forest management offices; where forest management offices are not available in localities, the registration shall be made with the specialized management agencies designated by the Ministry of Agriculture and Rural Development. For aquatic species, the registration shall be made with the provincial/municipal aquatic resource-protecting agencies; where the aquatic resource-protecting agencies are not available in localities, the registration shall be made with the specialized fisheries management bodies. The dossiers for registration of breeding farms, rearing farms and artificial propagation establishments are specified in Appendix 4-A and Appendix 4-B to this Decree (not printed herein). Annually in November, the agencies receiving dossiers for registration of breeding farms, rearing farms or artificial propagation establishments, defined in this Clause, shall have to report to CITES Management Authority of Vietnam on the situation of registration of breeding farms, rearing farms and artificial propagation establishments in localities.

3. Time limits for issue of certificates of registration of breeding farms, rearing farms or artificial propagation establishments

a/ For farms for breeding and establishments for artificial propagation of wild fauna and/or flora species defined in Appendix I to CITES, the time limits shall be as follows:

- Within 15 working days after the receipt of dossiers for registration of farms for breeding or establishments for artificial propagation of wild fauna and/or flora species defined in Appendix I to CITES, the management agencies defined in Clauses 1 and 2, Article 9 of this Decree must complete the appraisal of the registration dossiers and send the appraised dossiers to the CITES Management Authority. In case of refusal, the dossier appraisal agencies must notify the reasons therefor to organizations, households or individuals applying for registration of breeding farms or artificial propagation establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Within 5 working days after the receipt of approval of the Secretariat of CITES International, CITES Management Authority of Vietnam must issue registration certificates to breeding farms or artificial propagation establishments defined in Appendix 5 to this Decree (not printed herein). The CITES Management Authority shall notify the management agencies defined in Clauses 1 and 2, Article 9 of this Decree of the results of registration of breeding farms and artificial propagation establishments for management.

b/ For farms breeding, farms rearing and establishments artificially propagating wild fauna and/or flora species defined in Appendices II and III to CITES, within 15 working days after the receipt of complete dossiers specified in Appendix 4-A and Appendix  4-B to this Decree (not printed herein), the agencies receiving dosiers for registration of breeding farms, rearing farms or artificial propagation establishments, defined in Clause 2 of this Article,  must proceed with the appraisal and issue registration certificates to the registered breeding farms, rearing farms and artificial propagation establishments. The registration certificate forms are specified in Appendix 5 to this Decree (not printed herein). In case of refusal, they must notify the reasons therefor to organizations, households and individuals applying for registration of breeding farms, rearing farms or artificial propagation establishments.

Article 12.- Conditions on, and registration of, farms for breeding, farms for rearing or establishment artificially propagating endangered precious and rare fauna and/or flora species defined by Vietnamese law, not defined in the Appendices to CITES

1. Farms for breeding and farms for rearing endangered precious and rare wild fauna species prescribed by Vietnamese law must satisfy the conditions set in Clause 1, Article 10 of this Decree.

2. Farms for breeding and farms for rearing endangered precious and rare wild fauna species prescribed by Vietnamese law must be registered with provincial forest management offices; where forest management offices are not available in localities, the registration shall be made with specialized management agencies designated by the Ministry of Agriculture and Rural Development. For aquatic species, the registration shall be made with provincial/municipal aquatic resource-protecting agencies; where the aquatic resource-protecting agencies are not available in localities, the registration shall be made with specialized fisheries management services. Dossiers for registration of breeding farms are specified in Appendix 3-B (for wild animals of Group I B); the dossiers for registration of breeding farms, rearing farms are specified in Appendix 4-B (for wild animals of Group II-B) to this Decree (not printed herein).

3. Establishments for artificial propagation of endangered precious and rare flora species:

a/ For timber trees, the planted forests must be registered with local forest management sub-departments according to the provisions of law on forest protection and development.

b/ For non-timber flora species, the registration must be made with provincial forest management offices; where forest management offices are not available in localities, the registration shall be made with specialized management bodies designated by the Ministry of Agriculture and Rural Development. The registration dossiers are specified in Appendix 3-A (for wild plants of Group I-A) and Appendix 4-A (for wild plants of Group II-A) to this Decree (not printed herein).

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- CITES Management Authority of Vietnam

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall be answerable to the Government for the operation of CITES Management Authority of Vietnam. CITES Management Authority of Vietnam is set up by the Ministry of Agriculture and Rural Development and composed of director and deputy-directors, the permanent office (called CITES Vietnam Office) located at the Forest Management Department and CITES Vietnam branches in Central and Southern Vietnam. CITES Management Authority of Vietnam is entitled to use its own seal.

The CITES Vietnam Office is composed of sections for enforcement, information, propaganda and training, permit issuance, management of breeding farms, rearing farms and artificial propagation establishments and for international relations.

2. Tasks of CITES Management Authority of Vietnam:

a/ To represent the Socialist Republic of Vietnam Government in exercising the rights and performing the duties of CITES member countries.

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the CITES scientific bodies and relevant agencies and organizations in the CITES enforcement in Vietnam.

c/ To organize information and propaganda activities to raise the awareness of CITES.

d/ To propose the amendment and supplementation of lists of wild fauna and/or flora species defined in the Appendices to CITES.

e/ To announce lists of wild fauna and flora species defined in the Appendices to CITES, which are amended after conferences of member countries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ To register with the Secretariat of the CITES International the farms for breeding and establishments for artificial propagation of wild fauna and flora species defined in Appendix I to CITES, which fully meet the export conditions.

h/ To inspect commercial breeding farms, commercial rearing farms and artificial propagation establishments; activities of exporting, importing, re-exporting, importing from seas and transiting endangered precious and rare wild fauna and/or flora species under the provisions of this Decree.

i/ To guide the handling of specimens defined in the Appendices to CITES, which are confiscated under Vietnamese law and CITES.

j/ To coordinate with the concerned parties in organizing the provision of training and professional guidance for management agencies, organizations, households and relevant individuals under the provisions of CITES and Vietnamese law.

3. CITES Management Authority of Vietnam shall inspect the export, import, re-export and transit of specimens of endangered precious and rare fauna and flora species at airports, railway stations, sea ports and border gates.

4. The State shall ensure funding for the operation of CITES Management Authority of Vietnam, encourage domestic and foreign organizations, households and individuals to support the activities of CITES Management Authority of Vietnam.

Article 14.- CITES scientific bodies of Vietnam

1. The Ecology and Biological Resource Institute under the Vietnam Institute of Science and Technology, the Vietnam Forestry Science Institute under the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Marine Resources Research Institute under the Ministry of Fisheries and the Center for Natural Resource and Environment Research under the Hanoi National University shall act as the CITES scientific bodies of Vietnam.

2. Tasks of the CITES scientific bodies of Vietnam:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The actual situation on the population, distribution areas, the extents of endangerment, preciousness and rareness of the wild fauna and flora species in nature.

- The issue of CITES permits, CITES certificates, permits for export, import, re-export, introduction from the sea, transit of specimens of endangered, precious and rare wild fauna and flora species under the provisions of Article 15 of this Decree.

- The scientific names of fauna and flora species, the examination of specimens of wild fauna and flora species.

- The centers for rescue, tending of living specimens, proper habitats for release of confiscated wild animals.

- The farms for breeding, the farms for rearing, the establishments for artificial propagation of wild fauna or flora species; the appraisal of projects on breeding, rearing or artificial propagation of wild fauna or flora species.

b/ To be authorized by CITES Management Authority of Vietnam to inspect the breeding farms, rearing farms, artificial propagation establishments, activities of exporting, importing, re-exporting, introducing from the sea and transiting specimens.

c/ To attend meetings, conferences, seminars on the CITES enforcement.

d/ To compile scientific documents, proposals relating to the CITES enforcement; to prepare reports at request of the Secretariat of CITES International.

3. The State shall ensure funding for operations of the CITES scientific bodies of Vietnam, encourage domestic and foreign organizations, households and individuals to support activities of the CITES scientific bodies of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PERMITS, CERTIFICATES

Article 15.- Assorted permits, certificates

1. CITES permits specified in Appendix 2-A to this Decree shall apply to the specimens defined in the Appendices to CITES. The CITES permits must be fully filled in, stuck with CITES stamps and affixed with seal of CITES Management Authority of Vietnam.

2. CITES certificates for export of souvenir specimens, specified in Appendix 2-B to this Decree (not printed herein) shall apply to souvenir specimens defined in the Appendices to CITES. The CITES certificates for export of souvenir specimens must be fully filled in, inscribed with the signatures and full names of owners of breeding or rearing farms or artificial propagation establishments.

3. Pre-Convention certificates specified in Appendix 2-C to this Decree (not printed herein) shall apply to pre-Convention specimens.

4. The permits defined in Appendix 2-D to this Decree shall apply to endangered precious and rare fauna and flora species provided for by Vietnamese law. The permits must be fully filled in, affixed with seal of CITES Management Authority of Vietnam.

Article 16.- Issuance and management of permits, certificates

1. Within 10 working days after the receipt of complete valid dossiers, CITES Management Authority of Vietnam must issue permits, certificates. In case of refusal, it must notify the reasons therefor to the organizations, households or individuals applying for permits or certificates.

2. The maximum validity duration of a permit or certificate for export or re-export shall be six months; the maximum validity duration of an import permit shall be 12 months counting from the date of its issuance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Acts of forging, modifying or transferring permits or certificates are strictly prohibited.

5. CITES Management Authority of Vietnam shall withdraw permits, certificates in the following cases:

a/ Permits or certificates are issued in contravention of regulations.

b/ Permits or certificates are used for wrong purposes.

c/ Organizations, households or individuals, that are granted permits or certificates, commit acts of violating the provisions of CITES and/or Vietnamese law.

d/ Where permits or certificates expire, organizations, households or individuals, that are granted such permits or certificates shall, within 10 days after the expiration of such permits or certificates, have to return the permits or certificates to CITES Management Authority of Vietnam.

6. CITES Management Authority of Vietnam shall have to print, publish, issue permits and certificates according to the provisions of Article 15 of this Decree.

Article 17.- Dossiers of application for specimen export or re-export permits, certificates

1. Export, re-export of specimens for commercial purposes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The dossier evidencing the lawful origin of the specimen under current regulations.

2. Export, re-export of specimens for non-commercial purposes:

a/ Export, re-export of specimens for scientific research or diplomatic purposes

- The application for a permit or certificate, made according to a form set in Appendix 1 to this Decree (not printed herein).

- The signed agreement on programs for scientific research cooperation or the written certification of the diplomatic gifts or presents approved by competent bodies.

- The dossiers evidencing the lawful origins of the specimens under the current regulations.

- The copy of the import permit issued by the CITES Management Authority of the importing country, for the specimens defined in Appendix I to CITES.

b/ Export, re-export of specimens for exhibitions, circus performances not for commercial purposes:

- The application for a CITES permit or certificate, made according to a form set in Appendix 1 to this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The dossier evidencing the lawful origin of the specimens or the copy of the import permit (for case of re-export).

- The copy of the import permit issued by the CITES Management Authority of the importing country, for the specimens defined in Appendix I to CITES.

3. Export, re-export of hunting specimens:

- The application for a CITES permit or certificate, made according to a form set in Appendix 1 to this Decree.

- The dossier evidencing the lawful origin of the specimens under the current regulations or the copy of the hunting specimen permit or certificate, issued by a competent body of the relevant country.

4. Export, re-export of pre-Convention specimens:

- The application for a CITES permit or certificate, made according to a form set in Appendix 1 to this Decree.

- The dossier evidencing the pre-Convention specimens or the copy of the import CITES permit (for case of re-export).

Article 18.- Dossiers of application for specimen import permits, certificates

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The application for a permit or certificate, made according to a form set in Appendix 1 to this Decree.

b/ The copy of the export CITES permit issued by the CITES Management Authority of the exporting country, for specimens in the Appendices to CITES.

c/ Where imported specimens are living wild animals or plants, the following papers are required:

- The written certification of full satisfaction of conditions for rearing, keeping and tending them by provincial forest protection offices or specialized management agencies designated by the Ministry of Agriculture and Rural Development, for localities where exist no forest protection offices. For aquatic species, the certification by provincial/municipal aquatic resource-protecting agencies or by the specialized fisheries management services, for localities where exist no aquatic resource-protecting agencies is required.

- The certification by CITES scientific bodies of Vietnam that the import of such specimens shall not adversely affect the environment and the conservation of domestic fauna and flora species, for cases where such fauna and/or flora species are imported for the first time into Vietnam.

2. Import of specimens not for commercial purposes:

a/ Import of specimens for scientific research or diplomatic purposes.

- The application for a permit or certificate, made according to a form set in Appendix 1 to this Decree.

- The signed agreement on programs for scientific research cooperation or the written certification of diplomatic gifts or presents approved by competent bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Import of specimens for exhibitions, circus performances not for commercial purposes:

- The application for a permit, certificate, made according to a form set in Appendix 1 to this Decree.

- The letter of invitation to exhibitions or circus performances of a competent agency.

- The copy of export CITES permit, for the specimens defined in Appendices II and III to CITES.

3. Import of hunting specimens:

- The application for a CITES permit, made according to a form set in Appendix 1 to this Decree.

- The copy of the export CITES permit or the written certification of the hunting specimens, issued by a competent body of the exporting country.

4. Import of pre-Convention specimens:

- The application for a permit or certificate, made according to a form set in Appendix 1 to this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- Dossiers of application for permits for introduction from the sea of specimens defined in Appendices I and II to CITES

1. The application for a permit or certificate, made according to a form set in Appendix 1 to this Decree.

2. The written approval of the central aquatic resource-protecting agency.

3. Where the specimens introduced from the sea are living wild animals or plants, the following papers are required:

a/ The written certification of full satisfaction of rearing, keeping and tending conditions by provincial/municipal aquatic resource-protecting agencies or specialized management fisheries services for localities where exist no aquatic resource-protecting agencies.

b/ The written certification by CITES Management Authority of Vietnam that the introduction of such specimens shall not adversely affect the environment and the conservation of domestic fauna and flora species, for cases where such fauna and/or flora species are introduced for the first time into Vietnam.

Article 20.- Dossiers of request for transit of specimens being living animals

1. The application for transit of specimens, made according to a form set in Appendix 1 to this Decree.

2. The copy of the export permit or certificate, issued by a competent body of the exporting country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Issue of CITES certificates for export of souvenir specimens

1. Breeding farms, rearing farms, artificial propagation establishments shall directly issue CITES certificates for export of souvenir specimens, which are printed and published by the CITES Management Authority, to customers when the following conditions are fully met:

a/ The souvenir specimens are produced by breeding farms, rearing farms or artificial propagation establishments.

b/ They have identification numbers granted by the competent authorities defined in Article 11 of this Decree.

c/ They have registered with CITES Management Authority of Vietnam the models, logos, labels of specimens being souvenirs they have produced.

2. CITES certificates for export of souvenir specimens shall be issued only to finished products at souvenir shops. Each CITES certificate for export of specimens being souvenirs shall be issued to one customer for up to 4 items.

3. CITES Management Authority of Vietnam shall have to print and publish CITES certificates for export of souvenir specimens to breeding farms, rearing farms, artificial propagation establishments, which have demands therefor.

4. The breeding farms, the rearing farms and the artificial propagation establishments must submit to the guidance and inspection by CITES Management Authority of Vietnam, the management agencies defined in Article 9 of this Decree; take responsibility before law for management and use of CITIES certificates for export of souvenir specimens defined in this Decree.

Article 22.- Dossiers of application for certificates of pre-Convention specimens

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The papers evidencing the lawful origin of the specimens (purchase invoices, exploitation permits, import permits).

Article 23.- Responsibilities of organizations, households and individuals, that are granted CITES permits, CITES certificates for export of endangered precious and rare animals and/or plants provided for by Vietnamese law

1. To fully supply information to CITES Management Authority of Vietnam and take responsibility for the legality of the dossiers on the specimens.

2. To take responsibility before law for the management and use of permits and certificates. To strictly comply with the current provisions of Vietnamese law on goods export and import.

3. To pay expenses for printing and publishing permits, certificates; expenses for marking the specimens; expenses for examination and identification of specimens.

Article 24.- Responsibilities of agencies involved in the supervision of the export and import of wild animals

1. When carrying out the customs procedures, border-gate customs offices  which carry out the procedures for export, import, re-export of specimens shall have to certify the volume of actually exported, imported or re-exported specimens into the permits or certificates defined in Article 15 of this Decree, inscribe the serial numbers and date of the permits, certificates into the customs declarations; send the copies of the certified permits or certificates for each quarter in the first week of the subsequent quarter to the CITES Management Authority.

2. The functional agencies defined in Clause 1, Article 25 of this Decree shall, according to their respective competence, have to supply information to CITES Management Authority of Vietnam on cases of violation related to the export, import, re-export, transit, introduction from the sea of the fauna and flora species defined in Clause 1, Article 1 of this Decree.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.- Inspection, examination, and handling of violations

1. The Offices of Forest Protection, Customs, Police, Border Guard, Taxation, Market Management, Animal Quarantine, Plant Quarantine, Aquatic Resource Protection or Environmental Protection shall, according to their respective functions, tasks and competence, have to inspect, examine and handle violations according to provisions of law with regard to acts of law offenses in the management of export, import, re-export, transit, introduction from the sea, breeding, rearing, artificial propagation of wild fauna and/or flora species defined in Clause 1, Article 1 of this Decree.

2. The specimens of wild fauna and flora defined in Appendix I to CITES shall be handled like the specimens of endangered wild precious and rare animals and plants of Group I under the provisions of Vietnamese law. The specimens of wild fauna and flora defined in Appendices II and III to CITES shall be handled like the specimens of endangered precious and rare wild animals and plants of Group II under the provisions of Vietnamese law. Where the CITES’s provisions on handling of specimens of wild fauna and flora defined in the Appendices to the Convention are different from the provisions of Vietnamese law, the Convention’s provisions shall apply.

3. Organizations, households and individuals that commit acts of violating this Decree’s provisions on export, import, re-export, transit and introduction from the sea shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned, and, for individuals, they may be examined for penal liability under the provisions of law.

Article 26.- Handling of specimens

1. The temporary seizure of living animals pending the handling decisions must ensure safety for humans and suit the conditions on animal management and tending.

2. The specimens certified by quarantine bodies as being infected with diseases, which may cause dangerous epidemics, must be immediately destroyed. The destruction must comply with the current regulations on animal health and plant quarantine.

3. Handling of confiscated specimens

a/ The director of CITES Management Authority of Vietnam shall consider and decide on the return of specimens to countries of origin, for the specimens defined in the Appendices to CITES, for which the countries of origin can be identified.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 27.- Responsibility for guidance and implementation

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries shall guide and inspect the implementation of this Decree according to their respective competence.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Decree.

Article 28.- Implementation effect

1. This Decree shall take effect 15 days after its publication in “CONG BAO.”

2. This Decree replaces the Government’s Decree No. 11/2002/ND-CP of January 22, 2002, on management of export, import and transit of wild fauna and flora species.

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.925

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.32.53
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!